Sân khấu Hoàng Thái Thanh… bị Cục NTBD ‘ghẻ lạnh’?
Tất cả các sân khấu phía Nam đều được mời tham gia Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc diễn ra từ 14 – 28/7 tại Huế. Chỉ riêng sân khấu Hoàng Thái Thanh bị… quên mời.
Nói về điều này, ông Đỗ Kỷ, thành viên ban tổ chức cho biết: “Cục Nghệ thuật biểu diễn không có một văn bản chính thức nào về sự tồn tại của sân khấu Hoàng Thái Thanh. Vì vậy, chúng tôi không có thông tin và địa chỉ để liên lạc với đơn vị nghệ thuật này”.
Người trong cuộc im lặng
Theo thông tin từ ban tổ chức, hội diễn năm 2012 có 20 đơn vị nghệ thuật đăng ký tham gia. Trong đó, 10 đơn vị nhà nước, 8 đơn vị ngoài công lập, và hai đơn vị thuộc trường nghệ thuật. Số liệu này cho thấy số lượng các sân khấu thuộc dạng xã hội hóa gần như tương đương với sân khấu nhà nước. Vì vậy, không ít người trong nghề tỏ ra ngạc nhiên trước sự việc Hoàng Thái Thanh “lọt sổ”. Bởi sau hai năm hoạt động sân khấu này đã tạo được chổ đứng riêng trong đời sống kịch tại TPHCM.
Tuy nhiên, khi được báo giới truy vấn thì “người trong cuộc” tỏ vẻ lãng tránh. Nghệ sỹ Ái Như cho biết: “Ban tổ chức là người tạo ra sân chơi nên họ có quyền mời hoặc không mời một đơn vị nào đó. Chúng tôi chỉ biết rằng Hoàng Thái Thanh là đơn vị duy nhất tại TP HCM không được mời mà không biết rõ lý do. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi không muốn bày tỏ bất cứ một ý kiến nào về điều này, bởi vì không khéo rất dễ dẫn đến sự hiểu nhầm”.
Video đang HOT
Sân khấu kịch Sài Gòn mang vở kịch tâm lý kinh dị Hồn ma báo oán tham gia hội diễn. Ảnh: K.B
“Trong khoảng 30 năm hoạt động nghệ thuật, tôi chưa tham gia liên hoan sân khấu nào thế nên bây giờ tham gia hay không thì không ảnh hưởng gì. Thực tế mục tiêu chính của chúng tôi là phục vụ cho khán giả vì vậy chúng tôi làm hết mình. Hiện tại chúng tôi đang rất tất bật dựng vở mới nên cũng không còn thời gian để lo nghĩ về vấn đề này nữa”, đạo diễn Ái Như cho biết thêm.
Tại khu vực phía Nam còn hai đơn vị khác không tham gia hội diễn là Nhà hát kịch TP HCM và Idecaf. Nếu như Hoàng Thái Thanh không dự vì không được mời thì Nhà hát kịch TP HCM do không có tiền nên bỏ cuộc chơi. Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, một trong những lý do khiến Idecaf không tham dự bởi quá bận rộn với những hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập sân khấu.
Các sân khấu khác sẵn sàng
Ngoài ba đơn vị kể trên thì các sân khấu khác đang trong tư thế sẵn sàng tham gia sân chơi lớn nhất của lĩnh vực kịch nói. Tiêu chí của hội diễn năm nay tập trung vào thể loại kịch tâm lý xã hội, trong đó nội dung câu chuyện phải phản ánh những đề tài hiện đại mang tính thời sự. Các sân khấu đi sát vào tiêu chí này, nhưng có nhiều đơn vị sử dụng lại vở diễn cũ thay vì tìm kịch bản mới. Sân khấu 5B Võ Văn Tần dựng lại Đôi bờ (tác giả Lê Duy Hạnh, đạo diễn NSUT Trần Minh Ngọc). Sân khấu Nụ Cười Mới tái dựng vở Cha yêu (kịch bản Vương Huyền Cơ, đạo diễn Phi Nga). Kịch Sài Gòn mang đến hội diễn hai vở được xem là thành công của sân khấu này trong nhiều năm qua lá Hồn ma báo oán (tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn Hữu Nghĩa), và Tội ác quyền lực (tác giả Thanh Chương, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu).
Hai đơn vị còn lại là kịch Phú Nhuận và Thế giới Trẻ thuộc Trường đại học sân khấu và điện ảnh TP.HCM có sự chuẩn bị khá hoàn chỉnh. Theo ông bầu Trần Đại, sân khấu Thế Giới Trẻ, dự thi không có mục tiêu gì lớn lao ngoài việc đánh dấu sự tồn tại mang tính chuyên nghiệp của đơn vị này. Vì vậy, chúng tôi sử dụng kịch mục mới Đời Như Ý chuyển thể truyện ngắn cũng tên của Nguyễn Ngọc Tư để chứng minh sân khấu này vẫn mặn với loại kịch có giá trị văn học chứ không chỉ đi sâu vào đề tài đồng tính hay kinh dị.
Sân khấu kịch Phú Nhuận cũng mang đến hội diễn một vở kịch chuyển thể văn học là vở Làm…! (tác giả Chu Thơm, đạo diễn NSND Hồng Vân) chuyển thể từ tác phẩm Làm Đĩ của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng. Xét về bối cảnh thì vở diễn này không sát với tiêu chí của hội diễn vì câu chuyện xảy ra vào thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, xét về thân phận trái ngang của người phụ nữ thì Làm…! mang được hơi thở thời đời đại.
Theo Đất việt
Chỉ bán 500 vé thôi!
Một khán phòng cả ngàn ghế nhưng chỉ bán 500 vé thôi, còn lại thì quây kín để... trống. Đó là cách làm của Sân khấu kịch IDECAF khi công diễn vở Bí mật vườn Lệ Chi và Vua thánh triều Lê (ảnh) tại Nhà hát Bến Thành trong ngày 14 và 28.7.
Thật sự đây không phải "chảnh" mà là tâm huyết của anh em nghệ sĩ khi dàn dựng hai vở kịch lịch sử này. Mục đích là vừa muốn vở xuất hiện trên sân khấu lớn, hoành tráng, lại vừa muốn có được không gian ấm cúng, tập trung, để khán giả thưởng thức từng lời thoại đầy chất văn học, từng giai điệu nhạc thấm đẫm. Khán giả đông thì sẽ loãng, sẽ ồn ào hơn.
Cho nên chỉ cần 500 ghế hoàn vốn là được. Bí mật vườn Lệ Chi đã diễn được 150 suất, khán giả vẫn yêu cầu mua vé, nay phục dựng với quy mô lớn và đưa dàn diễn viên trẻ lên thay, như Lê Khánh (vai Nguyễn Thị Anh), Xuân Thùy (bà phi Ngô Thị Ngọc Dao), Ngọc Thuận (vua Lê Thái Tông)...
Theo Thanh niên
"Tôi là ai" và bức tranh về người nghệ sĩ sau tấm màn sân khấu Đây một tác phẩm của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọccạo diễn Vũ Minh dàn dựng cùng với sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trongó có ngời mẫu Xuân Lan. Vởề cậpến những câu chuyện rất "đời" về cuộc sống thật sự của những ngời nghệ sĩ sau tấm màn sâu,ặc biệt mặt trái của việc dùng scandalểánh bóngn tuổi...