Sàn HoSE sắp đón thêm hơn 200 triệu cổ phiếu của Điện Gia Lai
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của Điện Gia Lai cao hơn cả giá đóng cửa phiên cuối cùng trên Upcom.
Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho CTCP Điện Gia Lai được niêm yết 203.891.677 cổ phiếu trên HoSE với mã chứng khoán GEG. Ngày giao dịch đầu tiên 19/9/2019. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 27.490 đồng/cổ phiếu.
Trước đó gần 204 triệu cổ phiếu GEG đã chính thức hủy đăng ký giao dịch trên Upcom từ 11/9/2019. Giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên Upcom là 27.400 đồng/cổ phiếu. Như vậy, chuyển sàn, cổ đông Điện Gia Lai “bỗng dưng” được “lãi” thêm 90 đồng trên mỗi cổ phiếu.
Cơ cấu cổ đông biến động trước khi chuyển sàn
Nhìn lại hơn 2 năm trước, tháng 3/2017, khi Điện Gia Lai lên giao dịch trên Upcom, cơ cấu cổ đông khá cô đặc khi 5 cổ đông lớn sở hữu trên 91% vốn điều lệ. Trong đó CTCP Đầu tư Thành Thành Công, CTCP Thương mại Đầu tư Thuận Thiên đều nắm giữ 24,84% VĐL; 2 quỹ ngoại sở hữu 36% VĐL và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín sở hữu 5,33% VĐL.
Sau hơn 2 năm, Điện Gia Lai đã có nhiều biến động về cổ đông. Đặc biệt những ngày cuối trước khi chuyển sàn bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTCG) đã liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn. Ngay cả TTCG cũng bán đi hơn 7,7 triệu cổ phiếu, giảm lượng sở hữu sau giao dịch còn 36,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 18,12%).
Hiện tại, tính đến 26/8/2019 Điện Gia Lai có 4 cổ đông lớn nắm giữ 70,54% vốn điều lệ, trong đó TTCG sở hữu 18,12% vốn; CTCP XNK Bến Tre sở hữu 19,27% vốn; IFC nắm giữ 13,99% vốn và quỹ ngoại AVH Pte.Ltd sở hữu 19,16% vốn.
Video đang HOT
Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2019 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, trong đó doanh thu đạt 513,5 tỷ đồng, tăng 126%. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 157 tỷ đồng, tăng 75,6% so với nửa đầu năm ngoái.
Tính đến 30/6/2019 tổng nợ phải trả 4.147 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn 212 tỷ đồng và vay dài hạn hơn 3.018 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 6.625 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả chiếm 62,6% tổng tài sản.
Đáng chú ý, theo báo cáo, hiện Điện Gia Lai đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp 14 nhà máy thủy điện với tổng công suất vận hành 85,1MW tại khu vực Miền trung – Tây Nguyên. Bên cạnh đó, cuối năm 2018 Điện Gia Lai đã đưa vào vận hành thương mại Nhà máy điện mặt trời Phong Điền 48MWp tại Thừa Thiên Huế và Nhà máy điện mặt trời Krông Pa 69 MWp tại tỉnh Gia Lai.
Nguyên Phương
Theo Trí thức trẻ
Công ty Điện Gia Lai sắp niêm yết gần 204 triệu cổ phiếu trên HOSE
Cổ phiếu GEG của Công ty Điện Gia Lai dự kiến sẽ giao dịch chính thức từ ngày 19/9 trên HOSE với giá tham chiếu khoảng 27.566 đồng
Ảnh minh họa (Báo Gia Lai)
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ngày 28/8 đã ra chấp thuận niêm yết hơn gần 204 triệu cổ phiếu GEG của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai.
Cổ phiếu GEG đang giao dịch trên sàn UPCom tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Dự kiến ngày 11/9, toàn bộ cổ phiếu GEG sẽ được hủy niêm yết để chuyển sang HOSE.
Sau khi hoàn tất các thủ tục cuối cùng tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), cổ phiếu GEG dự kiến chính thức giao dịch trên sàn HOSE ngày 19/9 với giá chào sàn vào khoảng 27.566 đồng.
Đây là mức giá được xác định là giá trung bình 20 phiên giao dịch cuối cùng trên sàn UPCom, bên cạnh phương pháp tham khảo P/E với giá gần 32.000 đồng.
Công ty Cổ phần Điện Gia Lai tiến hành IPO lần đầu vào tháng 7/2010 với vốn điều lệ 262 tỷ đồng cùng danh mục chỉ có 11 nhà máy thủy điện, tổng công suất 61,6 MW.
Ngày 21/3/2017, Công ty chính thức giao dịch trên sàn UPCom với giá chào sàn trước điều chỉnh là 20.000 đồng. Sau 8 lần thực hiện tăng vốn điều lệ, hiện tại vốn điều lệ của GEG đạt 2.038 tỷ đồng.
Công ty Điện Gia Lai hiện có hai cổ đông chiến lược là Tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới năm 15,95% và Quỹ Năng Lượng sạch Armstrong - Singapore nắm 20,05%.
Khởi đầu với các nhà máy thủy điện, hiện nay công ty đã mở rộng sang các lĩnh vực điện mặt trời và điện gió. Sắp tới, Công ty có kế hoạch mua lại 2 dự án thủy điện với tổng công suất 52,5 MW tại tỉnh Thừa Thiên Huế để rộng danh mục thủy điện lên gần 140 MW với 16 nhà máy.
Về mảng điện mặt trời, ngoài 3 dự án đã hòa lưới trong năm nay, Điện Gia Lai dự kiến sẽ tăng công suất thêm 100 MWp, nâng quy mô công suất điện mặt trời lên gần 400 MWp, đặc biệt, tối ưu việc phối hợp phát triển điện mặt trời mái nhà với Công ty Cổ phần Năng lượng TTC (TTCE) - Công ty chuyên về phát triển điện mặt trời rooftop, qua các giải pháp về kết nối, cung cấp thiết bị và phát triển kênh phân phối.
Về mảng điện gió, Công ty Điện Gia Lai kết hợp việc phát triển dự án từ các bước khởi đầu cũng như tìm kiếm M&A dự án nhằm tiết kiệm thời gian và đa dạng danh mục.
Ngoài doanh thu từ mảng kinh doanh điện, công ty cũng đang từng bước ghi nhận nguồn thu từ việc cung cấp các dịch vụ như quản lý vận hành, kỹ thuật, thí nghiệm, O&M, tư vấn và cung cấp chứng chỉ năng lượng sạch I-REC cho các đối tác quốc tế.
Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2019, Công ty Điện Gia Lai đạt doanh thu hơn 514 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ và đạt 51% kế hoạch năm.
Tỷ trọng doanh thu thuần gồm 85% đến từ hoạt động bán điện trong, trong đó điện mặt trời đạt 269 tỷ đồng tương đương 53%, thủy điện đóng góp 167 tỷ đồng chiếm 32%, còn lại 11% là cung cấp dịch vụ và 4% là xây lắp.
Biên lợi nhuận gộp của điện mặt trời duy trì ở mức 70% còn thủy điện đạt 47%, trung bình toàn công ty là 55%.
Hứa Phương
Theo theleader
Bà Đặng Huỳnh Ức My vừa bán bớt 5 triệu cổ phiếu GEG, không còn là cổ đông lớn của Điện Gia Lai Trước đó CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTCG) cũng bán ra hơn 7,7 triệu cổ phần Điện Gia Lai. Bà Đặng Huỳnh Ức My vừa thông báo đã bán ra 5 triệu cổ phiếu GEG của CTCP Điện Gia Lai để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Giao dịch thực hiện ngày 16/8/2019. Cũng trong ngày 16/8 xuất hiện giao dịch...