San hô có những dấu hiệu đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
Một nghiên cứu mới tiết lộ, san hô đá là nơi giúp che chở một số lượng lớn các loài sinh vật sống ở đại dương – đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng.
Các nhà nghiên cứu, người đã công bố nghiên cứu của họ hôm thứ ba tuần trước trên báo cáo khoa học, phát hiện rằng san hô đang cho thấy một số phản ứng sinh tồn giống với lần tuyệt chủng lớn cuối cùng của chúng cách đây khoảng 66 triệu năm.
Những đặc điểm san hô này bao gồm tần suất cư trú ở vùng nước sâu, cá thể hay quần thể bé, kháng thuốc tẩy và các loài khác.
Một nghiên cứu mới cho rằng san hô tự xây dựng rạn san hô phải đối mặt với một sự kiện tuyệt chủng.
David Gruber, một nhà nghiên cứu và nhà sinh vật học biển thuộc Graduate Center, CUNY và Baruch College, cho biết:” thật kinh khủng khi chứng kiến san hô có những biểu hiện nổi bật giống như hiện tượng tuyệt chủng lớn. San hô dường như đang chuẩn bị nhảy qua một ranh giới tuyệt chủng, trong khi con người đang cố gắng và mới đạt được kết quả hạn chế.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm một nhóm các nhà khoa học quốc tế, đã phân tích 250 triệu năm dữ liệu san hô hóa thạch từ Cơ sở dữ liệu Cổ sinh vật học và sau đó so sánh dữ liệu này với dữ liệu hiện đại.
Video đang HOT
Nghiên cứu này nhắc nhở chúng ta rằng san hô là những sinh vật đa dạng và linh hoạt khi đối mặt với cuộc khủng hoảng môi trường khắc nghiệt nhất trong lịch sử Trái đất, tác giả đầu tiên của nghiên cứu Gal Dishon, một nhà sinh vật học biển thuộc Viện Hải dương học Scripps tại Đại học California cho biết.
Tuy nhiên, dựa trên những bài học mà chúng ta học được từ dữ liệu hóa thạch, san hô còn sót lại sẽ không phải loại có thể tự xây dựng mà là các san hô nhỏ, đơn độc, phát triển chậm và sống ở vùng sâu, “Dishon giải thích .
San hô đang đối mặt với một mối đe dọa lớn.
Các nhà khoa học cũng chú ý đến thực tế là loài linh trưởng (bao gồm cả con người) cũng bị đe dọa tuyệt chủng.
Có một cái gì đó rất mạnh mẽ về thông điệp này đến từ san hô, Gruber nói. San hô là một nhóm nhạy cảm của các sinh vật biển đã phát đi lời cảnh báo đối với con người.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/Foxnews
Phát hiện vườn và nghĩa địa san hô ở hẻm vực bí mật ngoài khơi Australia
Nghĩa địa san hô hóa thạch sẽ tiết lộ nhiều bí mật về hiện tượng biến đổi khí hậu xưa kia.
Bờ biển phía Nam nước Úc được bao quanh bởi những mê cung hẻm vực chìm sâu dưới biển, nhiều trong số đó vẫn chưa được khám phá. Tuần qua, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng robot dưới nước để tiến hành khảo sát 3 hẻm vực như vậy. Họ đã phát hiện ra một thế giới bí mật gồm cả những khu vườn san hô tươi tốt và cả những nghĩa địa san hô trắng phếch như tro.
San hô nở hoa dưới hẻm vực ở bờ biển phía Nam nước Úc.
Nhóm nghiên cứu cho biết các hệ sinh thái này nằm ngay trên đường đi của dòng nước đang ngày càng ấm lên và chảy qua biển Nam của Nam Cực. Số phận của các hệ sinh thái này rất có thể là bức tranh tương lai của các đại dương mênh mông trước tác động của sự ấm lên toàn cầu. Đây chắc chắn sẽ là sự biến đổi toàn cầu bởi vì những dòng nước này đều bắt nguồn từ Nam Cực chảy đi khắp các đại dương và điều hòa hệ thống khí hậu của chúng ta.
Trong chuyến thám hiểm nghiên cứu này, các nhà khoa học đã dùng tàu thám hiểm R/V Falkor lặn sâu xuống ba hẻm vực ở bờ biển Nam nước Úc là các hẻm Bremen, Leeuwin và Perth, xuống tận các vùng đồng bằng biển thẳm sâu khoảng 4.000 mét dưới mặt nước biển.
Ngoài mục đích tìm hiểu những nơi con người chưa từng biết đến trước đây, lần thám hiểm này các nhà khoa học còn nhằm tìm hiểu sự tác động của biến đổi khí hậu đối với đại dương. Những hẻm vực sâu này đối diện với biển Nam, là biển bao quanh lục địa Nam Cực và nối liền với Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương nhờ các dòng hải lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Do đối diện với biển Nam, những hẻm vực này là một trong những hệ sinh thái đầu tiên trên Trái Đất chịu tác động của các dòng nước ấm chảy ra từ vùng biển Nam Cực.
Nhờ có cơ chế hội tụ Nam Cực, các dòng hải lưu chảy từ biển Nam mang theo rất nhiều chất dinh dưỡng, nhờ đó các hẻm vực dưới đáy biển Nam nước Úc trở thành nơi thu hút các loài động vật đến sinh sống. Ví dụ như hẻm Bremer là nơi di cư theo mùa lớn nhất bán cầu Nam của cá voi sát thủ và thường thu hút những đàn cá mập, cá heo, cá mực.
Một "nghĩa địa" san hô ở hẻm vực Leeuwin.
Trong chuyến thám hiểm này, nhóm nghiên cứu nhận thấy những hẻm vực này là nơi sinh sống tấp nập của sinh vật biển sâu. Mỗi điểm mà tàu lặn xuống đều có những khu vườn màu mỡ các loài san hô, nhiều động vật biển với nhiều màu sắc sặc sỡ. Tuy vậy, mỗi hẻm, và nhất là hẻm Leeuwin, cũng có rất nhiều túi san hô chết và san hô hóa thạch.
Theo các nhà nghiên cứu, san hô ở đây cho biết nhiều thông tin về những lần ấm lên của đại dương gần đây do con người gây ra cũng như những biến đổi lâu dài đối với khí hậu toàn thế giới. Vẫn chưa ai biết vì sao san hô ở đây bị chết, và các nhà nghiên cứ sẽ bắt đầu tìm câu trả lời ngay sau khi tàu Falkor trở về đất liền.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Bất ngờ với sinh vật biển tại khu vực Mariana Trench Tàu thám hiểm khảo sát khu vực biển Mariana Trench bất ngờ phát hiện những sinh vật biển vô cùng kỳ lạ. Nguồn ảnh: Daily Mail. Các nhà nghiên cứu tiến hành thăm dò rãnh nước sâu Mariana Trench và bất ngờ phát hiện những sinh vật biển kỳ lạ, một con sứa có hình dạng lạ trong đại dương. Đây là con...