Săn ‘hàng độc’ ở rừng
Mùa khô, cư dân vùng Bảy Núi (huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang) lại lên rừng săn mối chúa, bù rầy, bò cạp…, những thứ được đồn thổi là có tác dụng tráng dương, bổ thận.
Anh Trần Lý Vũ (ngụ thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên) chuyên đi săn mối chúa ở vùng Bảy Núi, cho biết mối có nhiều loại, đen, đỏ, xanh, trắng. Trong đó chỉ tổ mối đỏ mới có con mối chúa to bằng ngón tay cái. Cả buổi đi suốt các triền núi Dài, núi Phú Cường để tìm tổ mối đỏ, anh Vũ chỉ tìm được vài ba tổ.
Quệt mồ hôi ngang trán, anh Vũ xuýt xoa: “Hồi trước mỗi ngày tôi đào được vài chục con mối chúa là chuyện thường. Đào được bao nhiêu cũng có người mua hết, với giá 20.000 đồng/con, mỗi ngày tôi kiếm vài trăm ngàn sướng hơn chạy xe ôm. Từ đó, sau mùa vụ, một số trai tráng kéo nhau đi đào mối chúa theo đơn đặt hàng của thương lái”. Hiện nay, mối chúa hiếm hàng nên giá cả cũng đắt đỏ, bình quân mỗi con (bằng ngón tay) giá 30.000-40.000 đồng. Thường thì mỗi ngày, anh Vũ đào được gần chục con.
Đào tìm mối chúa. Ảnh: Phuyenonline.
Dân đi đào chỉ bắt con mối chúa lớn nhất. Bình quân mỗi một ụ mối có 2 con mối chúa, một con trưởng thành, còn một con nhỏ nằm cạnh bên. Khi người đào bắt con trưởng thành thì con nhỏ nối tiếp nhiệm vụ sinh sản và duy trì nòi giống. Anh Vũ cho biết thêm, con mối chúa có nhiệm vụ sinh sản nên tất cả con còn lại miệt mài xây tổ, tìm mồi nuôi mối chúa. Do đó, mối chúa to, trọng lượng gấp hàng trăm lần so với các con mối đực.
Năm nay là năm thứ bảy anh Vũ bước vào nghề săn mối chúa. Lúc đầu, anh tập tành học theo một lão nông Khmer ở xã An Cư. Về sau thấy dễ làm, anh Vũ mua dụng cụ để hành nghề. Anh kể, mối chúa ngâm rượu bắt nguồn từ đồng bào Khmer. Món rượu mối chúa ngon, thơm, bổ dưỡng nên người thành phố mỗi lần đi chơi Tết hoặc lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đều tìm mua mối chúa vùng Bảy Núi cho bằng được. Mấy ông cho rằng, mối chúa ở vùng Bảy Núi ăn những cây cỏ mang vị thuốc nên hấp thụ được nguồn dược liệu, khi ăn hoặc ngâm rượu rất bổ dưỡng.
Một ụ mối cao khoảng một mét, rất cứng. Giữa ụ mối là một khu vực rỗng, khô ẩm, liên kết bằng những chất xốp. Người đào dùng thuổng xoắn tròn khu vực giữa ụ mối để tìm một vật giống như ổ bánh mì làm bằng hỗn hợp đất đá trên núi… Sau khi tách vật này ra thì sẽ bắt được một con mối chúa trong đó.
Vừa móc một cục đất màu nhạt trông giống như khúc gỗ mục, anh Vũ tách đôi ra và cho biết: “Ụ đất này duy có một con mối chúa to bằng ngón tay cái. Nó nằm nhúc nhích gọn trong ổ đất, xung quanh là những con mối thợ, mối đực giơ đôi càng to, khỏe như chiến binh dũng mãnh để bảo vệ mối chúa khi có kẻ thù xâm chiếm”. Thường những người săn mối chúa mang theo một chai rượu, khi đào được, họ bỏ ngay vào rượu cho tươi ngon, vì để ngoài không khí khoảng 5 phút mối chúa sẽ vỡ bụng chết.
Video đang HOT
Hiện tại, ở chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên có nhiều tiểu thương bày bán rượu ngâm côn trùng, trong đó rượu ngâm đặc sản mối chúa được du khách mua rất mạnh. Một chị bán rượu giới thiệu: “Mối chúa phải ngâm với rượu gốc và bổ củi thì mới hợp gu. Khi uống vào sức khỏe sung mãn, đặc biệt là những người lớn tuổi”.
Rượu ngâm mối chúa. Ảnh: Phuyenonline.
Ngoài mối chúa, bù rầy cũng là côn trùng được săn lùng và trở thành nguồn cảm hứng ẩm thực của nhiều quán nhậu. Tại chợ Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên) vào buổi tinh mơ đã thấy người dân lỉnh kỉnh xách rọng bù rầy đếm lại cho bạn hàng. Vài năm gần đây, loài côn trùng này không còn là món ăn xa lạ nên được bày bán rôm rả ở chợ.
Đặt 2 chiếc rọng bù rầy bắt được từ tối hôm qua, ông Chau Rươnl (ngụ xã An Phú), cười giải thích với khách: “Bù rầy sống lẩn khuất trên những chồi lá xoài, điều, mít… để ăn đọt non. Con nào con nấy mập ú nên được nhiều bạn hàng thu mua nườm nượp. Nó xấu xí vậy thôi, nhưng ăn là ghiền”. Mỗi đêm ông Chau Rươnl cùng con trai sang vùng núi Ô Tà Bang hoặc len lỏi vào các khu vườn xoài, vườn điều của người dân, bắt được khoảng 4 thiên bù rầy (một thiên là 1.000 con) bán lại với giá 70.000 đồng/thiên, cũng kiếm được trên gần 300.000 đồng.
“Bù rầy được dân nghèo tụi tôi xem như là chiếc cần câu cơm hằng ngày. Khoảng 9-10h đêm là thời điểm thích hợp để bắt bù rầy, bởi lúc này loài côn trùng xuất hiện nhiều để cắn phá vườn tược. Chỉ cần dùng chiếc đèn bình rọi thẳng lên cây, thấy ánh sáng, bù rầy bắt đầu xuất hiện và bay quanh quẩn ánh đèn. Khi lượn khoảng vài vòng, bù rầy mệt rớt xuống đất ngay ánh đèn, mình chỉ cần lượm từng con bỏ vào rọng. Một đêm chịu khó, bắt ít nhất từ 4 đến 5 thiên”, ông Rươnl chia sẻ.
Bù rầy có hình dạng giống bọ hung, to cỡ ngón tay cái, màu cánh gián, thân ngắn, có cánh, đầu và bộ chân rất cứng nhưng thân mềm. Bù rầy được bày bán ở các chợ Nhà Bàng, chợ Văn Giáo, An Hảo hay chợ thị trấn Tịnh Biên và các chợ miền núi huyện Tri Tôn. Cách chế biến món ăn từ bù rầy rất dễ. Khi đem về, công đoạn đầu tiên là phải bỏ cánh. Sau đó, móc bỏ phần đít, moi ruột, rồi đem rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Bước tiếp theo để bù rầy cho ráo, rồi đem chiên hoặc xào. Cầu kỳ hơn, có thể dồn thịt ba chỉ băm nhuyễn hay nhét thêm đậu phộng đem chiên giòn. Món bù rầy chiên giòn ăn kèm với rau sống, cà chua xắt lát, xà lách chấm với tương ớt, muối tiêu chanh, ngon khó tả.
Theo VNE
Tê tê trở thành hàng '"nóng" sau tin đồn "bổ dương"
Sắp đến Tết âm lịch, tê tê lại rộ lên như một mặt hàng tươi sống được mua bán tấp nập vì nghe đồn nó có tác dụng tráng dương cho đàn ông.
Tê tê bị săn lùng nhiều vì bị đồn thổi là có tác dụng tráng dương cho đàn ông
Thu xong bán đấu giá tiền
Vụ vận chuyển tê tê bị bắt gần đây nhất là đêm 26/12 tại khu vực Cửa khẩu Cầu Treo (xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Khoảng 100 cá thể tê tê sống trọng lượng gần 450 kg được chở trên một chiếc xe màu đen không biển số. Kẻ vận chuyển cùng xe tang vật kịp tẩu thoát trong đêm.
Sáng hôm sau, theo ông Lương Trường Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, số tê tê tang vật được bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Hoàng Quốc Huấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục KL tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, toàn bộ tang vật tê tê được chuyển sang Trung tâm Bán Đấu giá của tỉnh.
Tại trụ sở bán đấu giá ở phường 2, thành phố Hà Tĩnh, 416 kg tê tê được bán cho một doanh nghiệp với giá 2,1 triệu đồng/kg vào chiều cùng ngày.
Số tiền thu từ bán tê tê được sung vào quỹ công. Phóng viên cố gắng liên lạc với khách hàng mua cả lô tê tê với giá tổng cộng gần 900 triệu đồng kia nhưng không được.
Một nguồn tin cho biết số tê tê đó được người thắng thầu bán lại cho các đầu mối khác chứ không phải được thả về rừng. Giá bán lẻ tê tê ngoài thị thường hiện dao động từ 3-4 triệu đồng/kg.
Đây không phải là vụ bán đấu giá tang vật tê tê đầu tiên trong năm nay ở Hà Tĩnh. Vẫn theo ông Huấn, năm 2012, Chi cục KL Hà Tĩnh chuyển bốn lô hàng tê tê sang Trung tâm Bán Đấu giá cũng để bán.
Lô lớn nhất bắt hồi tháng 9/2012 có số tê tê còn lớn hơn lô nói trên. Tổng khối lượng tê tê sống lên đến 420 kg, chưa kể hai con hổ sống.
Săn lùng vì giá cao và tưởng là thần dược
Theo ông Trần Việt Hưng, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), ước tính mỗi năm khoảng 100.000 con tê tê bị buôn bán trái phép, chủ yếu phục vụ thị trường Trung Quốc. "Bán nhiều như thế vì giá cao cũng như vì tin đồn có tác dụng chữa nhiều bệnh", ông Hưng nói.
Vảy phơi khô của tê tê được gọi là xuyên sơn giáp. Theo y học dân gian, đơn thuốc có xuyên sơn giáp giúp trị các chứng tắc tia sữa cho các sản phụ, tràng nhạc vỡ loét, mụn nhọt. Còn có tin đồn thổi tê tê có tác dụng tráng dương, giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý đàn ông nên nhu cầu loài động vật này lúc nào cũng cao.
Do lợi nhuận quá lớn nên đã xuất hiện tình trạng ho tê tê cho chóng lớn để kiếm lời. Một người từng trong nghề kể: Dùng hồ nấu chín bằng bột gạo bơm vào hệ tiêu hóa của tê tê.
Khó nhất là công đoạn đút vòi vào cổ họng tê tê sao cho không xuyên nhầm vào khí quản mà phải vào thực quản rồi xuống dạ dày. Với kỹ thuật bơm này, sau khi được hồ, tê tê nặng thêm 1-4 kg. Số tê tê hồ kiểu đó được chuyển về các thị trường tiêu thụ lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, khẳng định y học cổ truyền và y văn không hề ghi thịt, vảy tê tê có tác dụng tăng lực hoặc giúp các ông gặp trục trặc về khoản giường chiếu được hồi phục công lực.
Theo xahoi
Kỳ quái chuyện ăn bào thai rắn để "đêm về sung sướng" Khi ông chú đập mấy quả trứng ra, tôi suýt nôn mửa. Những con rắn ngúc ngoắc cái đầu, uốn éo như giun, các chất nhầy nhầy, tanh tanh sộc tới tận đỉnh đầu. Ăn bào thai rắn để tăng cường sinh lực? (Ảnh minh họa) Tôi có ông chú họ năm nay đã ngoài lục tuần, ông có thân hình vạm vỡ,...