San Francisco sống trong sợ hãi
Vịnh San Francisco của Mỹ, gọi tắt là vùng Vịnh, đang đối mặt với nguy cơ xuất hiện một cơn địa chấn có sức tàn phá mạnh mẽ trong vòng 30 năm tới, theo Reuters dẫn báo cáo mới của các chuyên gia Mỹ.
Một cửa hàng tiện lợi ở San Francisco sau trận động đất nhẹ- Ảnh: Reuters
Dựa trên bản cập nhật chi tiết về xác suất xảy ra động đất trên toàn nước Mỹ, nhiều khả năng trước năm 2044 nơi này sẽ đón địa chấn cường độ 6,7 Richter hoặc mạnh hơn nữa, gần chạm đến ngưỡng của thảm họa Loma Prieta hồi năm 1989. Còn nguy cơ động đất cao từ 7 độ Richter trở lên hiện ở mức 50-50. “Vịnh San Francisco buộc phải sống trong cảnh động đất lớn có thể ập xuống bất cứ lúc nào”, theo nhà khoa học Ned Field thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trưởng nhóm dẫn đầu cuộc khảo sát và phân tích kéo dài suốt 8 năm.
Báo cáo mới cho thấy “tiểu bang hoàng kim”, biệt danh của California, có thể hứng chịu một trận động đất 6,7 độ Richter trong mỗi 6,3 năm, tức kéo dài hơn mức 4,8 năm theo dự báo hồi năm 2008. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm ở vùng Vịnh chẳng thay đổi mấy. Trong số 3 đứt gãy chính ở khu vực, đứt gãy Hayward Fault vẫn là “hung thủ” tiềm năng nhất, có khả năng bùng nổ cao nhất. Khu vực đối mặt với nguy cơ cao nhất tại vùng Vịnh là dọc theo dải đất trên đứt gãy này nằm giữa Hayward với Milpitas, với nguy cơ lên đến 22,3% xảy ra động đất từ 6,7 độ Richter trở lên trong vòng 30 năm. “Vào thời điểm hiện tại, đứt gãy Hayward hầu như đã được nhồi đầy năng lượng”, theo chuyên gia Wayne Thatcher cũng thuộc USGS.
Điều này do đứt gãy Hayward chứa nhiều năng lượng bị dồn nén, sau đợt rùng mình nhẹ vào năm 1868. Xác suất bùng nổ dọc theo đứt gãy này cao hơn gấp đôi so với đứt gãy ở phía bắc là San Andreas, “hung thủ” tàn phá hầu hết vùng Vịnh khi chuyển mình vào năm 1906. Trong khi đó, nguy cơ từ đứt gãy Calaveras vào khoảng 7,4%.
Video đang HOT
Trước đây, các chuyên gia cho rằng từng đứt gãy chịu trách nhiệm cho trận động đất trong khu vực của nó, nhưng những trận động đất lớn nhất tại California trong thời gian gần đây cho thấy một khi quả đất rung chuyển, các đứt gãy gần nhau đồng loạt chuyển mình, cộng gộp năng lực phá hoại. Có thể thấy rõ điều này qua cơn địa chấn Landers 7,3 độ Richter năm 1992, động đất Hector Mine năm 1999 và El Mayor – Cucapah năm 2010 đều 7,2 độ Richter. Do đó, kết quả khảo sát nhắc nhở rằng tiểu bang gần 40 triệu người dân của Mỹ đang sống trên một trong những khu vực hoạt động địa chấn dữ dội nhất của địa cầu.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien
Zuckerberg cho xây thị trấn Facebook
- Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đang dự định cho xây một thị trấn dọc bờ sông gần trụ sở công ty tại San Francisco dành riêng cho 10.000 nhân viên của mình, theo Daily Mail ngày 22-2.
Ông trùm Zuckerberg đã "chấm" mảnh đất hơn 800 mét vuông làm thị trấn "Zee-town" với đầy đủ tiện nghi cho khoảng 10.000 nhân viên của Facebook. "Zee-town" là dự án "xa hoa" với chùm đô thị được phân loại theo thành phần nhân viên, từ biệt thự sang trọng dành cho ban lãnh đạo lương cao đến ký túc xá cho những thực tập sinh.
Facebook cũng vừa dành ra 400 triệu USD xây một khu công nghệ hơn 2200 mét vuông đặt kế bên "đại bản doanh" gần công viên Mento Park ở thành phố San Francisco (Mỹ).
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg dự tính xây thị trấn cho nhân viên gần trụ sở công ty ở San Francisco với sự giúp đỡ của kiến trúc sư Frank Gehry (bên phải) (Ảnh: Reuters)
Vị kiến trúc sư kỳ cựu 85 tuổi Frank Gehry sẽ đảm nhận vai trò thiết kế khu dân cư. Được biết, ông Gehry từng thành công với mẫu thiết kế đầy cá tính và rất "đã mắt" người xem là Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Tây Ban Nha.
Giám đốc Tài sản của Facebook ông John Tenanes cho biết thị trấn sẽ có đường lộ và quảng trường công cộng do chính của chính Facebook thiết kế cho người ngoài vào tham quan cùng "đầy đủ cơ sở tiện nghi như bất kỳ thành phố nào khác".
Mẫu đất hơn 800 mét vuông sẽ thành thị trấn của riêng Facebook, bao gồm siêu thị, khách sạn và nhà ở cho 10.000 nhân viên. Mô hình đã có từ năm 2012 (Ảnh cung cấp từ tập đoàn Facebook)
Ông chủ mạng xã hội lớn nhất hành tinh còn yêu cầu khu vực đô thị phải xây càng nhiều không gian xanh càng tốt. Những tòa nhà trong thị trấn phải "thân thiện với môi trường". Do vậy, mỗi dãy văn phòng sẽ được đặt cây sồi cao đến 12,2 m và có "ngọn đồi cỏ" bao quanh.
Tuy nhiên, Daily Mail (Anh) đã thăm dò ý kiến nhiều nhà phê bình và cho rằng việc nhân viên phải phụ thuộc vào xe hơi để đến khu định cư đã đi ngược lại "đặc tính thân thiện với môi trường" của "Zee-town".
Kiến trúc sư Gehry là người đã thiết kế Bảo tàng Guggenhiem ở Bilbao, Tây Ban Nha (Ảnh: Getty Images)
Tờ báo này cũng dự đoán lãnh đạo Facebook sẽ không dời ngôi biệt thự mình đang ở, trị giá 10 triệu USD, để chuyến đến thị trấn cách đó 20 phút xe hơi một khi dự án được hoàn thành.
Bản thân tỷ phú Zuckerberg không là ông chủ đầu tiên xúc tiến khởi xây dự án thị trấn của riêng một công ty. Trước đó, gia đình Cadbury đã dựng lên thị trấn Bournville vào thế kỉ 19 vì các nhà sản xuất bán kẹo công ty họ cần chuyển nhà máy đến địa chỉ mới ở Birmingham. Jeff Bezos, nhà sáng lập tập đoàn Amazon, cũng đang ấp ủ dự định xây riêng cho công ty ở một nơi sinh sống biệt lập, theo Daily Mail.
Hồng Phạm
Theo_PLO
Cộng đồng người Việt tại Mỹ, Đức mừng Xuân Ất Mùi Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, tối 15/2, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố San Francisco, bang California đã tổ chức buổi gặp mặt Mừng Xuân Ất Mùi 2015. Tới dự có nhiều quan chức đại diện chính quyền địa phương, ngoại giao đoàn, Ủy ban kết nghĩa Thành phố San Francisco - TP Hồ Chí Minh, cùng đông đảo...