Săn cà ra trên sông Kinh Thầy

Theo dõi VGT trên

Cà ra hay cua sông, cua da như cách gọi ở một số địa phương khác, sống khá nhiều trên sông Kinh Thầy, nhất là đoạn sông từ cầu Bình xuôi xuống giáp ranh với Hải Phòng.

Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng tôi cũng được anh Nguyễn Văn Dịnh, thôn Thắng Yên, xã Thượng Vũ (Kim Thành, Hải Dương) đồng ý cho theo một chuyến săn cà ra trên sông Kinh Thầy.

Những người dân chài cho biết, cà ra hay cua sông, cua da như cách gọi ở một số địa phương khác, sống khá nhiều trên sông Kinh Thầy, nhất là đoạn sông từ cầu Bình xuôi xuống giáp ranh với Hải Phòng.

Săn cà ra trên sông Kinh Thầy - Hình 1

Hai vợ chồng anh Minh, chị Huyền gửi con lại cho bà nội trông, cắm chốt trên khúc sông qua xã An Bình (Nam Sách, Hải Dương) gần 2 tuần để bắt cà ra

Buổi sáng cuối tháng 3 trời mưa nhỏ, sương mù ken đặc kèm theo cái lạnh như cắt từ dưới sông hắt lên. Chúng tôi bắt tay chuẩn bị đồ nghề gồm bẫy sập, rọ bát quái và mồi nhử. Bẫy sập trông như quả chuông nhỏ được đan từ tre và dây kiện hàng với khung bằng thép hoặc cật tre. Bẫy có đường kính miệng khoảng 15cm, dài 20cm thu nhỏ dần lại ở đáy. Ở miệng bẫy có cửa sập buộc vào với một sợi dây cao su. Mồi là cá rô phi hoặc cá mè được chặt nhỏ bằng ngón tay út và móc vào một cái móc sắt nối với một cái cần gắn vào cửa bẫy. Chỉ cần cà ra ăn mồi, cần sẽ bung ra và cửa bẫy sẽ sập xuống, dây cao su có tác dụng ghì chặt cửa bẫy lại, không cho con mồi thoát ra ngoài. Mỗi chiếc bẫy lại được buộc 2 viên đá nhỏ có tác dụng giúp bẫy chìm nhanh và giữ thăng bằng khi nằm dưới đáy sông.

Anh Dịnh cho biết, hiện nay cánh thợ săn cà ra ít khi dùng tre để đan bẫy, vì tre ngâm dưới nước khoảng 1 năm sẽ bị mục, tuổ.i thọ của bẫy không cao. Dân chài đan bằng dây kiện hàng, mặc dù đắt gấp đôi so với bẫy cũ nhưng tuổ.i thọ có thể kéo dài từ 4 – 5 năm. Ngoài bẫy sập, dân chài còn sử dụng một dụng cụ khác để bắt cà ra là rọ bát quái. Nhưng hiện nay còn rất ít người sử dụng vì hiệu quả không cao.

Cà ra chính vụ phải vào tháng 10, tháng 11, lúc đó cà ra trưởng thành nặng trung bình từ 150 – 200 gram. Đó cũng là thời điểm cà ra to nhất và ngon nhất. Cà ra sinh sản vào khoảng tháng 11, khi đó chúng sẽ xuôi dòng ra vùng nước lợ để đẻ trứng. Trứng sau khi đẻ chìm xuống đáy sông, cà ra con theo thủy triều ngược lên các tuyến sông phía trên để sinh sống.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ nghề, chiếc thuyền sắt gắn máy công suất 8 mã lực ngược dòng Kinh Thầy, nhằm hướng cầu Bình xuất phát. Theo những người dân chài, dọc sông Kinh Thầy đâu cũng có cà ra, nhưng nhiều nhất vẫn là các nhánh sông thuộc địa phận huyện Kinh Môn, do sông nhiều thức ăn tự nhiên, đáy sông có nhiều hốc đá là nơi sinh sống và trú ngụ lý tưởng của cà ra và các loại thủy sản khác. Tuy nhiên, cánh thợ lại ít khi săn ở đây bởi lòng sông hẹp, đáy nhiều đá và tàu thuyền qua lại nhiều khiến việc đán.h bắt gặp khó khăn. Dân chài thường tập trung săn ở đoạn sông từ xã Nhân Huệ (Chí Linh) đến sát bến phà Tuần Mây. Thỉnh thoảng họ cũng ngược lên tận cầu Phả Lại hoặc xuôi sông Kinh Môn xuống tận Hải Phòng.

Khi còn cách cầu Bình khoảng 1 cây số, anh Dịnh tắt máy và bắt đầu thả bẫy. Anh chọn địa điểm này vì lòng sông ở đây rộng, nước chảy không mạnh, rất thuận lợi cho việc thả bẫy.

Thông thường, mỗi lần thả hoặc thu bẫy, thuyền phải có 2 người. Nếu không có người giữ tay chèo, thuyền dễ bị các vùng nước xoáy hoặc sóng của tầu hàng đán.h bạt.

Hôm nay, tôi được giao nhiệm vụ giữ chèo để thuyền trôi xuôi theo dòng nước. Vừa thả bẫy, anh Dịnh vừa giảng giải: “Thả bẫy phải thật khéo để khi chìm xuống đáy sông, bẫy phải nằm cân bằng, không bị lật úp hoặc xoắn vào nhau, như thế cà ra sẽ không tìm được đường vào và khi kéo bẫy sẽ rất nặng, có thể đứt dây nối bất kỳ lúc nào. Chọn địa điểm thả bẫy cũng hết sức quan trọng. Người có nghề chỉ cần nhìn dòng nước là có thể biết nơi đó có cà ra hay không. Đồng thời, đáy sông nơi đó phải bằng phẳng, không có hố hoặc vực sâu, tránh việc bẫy bị mắc lại dưới đáy sông, khi thu bẫy gặp khó khăn”.

Video đang HOT

Sau khi thả xong 2 dây bẫy, chúng tôi xuôi dòng về bến phà Tuần Mây để thu bẫy mà anh Dịnh đã thả từ mấy hôm trước.

Việc thu bẫy cũng không hề đơn giản như tôi nghĩ. Bẫy bị ngâm dưới nước lâu, khi kéo lên rất nặng. Vừa thu bẫy, anh Dịnh vừa kiểm tra và thay mồi. Công việc này mất rất nhiều thời gian và công sức. Thỉnh thoảng, bẫy bị mắc kẹt dưới đáy sông. Để gỡ bẫy, anh sử dụng một cái móc 4 cạnh bằng sắt được nối vào một sợi dây dài.

Dưới sự điều khiển một cách khéo léo của đôi bàn tay cộng với kinh nghiệm của dân sông nước, chỉ vài phút là chiếc bẫy đã được giải thoát một cách dễ dàng. Công việc của chúng tôi thường xuyên bị ngắt quãng do phải tránh tàu hàng đi qua. Sóng của những con tàu lớn khiến chiếc thuyền nhỏ bé của chúng tôi cứ dềnh lên, dập xuống. Anh Dịnh cho biết, thuyền của dân chài va vào tầu hàng như cơm bữa. Nhiều người bị tầu đâ.m, thuyền lật, bao nhiêu cà ra săn được lại rơi hết xuống sông.

Săn cà ra trên sông Kinh Thầy - Hình 2

Thành quả sau 1 ngày mệt nhọc chỉ là 1,5 kg cà ra loại nhỏ

Càng ngày việc săn cà ra ngày càng khó khăn. Sau gần 2 giờ đồng hồ, 400 chiếc bẫy được kéo lên, nhưng chỉ thu được khoảng 1,5 kg cà ra.

Mùa này, cà ra vừa ít lại vừa nhỏ, phải 30 – 35 con mới được 1 kg. Mỗi ngày, với 2 dây bẫy anh Dịnh cũng chỉ thu được từ 2 – 2,5 kg, bán buôn cho thương lái được 70 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ tiề.n xăng và các chi phí khác, số tiề.n thu được chẳng đáng là bao.

Người săn cà ra thì ngày càng đông, chỉ riêng thôn Thắng Yên đã có hàng chục gia đình ăn, ngủ trên sông. Khúc sông từ cầu Bình xuống Phà Mây rồi xuôi xuống Hải Phòng bị họ quần thảo suốt ngày.

Anh Dịnh cho biết: “Cách đây vài năm, mỗi lần thu bẫy cũng được vài kg. Dạo này, không hiểu vì lý do gì mà cả một dây bẫy cũng chỉ bắt được khoảng 1 kg là cùng. Kể cả vào vụ chính tháng 9, tháng 10 lượng cà ra bắt được cũng không nhiều. Trên những đoạn sông gần, cà ra ngày càng hiếm, nhiều lần chúng tôi phải xuống tận Hải Phòng hoặc sang Bắc Ninh, Bắc Giang để bắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đi xa như thế được, bởi thời gian thường kéo dài cả tháng trời và chi phí cũng khá lớn”.

Cà ra là món ăn ngon, nên thương lái đặt mua ngày càng nhiều. Dân chài đổ xô đi bắt kể cả khi chúng vẫn còn rất nhỏ. Nước sông ngày càng ô nhiễm cũng khiến lượng cà ra ít dần đi. Bên cạnh đó, nhiều dân chài đã dùng mìn hoặc kích điện để bắt cá, tôm khiến các loài thuỷ sản, trong đó có cà ra bị tiê.u diệ.t. Cà ra không kịp lớn, không kịp sinh sản trước nhu cầu ngày càng cao của con người. Còn người dân chài chỉ vì miếng cơm manh áo đã góp phần khiến nguồn cà ra ngày càng cạn kiệt…

Theo Bưu Điện Việt Nam

Ly kì lặn sông tìm... cá giống

Muốn có con giống, đến mùa cá sinh sản, dân chài phải lặn xuống đáy sông, bắt cá từ sông đưa vào lồng.

Vài năm nay, ngư dân vạn chài Tân Phong, xã Cẩm Phong, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) rộ nghề nuôi cá ké lồng. Đây là loại cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, với giá bán ra tại gốc từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Nhiều gia đình ở Tân Phong đã thoát khỏi đói nghèo nhờ loài cá đặc biệt này.

Vậy nhưng, hành trình tìm giống cá đặc sản này vẫn mãi là câu chuyện kỳ lạ.

Đặc sản thượng nguồn

Ly kì lặn sông tìm... cá giống - Hình 1

Lồng nuôi cá của người dân Tân Phong.

Tân Phong có nghề truyền thống là đán.h bắt và nuôi cá lồng. Năm 2007, các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở và nhiều nhà từ thiện phối hợp đã kéo hơn 100 hộ dân vạn chài lên bờ sinh sống. Tân Phong nhận được nhiều chương trình hỗ trợ, nhất là việc mở các lớp tập huấn cách chăm sóc và phòng chống bệnh cho cá, sửa chữa thuyền bè...

Xưa nay, cá nuôi lồng ở Thanh Hóa nói chung và Tân Phong nói riêng chủ yếu là trắm cỏ. Vậy nhưng "mấy năm nay nước sông ô nhiễm, thức ăn cho cá khan hiếm, cỏ đồng bị nhiễm độc từ thuố.c trừ sâu, trừ cỏ... cá trắm sinh nhiều bệnh lắm! Có năm dịch tụ huyết trùng bùng phát, cá chế.t sạch dân chúng tôi lại trắng tay" - một lão ngư tên Bình của xóm chài Tân Phong cho biết.

Cái khó ló cái khôn! Một số dân chài đã tự lần mò, tìm giống cá mới từ tự nhiên có thể thích ứng điều kiện sống ở khúc sông này. Họ đã tìm ra một loại cá đặc sản có tên là cá ké. Loài cá này đã được các ngư dân thuần hóa để nuôi lồng và trở thành đặc sản, có giá trị kinh tế cao.

Lặn, mò đáy sông tìm... giống

Ly kì lặn sông tìm... cá giống - Hình 2

Nghề nuôi cá ké lồng giúp dân chài Tân Phong thoát đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống.

Cá ké có đặc thù riêng là chỉ sống ở nơi nước chảy xiết. Loài cá này cư ngụ ở các gầm đá, bám sát đáy sông, chỉ có dân chài chuyên nghiệp mới đán.h bắt được. Các lão ngư dạn dày kinh nghiệm cho hay, ở Thanh Hóa giống cá này chỉ sống tại thượng nguồn sông Mã, sông Chu, còn trên các sông khác của cả nước, cá ké rất hiếm.

"Nhiều khi đi cả tháng trời, lên tận thượng nguồn sông Chu, phía trên đậ.p Bái Thượng, khó lắm mới bắt được con giống cô ạ!", ông Trần Quang Vinh - một trong những người đầu tiên nuôi cá ké ở Tân Phong cho biết.

Tuy nhiên, cá ké khi nuôi lồng lại không có khả năng sinh sản. Nhiều người cho rằng có lẽ do điều kiện tự nhiên, nước chảy xiết lại sạch sẽ hơn nên cá mới đẻ. Hiện tại cũng chưa cơ quan nông, thủy sản nào đứng ra nhân giống.

Muốn có con giống, mỗi năm đến mùa cá sinh sản, dân chài đều phải lặn xuống đáy sông, bắt cá từ sông đưa vào lồng. Họ tự nhân giống bằng việc dùng chài, lưới, câu... để đán.h bắt cá giống. Cá ké sinh sản theo mùa thường từ tháng 3 - 9 hàng năm, khi mùa nước hoa mơ về mới bắt được, mùa nước trong đố mà nhìn thấy cá ké nào xuất hiện. Ông Vinh cho biết: "Cá ké bà con đang nuôi hoàn toàn là giống tự nhiên. Đầu tiên là một vài người đán.h cá ở sông rồi thả lồng nuôi thử. Thấy cá có khả năng thích nghi, phát triển tốt, bà con theo nhau lặn ngụp đáy sông bắt giống về nuôi".

Với một số dân chài đán.h cá chuyên nghiệp và có kinh nghiệm, ngoài nguồn thu từ nuôi cá ké, họ còn có thêm khoản thu nhập khá lớn từ việc bán giống cho những gia đình không đán.h bắt được.

Mãi vẫn là... tự phát

Ở khúc sông này chỉ có cá ké nuôi lồng sống đảm bảo. Ở tự nhiên, cá sinh trưởng, phát triển nhanh. Khi đưa vào lồng, cá sinh trưởng chậm hơn, khoảng 1kg/năm nhưng giá bán cao tính ra vẫn có lãi. Từ vài người, nay nhà nào ở Tân Phong cũng có vài lồng cá ké.

Để phát triển nghề, mở rộng mô hình nuôi cá ké cần có vốn đầu tư làm lồng, thức ăn cho cá. Hầu hết các gia đình có thể bắt được con giống nhưng đặc tính cá ké sống môi trường rộng, mỗi lồng chỉ nuôi khoảng chục con. Đây là giống cá chỉ ăn đồng loại nên chi phí thức ăn rất cao.

Theo ông Trần Quang Vinh: "Hiện nay cả nước chưa có cơ quan nào nghiên cứu nhân giống cá ké. Chưa có nơi nào ngoài Tân Phong nuôi cá này. Vậy nhưng, đến nay tất cả chỉ nuôi theo mô hình gia đình theo kinh nghiệm nghề sông nước, chứ cả thôn cũng chưa có gia đình nào nuôi theo hệ thống trang trại".

Có nghĩa là việc nuôi cá cũng đang "thủ công", tự phát như việc tìm và nhân giống cá!

Từ khi bán ra thị trường, nghe tiếng cá đặc sản, nhiều nơi đặt mua. Hiện nay, nhiều nhà hàng đặt mua cá ké, tự tìm về Tân Phong nhập hàng, các lồng cá luôn trong tình trạng khan hiếm hàng cung cấp ra thị trường.

Ông Vũ Xuân Vường, Chủ tịch UBND xã Cẩm Phong tự hào: "Cách đây không lâu, Tân Phong rất khó khăn. Với sự nỗ lực vươn lên, khẳng định mình của bà con Tân Phong đã tìm tòi, phát hiện nghề nuôi cá ké đặc sản. Vài năm lại đây, đời sống bà con thay đổi vượt bậc, không còn hộ đói, hộ nghèo".

Được biết, tới đây các chủ lồng cá sẽ mở rộng quy mô phát triển nghề nuôi cá ké lồng và sẽ là nguồn thu chính của bà con Tân Phong.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người thắc mắc là không hiểu vì sao, một loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như vậy, được bà con dân chài "thuần chủng" và thử nghiệm thành công việc nuôi lồng nhưng vẫn chưa có cơ quan chuyên môn nào tìm đến để nghiên cứu, phát triển?Nghề nuôi các ké lồng ở Tân Phong vẫn phát triển rất tự phát. Và sẽ còn mờ mịt lắm, người dân Tân Phong mới tính đến chuyện thôi nghề lặn đáy sông để bắt... cá giống!

"Nuôi cá lồng vốn là nghề truyền thống của người dân vạn chài Cẩm Thủy. Huyện đang có chủ trương khôi phục nghề nuôi cá lồng, đặc biệt là các giống cá đặc sản từ tự nhiên như cá ké, cá lăng... Huyện sẽ hết sức tạo điều kiện đầu tư cho dân vay vốn mở rộng mô hình, phát triển nghề nuôi cá lồng". Ông Phạm Quốc Bảo, Chánh văn phòng UBND huyện Cẩm Thủy

Theo GiađinhNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024

Tin đang nóng

Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024
"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường
19:48:18 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024

Tin mới nhất

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"

Sao việt

23:18:15 29/09/2024
Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ, không ai làm lại được anh ấy. Anh Hoài Linh thuộc lời quá nhiều bài hát, không ai thuộc nhiều như anh ấy.

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.