“Săn” cá hiếm, mỗi năm chỉ có một lần trong lòng hồ sông Đà
Bà con người Mường, người Thái sống trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình đặt tên cho loài cá này là “ngần” vì toàn thân chúng trong suốt và trắng toát. Mỗi năm loài cá này chỉ xuất hiện vào cuối tháng 6.
Đám trai tráng ở Phúc Sạn, xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đang tranh thủ từng ngày, từng giờ rong thuyền bắt cá ngần. Người may lưới, người làm cào, người đẩy thuyền khiến bến sông thêm phần tấp nập. Ông Nguyễn Đình Phương – một ngư phủ đã cả đời gắn bó với sông Đà chia sẻ: “Một năm cá ngần chỉ xuất hiện vào cuối tháng 6 trên hồ thủy điện Hòa Bình. Chúng đi ăn thành từng đàn như cá mương. Ai cũng tranh thủ đi đánh bắt vì nếu chậm chân sẽ không còn cơ hội”.
Cá ngần có thân hình trong suốt.
Gia đình ông Phương làm bè, nuôi cá trên lòng hồ sông Đà. Trong số những loài cá nước ngọt mà ông Phương đã từng bắt thì cá ngần là loại lạ nhất mà ông từng thấy. Chúng xuất hiện ở lòng hồ thủy điện từ 3 năm nay.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Dung cho biết, cá ngần chỉ xuất hiện vào những ngày cuối tháng 6.
Bà con người Mường, người Thái nơi đây thường bắt cá ngần về làm chả hoặc rang với hành tỏi. Thịt cá ngần béo ngậy và thơm phức, ai đã ăn một lần thì nhớ mãi. Chị Nguyễn Thị Phương ở xóm Phúc Sạn cho biết, loài cá này có cơ thể rất lạ, toàn thân chúng trong suốt hay trắng muốt, chỉ có 1 hàng vẩy trước vây hậu môn. Đầu của chúng nhọn và có nhiều răng. Vào cuối tháng 6, chúng thường bơi ngược dòng nước để đẻ trứng.
Vào cuối tháng 6, cá ngần xuất hiện nhiều trên lòng hồ Hòa Bình.
Có lẽ vì mỗi năm cá ngần chỉ xuất hiện trong vòng một tuần ở hồ thủy điện Hòa Bình nên ngư phủ bắt được bao nhiêu đều có người đặt mua hết. Cá ngần có thể chế biến được nhiều món. Trong đó phải kể đến món cá ngần rán.
Theo Danviet
Bi đát trứng gà VietGAP rẻ hơn trứng gà thường
Trong khi giá lợn hơi "tụt" dốc không phanh, anh Bùi Văn Trường ở thôn Giáp 4, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội vẫn kiếm cả trăm triệu đồng từ nuôi lợn rừng thả rông.
Nơi anh Trường nuôi lợn là thung lũng rộng lớn, 4 bề núi đá tạo vách thành. Đàn lợn rừng được thả tự do trong núi. "Tôi chỉ cho chúng ăn ít cám, chuối và trộn muối vào thức ăn để chúng nhớ đường về. Nuôi kiểu này tiết kiệm được chi phí và công sức, giá bán lại cao", anh Trường cho biết.
Đàn lợn của anh Trường phát triển tốt, mỗi năm mang lại hàng trăm triệu đồng.
Đàn lợn rừng 40 con, trong đó có 4 con lợn mẹ đều phát triển tốt. Chúng rất khỏe, mỗi ngày đám lợn rừng này đi vài cây số để kiếm ăn. Thức ăn chúng tìm kiếm có sẵn ngoài tự nhiên như cỏ, củ ráy, củ mài... Đám lợn mẹ cũng vậy, chúng tự sinh sản trong rừng. Chúng đẻ rất mắn, một năm 2 lứa, mỗi lứa từ 5-11 con.
Lợn rừng mẹ rất mắn đẻ và khéo nuôi con
Lợn rừng thả rông không lớn nhanh, 1 năm con to đạt trọng lượng từ 40-50kg, con nhỏ 30kg. Bù lại thịt của chúng thơm ngon nên luôn được người tiêu dùng lựa chọn và giá bán thấp nhất là 120.000đ/1kg. Khách tự tìm đến vườn mua lợn. Theo anh Trường, vườn có bao nhiêu con là họ mua cho bằng sạch.
Lợn rừng tự đi kiếm ăn trong rừng.
Lợn rừng thả rông hầu như không bị bệnh, chúng lại sinh sản rất đều. Tuy nhiên, có một điều lưu ý khi nuôi lợn rừng thả rông là khi lợn mẹ sinh sản, người nuôi phải quan sát xem lợn mẹ sinh ở chỗ nào. Tiếp đó cần theo dõi sát sao, nếu có vấn đề gì nguy hiểm tới đám lợn con thì người nuôi mới phải can thiệp.
Anh Trường chia sẻ, nuôi lợn rừng thả rông đầu tư ít mà lại bán được giá cao.
Theo Danviet
Cô gái Mường xinh xắn và hành trình nhọc nhằn "đánh thức" rau hữu cơ Ngày nào cũng có 5-6 ô tô tải chở rau từ Quyết Chiến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình về xuôi. Bà con người Mường đã biết trồng rau hữu cơ, biết làm hàng hóa tốt hơn để tiêu thụ được giá hơn. Đinh Quyết, Chủ nhiệm HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến khá lạ lẫm. Cô gái người Mường này...