Săn’ bông súng
Mới tờ mờ sáng, mấy người bạn trên thành phố cùng chúng tôi về đêm qua đã lồm cồm thức dậy, theo chân chị Hai, chị Ba lội bộ ra đồng.
Lội nước xếp bông súng thành nhiều kiểu khác nhau để khách quay phim, chụp ảnh
Gió từ rừng tràm thổi về rất nhẹ nhưng cũng đủ gợi lên một chút gì se se lạnh trong tiết trời chớm đông nơi miền thôn dã. Cô bạn phóng viên lần đầu được trải nghiệm cảnh này thì nôn nao, háo hức đến nỗi té lên té xuống mấy bận mới ra tới ngoài bờ đìa. Còn với những người dân vùng Đồng Tháp Mười (Long An), đã mười năm rồi, mỗi khi mùa nước nổi trở về, ngoài niềm vui bắt tôm bắt cá, hái bông điên điển, ngắt đọt rau rừng, họ còn có thêm một nghề mới vô cùng thú vị, đó là nghề phục vụ những người đi “săn bông súng”.
Video đang HOT
Dùng chữ “nghề” để gọi tên cho công việc mà mấy chị em trong xóm đang làm cũng không có gì là quá xa xỉ. Bởi lẽ, cũng như những diễn viên đóng thế, những người làm công việc hậu trường phim ảnh, để có được những khuôn hình bông súng, xuồng ghe, trang phục… như ý muốn của các tay thợ săn ảnh chuyên hoặc không chuyên nghiệp, người dân nơi đây phải chuẩn bị vô cùng chu đáo.
Mùa nước nổi về, giữa mênh mông những cánh đồng ngập nước, từ trong sương sớm, những cánh hoa bông súng tím xanh hay trắng ngần vươn lên trời cao đón tia nắng lấp lánh đầu tiên từ mặt trời rọi xuống. Để rồi, suốt một ngày, những cánh hoa lung linh, rung rinh trên mặt nước. Khi ánh hoàng hôn từ từ buông xuống cũng là lúc cánh hoa nhẹ nhàng khép lại, cọng hoa mềm nhũn, nằm dài, nạp thêm năng lượng để đến ngày hôm sau lại tiếp tục bừng nở.
Thông thường, để bông súng kịp chuyến xe đò lên chợ đầu mối trên thành phố hay giữa chợ quê, vừa tươi ngon, vừa giòn, vừa ngọt ngay như mới ngắt dưới ruộng lên, chị em phải bẻ từ giữa khuya, rũ bùn, rồi bó ngay dưới nước. Nhưng khi có người “đặt hàng” chụp hình nghệ thuật, từng bó bông súng ấy được chất đầy các khoang xuồng ba lá. Rồi tùy theo yêu cầu của khách, chị em chèo đến những khung cảnh nào phù hợp, sửa soạn áo quần, khăn nón thật tươm tất để phục vụ… “thượng đế”.
Khách thông thường thích được trải nghiệm cảnh bận nguyên bộ bà ba, quấn khăn rằn, nón trắng. “Nam chính” chèo xuồng chở đầy tràn bông súng, “nữ chính” làm bộ bẻ bông đi giữa cánh đồng mênh mông thơ mộng. Ấy là khi mấy chị nhàn nhất, bởi chỉ việc núp dưới mép mà đẩy xuồng cho thợ chụp hình tác nghiệp. Khó hơn một chút là khi khách yêu cầu mấy chị xếp bông thành hình này nọ, như hình chữ S, hình bông mai, hình xoáy nước…, để họ chèo xuồng ngay giữa, mấy chị giũ bông, sắp xếp xung quanh.
Cực nhất là khi những tay săn ảnh chuyên nghiệp hay “nhiếp ảnh gia” đòi mấy chị giở bó bông súng lớn thật nhanh cho nước tuôn thành từng dòng, cuốn theo bông như những hạt châu lấp lánh dưới ánh mặt trời. Làm đi làm lại, trầm mình dưới nước lạnh suốt mấy giờ đồng hồ, vậy mà chị nào chị nấy mồ hôi vẫn chảy thành từng hàng nóng hổi trên má. Chẳng biết những thước phim, tấm hình họ ghi lại được sử dụng ở đâu. Cũng có khi nghe đoàn sau tới nói, năm trước, hồi trước những tấm hình được chụp ở đây đăng đầy trên mặt báo, trên các mạng xã hội, có người còn đoạt giải thưởng cao, cả giải quốc tế danh giá nữa. Điều đó với các chị không quan trọng bằng niềm vui trong lao động và những đồng thù lao trong cuộc sống mưu sinh…
Tắm đồng mùa nước nổi
Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là "đặc sản"
Quê hương miền Tây, hàng năm, từ tháng 8/11 Âm lịch, các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng. Du khách nhiều nơi chờ mùa nước nổi, xách ba lô đến Đồng Tháp Mười để trải nghiệm cuộc sống dân dã, ăn cá đồng và đắm mình trong làn nước mênh mông của sông Mekong đổ về.
Đặc biệt, năm nay, cứ vào mỗi buổi chiều trên quê hương An Phú, rất đông người dân khắp nơi về đây tập tắm đồng để tìm cảm giác hương đồng gió nội, vui chơi, ăn uống, hòa mình với những trải nghiệm độc đáo mà thiên phú ban tặng trong mùa nước nổi ở vùng quê biên giới An Giang.
Mùa nước nổi năm nào cũng vậy! Nước từ thượng nguồn đổ về mang theo phù sa với bao nhiêu là tôm, cá. Đây cũng là lúc mọi người thỏa sức rong ruổi xe máy trên con đường đê dọc biên giới, dọc những con kênh, cánh đồng bao la ngắm làn nước trong veo. Nhiều người thích cảm giác chòng chành trên những chiếc xuồng ba lá. Có nhiều người mang theo áo phao để tập bơi trên cánh đồng nước mênh mông, nhộn nhịp chẳng khác gì một bãi biển du lịch nhỏ dưới ánh hoàng hôn.
Cánh đồng biên giới ngút ngàn, xa xa có những hàng cây và mặt nước rộng dài tận đường chân trời. Chạy tới đồng, mọi người đậu xe trên bờ, tất cả cùng lên ghe, chèo ra giữa đồng rồi dừng lại, lần lượt từng người nhảy xuống, tắm mát giữa đồng nước mênh mông. Thuở nhỏ, tôi cũng thường cùng lũ bạn bơi đua mỗi khi mùa nước nổi về. Mùa nước nổi vì thế cũng vui hơn. Lấy vài tay lưới, chống xuồng ra đồng bắt cá, rồi lặn hụp cả buổi mới về. Tuổi thơ đã qua lâu nhưng nhắc lại cứ như ngày hôm qua. Tắm đồng vui lắm, như một chuyến trở về với tuổi thơ. Vì thế, chỉ có những cánh đồng biên giới mới mang lại được cảm giác đó.
Dù bận rộn với công việc nhưng mùa nước nổi về, thể nào cũng ới nhau về biên giới tắm đồng. Người dân miền quê biên giới vui vẻ, hiền hòa, thân thiện lắm! Cả đám kéo nhau ra đồng, giở lưới, giở nò bắt cá, cua, ốc làm mồi. Chống xuồng loanh quanh hái thêm mớ rau muống phượt nước đêm qua, hái bông súng, bông điên điển, cù nèo,...
Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là "đặc sản". Tắm đồng, đâu chỉ đơn thuần là tắm mà còn trải nghiệm điều thú vị đúng nghĩa của một cư dân miền sông nước. Bạn bè của tôi, nhiều người không lớn lên ở vùng quê biên giới nhưng được rủ về tắm đồng cũng vô cùng thích thú.
Hành trình nhiều người từ phố về đồng biên giới là cả một chuỗi ngày tuổi thơ chạy qua hai bên đường. Nước tràn bờ đê, những dãy lưới đặt cá mọc lên mang nét đẹp riêng của vùng quê biên giới mùa nước nổi. Khung cảnh diễn ra cứ như những thước phim của tuổi thơ đang trôi chậm. Thế nên, cứ mỗi mùa nước nổi, chúng tôi lại có một mùa trở về với tuổi thơ trên đồng quê biên giới!./.
Mùa nước nổi ở vùng Đồng Tháp Mười Mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười diễn ra vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hằng năm. Tập quán sinh hoạt trong đời sống và kế sinh nhai của người dân vùng Đồng Tháp Mười trong mùa nước nổi năm nay có những gam màu đối lập. Người dân huyện Mộc Hóa, Long An giăng lưới bắt cá mùa nước...