Sân bay Trung Quốc xây ở Hoàng Sa và vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Trung Quốc gần đây tuyên bố khánh thành một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Điều này đặt ra những vấn đề nghiêm trọng.
Việt Nam cực lực phản đối
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – Lê Hải Bình hôm qua tuyên bố đường băng 2 km mà Trung Quốc xây trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam sau khi hình ảnh của sân bay này được Trung Quốc công bố trên chí.
Trong tháng 7, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan dầu mà họ đặt trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau các phản ứng dữ dội của chính quyền và nhân dân Việt Nam.
Sự hiện diện của ngân hàng, bưu điện và các tòa nhà công sở trên hòn đảo mà họ gọi là Yongxing có khả năng sẽ tiếp tục làm căng thẳng hơn trong quan hệ với các bên tranh chấp ở Biển Đông – nơi có tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất chạy qua.
Sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm.
Collin Koh – nhà nghiên cứu quốc tế tại trường S. Rajaratnam ở Singapore nói qua điện thoại rằng: “Nó (sân bay) có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng để Trung Quốc thực hiện yêu sách của họ tại Biển Đông… Việt Nam sẽ không để điều này được thực hiện dễ dàng nên việc này sẽ dẫn đến những căng thẳng ngoại giao”.
Việt Nam tuyên bố sân bay Trung Quốc vi phạm và gây hại cho các quan hệ quốc tế. Động thái của Trung Quốc cũng vi phạm thỏa thuận giữa Trung Quốc với Việt Nam cũng như Trung Quốc với ASEAN về ứng xử trong khu vực.
Video đang HOT
Nơi trú ẩn và tiếp liệu
Cuộc đụng độ giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc gần giàn khoan dầu trong mùa hè cho thấy sự hạn chế của Trung Quốc về giám sát trên không ở khu vực này. Theo Collin Koh, đề nghị của Malaysia cung cấp căn cứ cho các máy bay do thám P-8 của Hải quân Mỹ đã càng khiến Bắc Kinh mất bình tĩnh. Và đảo Phú Lâm được thiết lập để trở thành tiền đồn, sở chỉ huy và cũng để kiểm soát mạng lưới ở Biển Đông. Koh nói: “Nó không chỉ là việc kéo dài đường băng mà ở đó có thể làm nơi trú ẩn cho máy bay nhỏ như chiến đấu cơ và cũng là nơi chứa nhiên liệu và đạn dược”.
Trung Quốc đã đòi phần lớn Biển Đông là lãnh thổ của mình dựa trên bản đồ 9 đoạn (Phi pháp) xuất bản lần đầu năm 1940. Bản đồ này kéo dài hàng trăm dặm về phía nam đảo Hải Nam và chứa trong đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Với việc Trung Quốc tạo ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa, nhà phân tích Alexander Vuving tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương cho biết: “Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới tất cả mọi người trên thế giới về quyết tâm của mình để duy trì những gì nó nhận thấy là toàn vẹn lãnh thổ. Trung Quốc đang làm tất cả để củng cố những điều này”.
Việt Nam sẽ mua máy bay do thám P-3?
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã hội đàm và sau đó thông báo Việt Nam có thể mua vũ khí không gây chết người từ Mỹ. Một hợp đồng mở đầu cho quan hệ mua bán vũ khí này có thể sẽ là máy bay P-3 Orion, một loại máy bay giám sát dù không phức tạp như P-9 nhưng vẫn có khả năng nhiều hơn so với máy bay do thám của Trung Quốc theo đánh giá của Collin Koh.
Việt Nam và Philippines đã lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tìm cách thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không ở Biển Đông như đã thực hiện ở Hoa Đông.
Vuving cho rằng Trung Quốc đang đánh cược với Việt Nam dựa vào sự phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc để giữ người láng giềng trong quỹ đạo. Tuy nhiên “đó là một canh bạc xấu” và “bạn sẽ thấy một sắp xếp lại các chòm sao trong khu vực”.
Theo Người Đưa Tin
"Mỹ có thể bán máy bay do thám P-3 cho Việt Nam"
Các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Washington đang tiến dần hơn tới việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và có thể bán máy bay do thám P-3 cho Việt Nam.
Máy bay do thám P-3.
Thông tin được hãng thông tấn Anh Reuters dẫn lời giới chức cấp cao Mỹ cho biết. Theo các nguồn tin này, Washington muốn hỗ trợ cho Việt Nam tăng cường khả năng theo dõi và bảo vệ bờ biển Việt Nam và máy bay do thám không được trang bị vũ khí P-3 có thể là mặt hàng đầu tiên được Mỹ bán cho Việt Nam.
Theo giới phân tích loại máy bay này có thể cho phép Việt Nam theo dõi các hoạt động ngày một hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, một điểm nóng tranh chấp ở khu vực.
2 quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Obama cho biết các cuộc thảo luận về việc nới lỏng lệnh cấm vũ khí đang diễn ra ở Washington và có thể có kết quả vào cuối năm nay.
"Tình hình đang thay đổi và đó là điều chúng ta đang nhìn nhận một cách nghiêm túc", một quan chức giấu tên cho biết. "Những gì chúng ta thấy là một đối tác mà lợi ích của chúng ta đang hội tụ", ông nói.
Hãng tin Anh cũng cho biết, 2 quan chức cấp cao trong ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ cũng dự đoán chính phủ Mỹ sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. "Đã có nhiều cuộc thảo luận về việc cho phép bán vũ khí cho Việt Nam.", một quan chức giấu tên cho hay.
Trong chuyến công du Việt Nam đầu tháng 8 vừa qua, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, người đã có nhiều đóng góp trong việc bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ sau chiến tranh, cho rằng đã đến lúc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và khi đó ông đã bày tỏ hi vọng việc nới lỏng từng bước sẽ bắt đầu được thực hiện vào tháng 9 này.
Thượng nghị sỹ John McCain (phải) và Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse tại cuộc họp báo ngày 8/8 ở Hà Nội cũng đã bày tỏ hi vọng lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam sẽ sớm được Mỹ dỡ bỏ (Ảnh Vũ Quý).
Theo trang web của tập đoàn Lockheed Martin, có tổng cộng 435 máy bay P-3 của hãng này hiện đang được 21 chính phủ cho hoạt động khắp thế giới. Hải quân Mỹ dự kiến thay thế P-3 bằng máy bay do thám P-8 tiên tiến hơn do Boeing sản xuất.
Một giám đốc của Lockheed được tạp chí quân sự IHS Janes hồi tháng 4 năm ngoái dẫn lời cho rằng, Việt Nam có thể yêu cầu 6 chiếc P-3 và có vẻ như đang ngày càng có nhiều người ủng hộ chính phủ Mỹ phê chuẩn yêu cầu này. Tuy nhiên, giới chức Lockheed từ chối bình luận về thông tin này, viện dẫn việc mua bán vũ khí như vậy do chính phủ giải quyết.
Song tờ báo Anh dẫn lời một nguồn tin cho biết giới chức chính phủ Mỹ coi việc bán thiết bị do thám biển là một khởi đầu cho một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ và coi P-3 là "lựa chọn hợp lý".
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Đài Loan sắp sản xuất vũ khí hủy diệt sân bay Trung Quốc Đài Loan dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt bom lượn Vạn Kiếm để oanh tạc căn cứ không quân, hải quân, kho tàng Quân đội Trung Quốc. Tờ Đài Hải dẫn lời nhà lập pháp Lâm Úc Phương, bom lượn có điều khiển Vạn Kiếm do Viện Nghiên cứu Khoa học Trung Sơn nghiên cứu sẽ bắt đầu được sản xuất hàng...