Sân bay, bến xe ở Hà Nội “nhàn rỗi” lạ thường ngày cận Tết
Mặc dù đang là cao điểm nhất của Tết Nguyên đán nhưng hoạt động vận tải hành khách ở Thủ đô Hà Nội dường như “nhàn rỗi” hơn thường lệ. Tại sân bay Nội Bài, lượng hành khách thông qua được đánh giá là thấp, trong khi đó bến xe lớn nhất Hà Nội cũng khách cũng vắng tanh.
Chiều 8.2 (tức 23 tháng Chạp), Đoàn công tác liên ngành của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiến hành kiểm tra tại sân bay Nội Bài và bến xe Mỹ Đình. Ghi nhận của PV cho thấy, hoạt động vận tải đường hành không và đường bộ đều không bị áp lực về lượng khách dù đã cận Tết.
Tại sân bay Nội Bài, dù có sự tăng đột biến về hành khách, hành lý, hàng hóa qua cảng, nhưng mức tăng vẫn chưa đạt đến giới hạn khai thác.
Tại quầy làm thủ tục chuyến bay, dù là giờ cao điểm nhưng nhân viên sân bay cũng không phải căng sức để phục vụ khai thác
Bến xe Mỹ Đình – bến xe lớn nhất Hà Nội chiều 23 Tết. Hoạt động khai thác lẻ tẻ, ít khách một cách lạ lùng
Các xe khách “đủng đỉnh” di chuyển cứ như không phải ngày Tết
Video đang HOT
15h chiều – thời gian vận tải cao điểm trong ngày, nhưng trên chuyến xe Hà Nội – Yên Bái chỉ có 2 khách đang lục tục về chỗ.
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thăm hỏi tài xế và hành khách xe trên tuyến Hà Nội – Cẩm Phả (Quảng Ninh). Hành khách cho biết cảm thấy rất thoải mái trên một chuyến xe ít người, không phải chen lấn cực nhọc như trước kia.
Bên trong bến, những hàng ghế phục vụ hành khách trống rất nhiều
Đa phần các hành khách đều tỏ ra thoải mái khi ngồi chờ giờ xe chạy, họ không áp lực với những chuyến xe khách về quê ngày Tết
Không có cảnh chen lấn, xếp hàng dài mua vé xe khách . Theo lãnh đạo bến xe Mỹ Đình, lượng khách về bến sụt giảm rất lớn so với trước, trong ngày cao điểm 22 tháng Chạp chỉ có khoảng 10.000 khách đến bến Mỹ Đình đi xe. Đây là sự vắng vẻ “lạ thường” ở bến xe lớn nhất Thủ đô này.
Đoàn công tác kiểm tra những thuận lợi và khó khăn trong di chuyển đối với hành khách qua sơ đồ tại bến xe Mỹ Đình
Theo Châu Như Quỳnh (Dân Trí)
Lạng Sơn: Được bảo vệ, cá chép bình an tiễn Táo quân
Những năm trước, nhiều người tranh thủ dịp nhà nhà cúng tiễn Táo quân để chặn bắt cá chép kiếm lời. Nhưng năm nay, do tuyên truyền tốt cũng như cắt cử người canh nơi thả cá nên không còn xảy ra tình trạng cá bị bắt trở lại.
Cũng như phong tục tại nhiều nơi khắp cả nước, ngay từ sáng nay (8.2), nhiều gia đình tại TP.Lạng Sơn đã làm cơm cúng và thả cá chép tiễn ông Táo về trời. Nhiều người chọn con sông Kỳ Cùng là địa điểm để thả cá chép vàng, nhưng một số lại thả ở những con suối, khe nước ngay gần nhà. Tại khu vực chân Cầu Ngầm rất nhiều người mang cá chép ra đây thả. Theo quan niệm, khi thả cá, người dân thường đốt tiền và tro hương xuống cùng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nước và cảnh quan.
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm có gà luôc, bánh đa nem, giò, nem chua, miến và một món không thể thiếu đó là bánh chưng xanh.
Giờ tan tầm, khoảng 16h -17h, nhiều gia đình mới mang cá chép ra khu vực cầu Ngầm để thả.
Những tấm biển được lắp đặt để nhắc nhở, nâng cao ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Năm nay lực lượng Công an, tổ dân phố và Đoàn Thanh niên túc trực, quản lý nhắc nhở người dân nên không còn tình trạng vớt cá và vứt rác bừa bãi.
Một vài người có đốt tiền vàng mã để hoàn tất các thủ tục cho ông Táo về trời theo quan niệm, nhưng rất hạn chế.
Đây là khu vực mà hàng năm người dân Lạng Sơn đổ dồn ra đây để thả cá chép.
Hàng đàn cá chép vàng bơi lội quanh khu vực chân cầu Ngầm.
Năm nay, Công an địa phương phối hợp cùng với Đoàn thanh niên túc trực để nhắc nhở, quản lý tình trạng bắt cá cũng như đốt tiền vàng mã gây ảnh hưởng đến môi trường.
Chị Hứa Thị Hoa, một người dân sinh sống quanh khu vực cầu Ngầm- nơi thả cá cho biết: Năm nay không có tình trạng người thả kẻ bắt như mọi năm. Năm ngoái nhiều người trong đó có người lớn và trẻ em nào vợt, nào lưới quây túc trực sẵn cách đó một đoạn để bắt cá...
Với sự phối hợp quản lý chặt chẽ của các đơn vị tại địa phương nên tình trạng này đã không còn tái diễn, ý thức của người dân được nâng cao.
Theo Danviet
Tục cúng tiễn ông Công ông Táo có ý nghĩa gì? Người Việt xưa tin rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, thường được thờ ở nhà bếp nên còn gọi là vua bếp. Để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa trọng thể. Theo tục cổ truyền của người Việt, hàng năm, ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường chuẩn bị làm lễ cúng...