Săn bất động sản chiết khấu, người mua kỳ vọng lời lớn
Sẵn “tiền tươi thóc thật” là lợi thế khiến cho nhiều người lựa chọn phương án thanh toán 100% giá trị sản phẩm bất động sản để được hưởng mức chiết khấu lớn.
Đây cũng là lý do mà người mua bất động sản kỳ vọng sẽ có hưởng khoản lời lớn.
Đầu tháng 11, vợ chồng anh Thiện lựa chọn mua căn hộ chung cư ở Nam Từ Liêm, thanh toán sớm toàn bộ và hưởng mức chiết khấu 14% giá trị căn hộ, chưa kể những ưu đãi khác. Vợ chồng anh Thiện nhẩm tính, nếu cộng cả các ưu đãi khác, mức chiết khấu căn hộ lên tới 20%. Dự tính đầu năm 2024, căn hộ sẽ chính thức bán giao.
Hiện vợ chồng anh Thiện đang sống trong căn chung cư nội thành. Trường hợp khi căn hộ bàn giao, anh Thiện sẽ cho các con đến ở trải nghiệm vài tháng và sau đó anh cho thuê. Kế hoạch 2-3 năm tới, anh Thiện sẽ bán. Nếu chỉ tính bán ở mức giá theo hợp đồng, vợ chồng anh Thiện đã có thể chênh lời đến 20%. Nếu thị trường tốt, mức lời chắc chắn sẽ cao hơn. Với anh Thiện, đây còn là cách để tích sản trong mùa dịch.
Nhiều nhà đầu tư tay ngang sẵn sàng thanh toán 100% bằng tiền mặt để hưởng chiết khấu lớn.
Video đang HOT
Cũng như vợ chồng anh Thiện, chị Trang (Mỹ Đình, Hà Nội) quyết định mua căn chung cư ở Linh Đàm bằng “tiền tươi”. Mức chiết khấu mà chị Trang ước tính khoảng hơn 30%. Căn hộ này chị Trang xác định là một khoản đầu tư. Theo đánh giá của chị Trang, hiếm khi nào mua được căn hộ giá rẻ nhất là khi mặt bằng giá chung cư đều tăng. Chỉ cần khi dự án đi vào thực tế, bán bằng giá trị căn hộ theo hợp đồng thì người mua như chị đã có lời.
“Không chỉ có tôi mà một số đồng nghiệp của tôi cũng tranh thủ mua căn hộ để đầu tư. Mức tài chính chỉ dao động khoảng 2 tỷ đồng”, chị Trang nói.
Giới quan sát cho rằng, săn bất động sản chiết khấu lớn là cách mà nhiều nhà đầu tư tay ngang đang thực hiện. Đây cũng là phương án đầu tư an toàn, giảm rủi ro. Đặc biệt với nhà đầu tư chưa giàu kinh nghiệm xuống tiền thì mua bất động sản chiết khấu mang lại tâm lý an toàn và mức tăng giá ổn định.
Một khảo sát mới đây của tổ chức nghiên cứu thị trường địa ốc ghi nhận nhiều người mua ở thực đã bắt đầu tìm mua nhà ở trong bối cảnh thị trường bất động sản đang lao dốc với kì vọng mua được giá tốt. Đặc biệt, trên thị trường sơ cấp, nhiều dự án đang áp dụng các chính sách chiết khấu lớn, dao động từ 30-50% cho những khách hàng thanh toán 95% giá trị sản phẩm. Đây là cơ hội cho nhiều người mua nhà.
Trước đó, từ tháng 10, một số chủ đầu tư ở khu vực phía Nam cũng tung chiết khấu cao 40-50% áp dụng cho trường hợp thanh toán nhanh một lần đối với cả căn hộ và nhà liền thổ. Các dự án mở bán trong những tháng cuối năm đều tung khuyến mãi giá trị hàng trăm triệu đồng trên thị trường sơ cấp.
Theo các chuyên gia, thực tế, đã có nhiều chủ đầu tư từng tung ra chính sách chiết khấu, khuyến mại nhằm hút người mua. Nhưng đây là giai đoạn hiếm mà chủ đầu tư chiết khấu sâu để thu hút người có nguồn tiền lớn, sẵn sàng đầu tư.
Đây không chỉ là cách để nhanh chóng mang lại dòng vốn về doanh nghiệp. Còn với người mua, đây lại là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ.
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, người mua, nhà đầu tư được hưởng lợi do mua được sản phẩm với mức giá ưu đãi khi các chủ đầu mạnh tay tung các khuyến mại, chiết khấu.
Theo ông Điệp, đây cũng là thời điểm tốt để đầu tư. Giới chuyên gia cho rằng, với những người dân có sẵn tiền mặt, cơ hội sở hữu bất động sản chất lượng đang hiện hữu. Tuy nhiên, các khuyến nghị đưa ra, người mua phải thực sự lựa chọn kỹ sản phẩm có đầy đủ pháp lý, chủ đầu tư uy tín, vị trí tốt để dễ dàng thanh khoản trong tương lai.
Tưởng mua lô đất cắt lỗ khi thị trường trầm lắng, vợ chồng trẻ “tá hoả” phát hiện hoá ra đất lỗi phong thuỷ
Giá bất động sản liên tục tăng trong và sau đại dịch Covid-19
Sáng 5.6, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức đã khai mạc tại TP.HCM với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới".
Trong khuôn khổ Diễn đàn, chuyên đề về "Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản", Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường vốn và thị trường bất động sản có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau phát triển, rủi ro của thị trường này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường còn lại. Do vậy, cần có sự đánh giá, nhìn nhận sự phát triển của cả hai thị trường để có các giải pháp phát triển phù hợp, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 có khoảng 600 đại biểu tham dự. Ảnh NG.NG
Ông cho biết: "Mặc dù nền kinh tế chịu tác động của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền liên tục tăng từ đầu năm 2021, đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5-7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020. Tuy nhiên, trong quý 1 năm nay, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ chỉ đạt 20.325 giao dịch thành công, bằng khoảng 45,5% so với quý 4/2021 và bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2021".
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, việc tăng giá trên thị trường bất động sản được cho là do yếu tố cung cầu. Nguồn cung của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, dẫn đến giá nhà tăng, do nhu cầu nhà của người dân tăng trong bối cảnh đô thị hóa nhanh là xu thế chung của sự phát triển. Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc tăng giá nhà ở là do đầu cơ, tích trữ của một bộ phận nhà đầu tư. Và Thứ trưởng nhấn mạnh: Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước, nhưng thị trường vốn, thị trường bất động sản vẫn còn một số hạn chế cần được phân tích, làm rõ để khắc phục trong thời gian tới. Đối với thị trường vốn, có thể thấy thị trường phát triển chưa sâu, dễ bị tác động.
Thông tin tại hội thảo "Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19", các chuyên gia cho biết, thu nhập bình quân tháng của lao động giảm mạnh, từ 6,7 triệu đồng năm 2019 còn 5,3 triệu đồng năm 2021. Ảnh NG.NG
Thời gian qua, thông qua tín dụng ngân hàng và thị trường vốn, các doanh nghiệp bất động sản đã huy động được một lượng vốn lớn, hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển các dự án. Việc huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng tiềm ẩn rủi ro cho thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn, thị trường bất động sản nói riêng. "Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao thiếu thông tin, kém minh bạch, có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, hậu quả sử dụng vốn thấp và thị trường bất động sản không thuận lợi cũng khiến dòng tiền trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn của doanh nghiệp khó khăn... Thế nên, cần có những giải pháp giúp thị trường vốn, thị trường bất động sản phát triển lành mạnh", ông nói.
Dự kiến, chiều nay 5.6 sẽ diễn phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao với sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp trong Đảng, Chính phủ và các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Nội dung tập trung đánh giá tác động của tình hình địa chính trị hiện nay dẫn đến việc định hình lại các khuôn khổ hợp tác quốc tế; xây dựng nền kinh tế tự chủ trong bối cảnh hội nhập sâu rộng; đánh giá diễn biến kinh tế quốc tế, các xu hướng mới trên thế giới và cơ hội, thách thức cho kinh tế Việt Nam; các vấn đề về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng hiện nay....
Cán bộ thuế lúng túng việc 'xác định giá đúng' thuế chuyển nhượng bất động sản Chiều 4/6, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Thời gian gần đây, việc thu thuế chuyển nhượng bất động sản (BĐS) nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như: Lúng túng với việc "xác định giá đúng", thất thu thuế chuyển nhượng BĐS... Bộ Tài chính chỉ đạo quán triệt các phòng, đội tham gia công tác xử lý hồ sơ chuyển...