Samsung, Xiaomi, Oppo và LG đồng loạt đóng cửa nhà máy sản xuất tại Ấn Độ
Nguyên nhân là do dịch bệnh Covid-19.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều nơi tại Ấn Độ đã ban hành lệnh đóng cửa các nhà máy sản xuất. Tác động lớn nhất chính là lên các nhà sản xuất smartphone, như Samsung, Xiaomi, Oppo hay LG. Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ 2 trên thế giới.
Ngày hôm qua, Samsung, Oppo, Vivo và LG đã thông báo đóng cửa các nhà máy sản xuất smartphone tại Ấn Độ. Samsung cho biết họ đã đóng cửa dây chuyền sản xuất của mình tại nhà máy Noida, được biết đến là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, cho đến hết ngày 25 tháng 3.
Trong khi đó, LG cho biết sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất smartphone tại Ấn Độ cho đến hết tháng này.
Video đang HOT
Ngày hôm nay, nhà sản xuất smartphone số 1 tại Ấn Độ, Xiaomi cũng thông báo sẽ tuân thủ yêu cầu của chính quyền: “Văn phòng công ty, nhà kho, trung tâm dịch vụ, cửa hàng Mi Home và nhà máy sản xuất sẽ đóng cửa, nhằm tuân thủ điều lệnh mới được ban hành. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tình hình và thông báo những diễn biến mới”.
Thị trường smartphone toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm kỷ lục 38% trong tháng 2 vừa qua. Rất nhiều nhà máy sản xuất tại Trung Quốc cũng đã phải tạm dừng hoạt động để tránh việc dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Việc công xưởng lớn thứ 2 thế giới tại Ấn Độ cũng bị đóng cửa chắc chắn sẽ khiến thị trường smartphone tiếp tục sụt giảm mạnh hơn trong thời gian tới.
Tham khảo: thenextweb
TVD
Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam: Samsung Electronics Thái Nguyên vẫn "giữ chặt" ngôi vương
Hôm nay Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2019 chính thức được công bố. Đây là năm thứ 13 liên tiếp Bảng xếp hạng VNR500 được nghiên cưu va công bố.
Top 5 doanh nghiệp lớn nhất trong nhóm VNR500 vẫn không thay đổi từ năm 2017 đến nay, lần lượt là Samsung Electronics Thái Nguyên, EVN, PVN, Viettel và Petrolimex.
Samsung Electronics Thái Nguyên tiếp tục là công ty có quy mô lớn nhất sau hai năm liên giữ ngôi vương trước đó. Trong khi đó, Lọc hóa dầu Bình Sơn (doanh nghiệp sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất) đã trở lại Top 10 sau khi bị đá bật ra khỏi trong năm trước.
Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019
Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2019 cũng có sự xuất hiện của nhiều gương mặt quen thuộc. Tuy nhiên, bất ngờ lớn trong thứ hạng năm nay là cú tụt dốc của Vinamilk, khi doanh nghiệp này rơi xuống vị trí thứ 6, trong khi nhiều năm qua đều nằm trong Top 3.
So với bảng xếp hạng năm ngoái, Top 10 năm nay không còn sự xuất hiện của FPT. Trong khi Ngân hàng TMCP Sài gòn từ vị trí thứ 12 lên hạng 10.
Tập đoàn Vingroup giữ vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng năm nay. Theo Vietnam Report, ngành Xây dựng - Bất động sản chiếm tỷ trọng doanh thu 7,58% trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2019. Đây là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế kéo theo thu nhập người dân được cải thiện đã dẫn đến "sự bùng nổ" về nhu cầu nhà ở những năm qua.
Xét về triển vọng ngành, Bất động sản vẫn được giới phân tích đánh giá khá thận trọng trong giai đoạn này và đây là những rủi ro mang tính ngắn hạn. Tuy nhiên, dựa trên bối cảnh là nền kinh tế Việt Nam có nền tảng vĩ mô tốt và sự phát triển của thị trường chứng khoán, ngành Bất động sản cũng vẫn có các cơ hội tốt trong việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau nhằm phát triển hệ thống doanh nghiệp.
Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2019
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
BSC: "Động lực tăng trưởng kinh tế duy trì tích cực, VN-Index hướng tới mốc 1.050 điểm trong tháng 11" BSC cho rằng với chuyển biến tích cực từ KQKD quý 3 và hiệu ứng mua cô phiếu quỹ của một vài cô phiếu lớn, VN-Index đã vượt qua ngưỡng tâm lý 1.000 điểm va đang hướng tới ngưỡng 1.050 điểm. CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra những thông tin đáng chú ý với TTCK...