Samsung và LG thống trị thị trường TV toàn cầu
Hai thương hiệu Hàn Quốc là Samsung và LG đang thống trị doanh số TV trên toàn cầu trong quý I/2021. Theo đó, cả 2 ông lớn chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Omdia , Samsung và LG là 2 ông lớn thống trị doanh số TV trên toàn cầu trong quý I/2021. Tổng thị phần của 2 thương hiệu chiếm hơn một nửa thị trường toàn cầu, tương tự cùng kỳ năm ngoái.
Theo Techradar , doanh số TV bán ra quý I tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái (46,6 triệu chiếc), đưa doanh thu tăng từ 20,63 tỷ USD lên 27,39 tỷ USD. Doanh số của TV cao cấp đóng một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng này.
Lượng TV OLED xuất xưởng của LG tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết quý I, hãng đã bán ra tổng cộng 7,2 triệu chiếc TV, bao gồm cả OLED và LCD. So với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng đạt 15%. Trong khi đó, nhu cầu mua TV Samsung màn hình Neo QLED cũng tăng cao. Hãng đã bán ra tổng cộng 11,6 triệu chiếc TV trong quý I/2021, đạt mức tăng trưởng 11,1%.
Video đang HOT
Samsung đang nắm 46,5% thị phần TV kích thước 75 inch hoặc màn hình siêu rộng. Bên cạnh đó, ông lớn Hàn Quốc chiếm 52,4% thị trường TV 80 inch.
Samsung đang dẫn đầu thị phần TV toàn cầu.
Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu GfK, tính đến hết quý III/2020, bộ ba thương hiệu dẫn đầu thị phần là Sony, Samsung và LG. Trong đó, Samsung chiếm phần lớn nhất, lên đến 44,7%.
Tuy nhiên, trong khi Samsung và LG liên tục gia tăng 1-5% thị phần qua mỗi năm từ 2018, thì “miếng bánh” của Sony lại dần nhỏ đi, từ mức 32,6% năm 2018 còn 25,9% vào cuối tháng 9/2020. Trong tháng 4, Sony đã ra mắt loạt TV BRAVIA XR hoàn toàn mới, nhiều công nghệ và tuyên bố tập trung vào nhóm TV cao cấp.
Chia sẻ với Zing , ông Satoru Arai, tân CEO của Sony Việt Nam, cho biết công nghệ “trí tuệ nhận thức” đầu tiên trên thế giới mà Sony đang sở hữu sẽ là trọng tâm của chiến lược kinh doanh mới. Thay vì chỉ tìm kiếm và phân tích các yếu tố hình ảnh như màu sắc, sự tương phản và các chi tiết một các riêng lẻ như AI thông thường, bộ xử lý mới của TV Sony có thể phân tích chéo vài trăm nghìn yếu tố khác nhau cùng một thời điểm tương tự cách não người hoạt động.
Trong khi đó, đối thủ Samsung cũng trình làng loạt TV mới gồm Neo QLED, TV Micro LED và dòng TV Lifestyle. Theo Samsung, dòng Neo QLED sẽ có công nghệ chủ đạo là Backlight Dimming, giúp điều khiển chính xác các đèn Quantum Mini LED kích cỡ nhỏ hơn 40 lần so với loại đèn thông thường, giúp chiếc TV kiểm soát ánh sáng, chất lượng hình ảnh tốt hơn. Ngoài ra, bộ xử lý Neo Quantum 8K dùng dữ liệu được tạo ra từ 16 mạng mô phỏng thần kinh nhân tạo, có thể nâng cấp hình ảnh thường lên gần chuẩn 8K. Dòng TV Micro LED mới của Samsung cũng có nhiều cải tiến về công nghệ và mức giá tốt hơn trước.
Sony dùng robot sản xuất TV
Sony đã bắt đầu triển khai robot tại các nhà máy sản xuất TV tại Malaysia nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh.
Sony đã bắt đầu triển khai dây chuyền lắp ráp TV tự động, không gián đoạn bằng robot tại một nhà máy ở Kuala Lumpur. Sắp tới, công ty sẽ bổ sung công nghệ này cho các dây chuyền ở nhà máy sản xuất TV khác. Mục tiêu là đến năm 2023, hãng điện tử Nhật Bản sẽ giảm 70% chi phí sản xuất so với 2018.
Sony đặt mục tiêu tự động hóa sản xuất TV nhằm cắt giảm chi phí.
Robot sẽ đảm nhận hầu hết công đoạn sản xuất TV, nhưng không tự động hóa hoàn toàn do liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Theo Sony, việc tự động hóa hoàn toàn rất khó do các quy trình liên quan đến một số thành phần mà robot không thể xử lý.
Sony hiện gặp khó trong nhiều mảng kinh doanh, trong đó có TV. Gần đây, hãng bắt đầu tái thiết mảng này từ thiết kế sản phẩm cho đến tối ưu quy trình sản xuất nhằm đuổi kịp các đối thủ từ Hàn Quốc như Samsung, LG và các công ty Trung Quốc.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Euromonitor International của Anh, Sony đứng thứ 5 thị trường TV màn hình phẳng toàn cầu vào năm 2019 với 5,4% thị phần, thấp hơn nhiều so với Samsung Electronics (18,7%) và LG Electronics (15,2%). Tuy nhiên, hãng chiếm ưu thế hơn và có chỗ đứng vững chắc ở phân khúc cao cấp.
Sony hiện bắt tay với một số đối tác ở Trung Quốc và Đài Loan để sản xuất TV. Tuy nhiên, hãng vẫn tự sản xuất một số model cao cấp, chủ yếu tại các nhà máy ở Malaysia.
Cùng với việc triển khai tự động hóa, Sony sẽ giảm một lượng lớn lao động. Công ty hiện có hàng nghìn lao động đang làm việc tại Malaysia, hầu hết là hợp đồng có thời hạn.
Nhiều công ty Nhật Bản đang phải vật lộn với chi phí lao động tăng cao ở các nhà máy đặt tại Đông Nam Á. Mức bồi thường hàng năm cho mỗi người lao động khi sa thải, bao gồm cả phúc lợi và tiền thưởng, trong lĩnh vực sản xuất của Malaysia trung bình là 7.048 USD, theo một cuộc khảo sát năm tài chính 2020 của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản.
Samsung đặt 1 triệu tấm nền TV OLED từ LG Samsung được cho là đang đàm phán với LG cho một lượng lớn tấm nền TV OLED, trong đó 1 triệu tấm nền sẽ được cung cấp ngay trong nửa cuối năm nay. Samsung đang chuyển hướng từ QLED TV nền LCD sang OLED Theo GSMArena , báo cáo nói các quan chức của cả Samsung và LG đã gặp nhau để thảo...