Samsung sẽ ra mắt smartphone trượt với công nghệ màn hình chưa từng có?
Samsung đã nộp cho WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) bằng sáng chế mô hình smartphone với thiết kế trượt và phần màn hình mở rộng trong suốt.
Các bản phác thảo mô tả thiết kế của hai thiết bị. Theo đó, một chiếc smartphone có thể trượt ra từ cạnh bên, trong khi thiết kế còn lại trượt ra theo chiều dọc. Điểm đáng chú ý là trong cả hai trường hợp, màn hình mở rộng từ phần trượt sẽ trong suốt, độ mờ có thể được điều chỉnh theo ý muốn.
Samsung sẽ ra mắt smartphone trượt với công nghệ màn hình trong suốt
Phần màn hình mở rộng trong suốt cho phép hiển thị các đối tượng kỹ thuật số trong khi vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ trong thế giới thực. Điều này giúp tăng trải nghiệm cho các ứng dụng AR (Thực tế tăng cường). Ví dụ nếu bạn đang săn lùng các mục tiêu trong một trò chơi AR, chúng sẽ dễ nhìn thấy hơn trong không gian vật lý. Nó cũng có thể giúp bạn nhắn tin dễ dàng hơn khi đang đi bộ mà không bị va chạm với các chướng ngại vật.
Với thiết kế trượt theo phương thẳng đứng, các hình ảnh cho thấy cơ chế trượt giúp thiết bị lớn hơn theo chiều dọc. Điều thú vị là thiết bị không có camera selfie, bằng sáng chế không cho thấy thiết kế đục lỗ hoặc tai thỏ vì vậy rất có thể máy ảnh sẽ được ẩn dưới màn hình.
Cơ chế trượt dọc của Samsung giống như thanh trượt Monte cũ nhưng có thiết kế lớn hơn. Ở phía sau, có năm vòng tròn nhỏ, bốn trong số năm số này có thể sẽ dành cho bộ phận camera, vòng tròn còn lại sẽ là đèn flash LED. Theo mô tả, phần màn hình sau của thanh trượt với công nghệ hiển thị trong suốt sẽ giúp người dùng dễ dàng chụp ảnh selfie với camera chính.
Video đang HOT
Với thiết bị thứ hai có màn hình ngang, khi được trượt ra, về cơ bản nó sẽ trở thành một chiếc máy tính bảng.
Tuy nhiên, đăng ký bằng sáng chế không có nghĩa những smartphone này sẽ được đưa vào sản xuất. Samsung có thể chỉ đang bảo vệ các ý tưởng tiềm năng về mặt pháp lý để sử dụng trong tương lai.
Dù vậy, Samsung đã từ bỏ việc phát triển tấm nền OLED trong suốt từ năm 2016 do nhu cầu sử dụng thấp, nhưng mọi thứ đã thay đổi trong vài năm qua và chúng ta có thể thấy hãng đang muốn đem công nghệ này sẽ trở lại.
Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng Samsung có thể đang phát triển một thiết bị gập “bí ẩn” để ra mắt cùng Galaxy Z Fold 4 và Z Flip 4 tại sự kiện Samsung Unpacked 2022 diễn ra vào tháng 8, vì vậy chúng ta sẽ phải chờ một thời gian nữa để xem liệu bất ngờ nào sẽ được mang đến.
Nga hợp pháp hóa hành vi trộm cắp bằng sáng chế, cân nhắc 'quốc hữu hóa' Apple
Chính phủ Nga đang tiến hành kế hoạch quốc hữu hóa tài sản do các công ty phương Tây, như Apple, đã để lại khi rời khỏi đất nước này.
Nga đã hợp pháp hóa hiệu quả hành vi trộm cắp bằng sáng chế từ bất kỳ ai liên kết với các quốc gia "không thân thiện" với nước này, tuyên bố cũng nói rằng việc sử dụng trái phép sẽ không phải bồi thường.
Nghị định trên đã được ban hành trong tuần này, làm căng thẳng thêm cuộc chiến kinh tế đã nổ ra sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt và rút khỏi ngành công nghiệp dầu khí khổng lồ của Nga. Các quan chức Nga cũng đưa ra khả năng dỡ bỏ các hạn chế đối với một số nhãn hiệu đang rút khỏi Nga hàng loạt, theo các phương tiện truyền thông nhà nước.
Các chuyên gia cho biết ảnh hưởng của việc mất quyền bảo hộ bằng sáng chế sẽ khác nhau tùy theo công ty, và cũng tùy thuộc vào việc họ có bằng sáng chế có giá trị ở Nga hay không. Chính phủ Mỹ từ lâu đã cảnh báo về tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước này. Năm ngoái, Nga nằm trong số 9 quốc gia nằm trong "danh sách theo dõi ưu tiên" vì các cáo buộc liên quan tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Giờ đây, các thực thể của Nga không thể bị kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu họ sử dụng một số bằng sáng chế mà không được phép.
Josh Gerben, một luật sư về sở hữu trí tuệ tại Washington, cho biết sắc lệnh về bằng sáng chế và bất kỳ việc dỡ bỏ bảo vệ sở hữu trí tuệ nào nữa có thể ảnh hưởng đến đầu tư của phương Tây vào Nga. Các công ty đã nhìn thấy rủi ro trong việc kinh doanh ở Nga sẽ có thêm lý do để lo lắng.
Gerben nói: "Đó chỉ là một ví dụ khác về việc mối quan hệ của Nga với thế giới đã thay đổi mãi mãi."
Nghị định của Nga loại bỏ các biện pháp bảo vệ đối với các chủ sở hữu bằng sáng chế đã đăng ký tại các quốc gia thù địch, kinh doanh tại đó hoặc giữ quốc tịch của họ.
Điện Kremlin đã không ban hành bất kỳ sắc lệnh nào về việc dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, Bộ Phát triển Kinh tế Nga vào tuần trước cho biết các nhà chức trách đang xem xét "loại bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng tài sản trí tuệ trong một số hàng hóa mà nguồn cung cấp cho Nga bị hạn chế", theo hãng tin nhà nước Nga Tass, và rằng các biện pháp tiềm năng có thể ảnh hưởng đến các sáng chế, chương trình máy tính và nhãn hiệu.
Bộ cho biết các biện pháp này sẽ "giảm thiểu tác động đối với thị trường do đứt gãy chuỗi cung ứng, cũng như tình trạng thiếu hụt hàng hóa và dịch vụ phát sinh do các lệnh trừng phạt mới của các nước phương Tây," Tass nói.
Luật sư Gerben cho biết một sắc lệnh tương tự về nhãn hiệu sẽ mở đường cho các công ty Nga khai thác các nhãn hiệu Mỹ đã ngừng kinh doanh tại Nga. Ông đưa ra một giả thuyết liên quan đến việc McDonalds, một trong những gã khổng lồ toàn cầu vừa tạm ngừng hoạt động tại Nga trước áp lực của dư luận.
Cũng trong hôm qua, Tổng thống Nga đã tán thành kế hoạch quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài đã rời khỏi đất nước, sau khi hàng trăm công ty phương Tây đã đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động.
Các công ty có thể dừng quá trình quốc hữu hóa nếu họ khởi động lại hoạt động kinh doanh của mình ở Nga trong vòng năm ngày kể từ ngày có lệnh của tòa án. Ngoài ra, họ cũng sẽ có khả năng bán tài sản của mình để bảo toàn việc làm và các hoạt động kinh doanh.
Một số công ty nước ngoài mà Nga đang xem xét để quốc hữu hóa bao gồm Apple, Ikea, Microsoft, IBM, Toyota, McDonalds và H&M, theo CNN đưa tin.
Apple đã tạm dừng tất cả các hoạt động bán hàng trực tuyến của mình tại Nga vào ngày 1/3, đồng thời ngừng xuất khẩu cho các nhà bán lẻ bên thứ ba tại nước này. Kể từ đó, công ty đã thực hiện các bước bổ sung để rời khỏi Nga, bao gồm việc tắt tính năng mua hàng trên App Store và tạm ngừng quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm trên App Store.
Hãng thiết bị chip ASML tố công ty Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ASML Holdings, nhà cung cấp máy in thạch bản lớn nhất thế giới được sử dụng trong sản xuất chip tiên tiến, đã cáo buộc một công ty Trung Quốc có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (IP). Theo South China Morning Post, trong báo cáo hằng năm công bố hôm 9.2, ASML nói một doanh nghiệp Trung Quốc liên kết...