Samsung khó đánh bại được Xiaomi trên thị trường smartphone Ấn Độ trong lúc này
Rất khó để Samsung có thể lật được kèo trước Xiaomi tại thời điểm này khi hãng smartphone Trung Quốc với chiến lược thông minh đang từng bước chiếm lĩnh thị trường và bỏ xa các đối thủ.
Mặc dù Samsung vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường smartphone toàn cầu trong Q3/2021 nhưng tình hình ở một số khu vực có vẻ không giống nhau. Tại Ấn Độ, Xiaomi đã dẫn đầu thị trường trong Q2/2021 và xu hướng này sẽ tiếp tục trong Q3/2021.
Theo các chuyên gia của Canalys, số lượng smartphone bán ra tại nước này đã giảm 5% so với năm ngoái, trong khi doanh số bán ra vẫn cao hơn so với Q2. Các chuyên gia phân tích kỳ vọng rằng doanh số bán smartphone tại Ấn Độ sẽ còn tăng mạnh trong Q4/2021 khi kỳ nghỉ lễ sắp tới.
Theo số liệu mới nhất, Xiaomi, cùng với các thương hiệu con POCO và Redmi đang tiếp tục thống trị thị trường Ấn Độ với thị phần lên tới 24%, trong đó có hơn 11,2 triệu chiếc được bán ra. Samsung đứng vị trí thứ hai với thị phần 19% (9,1 triệu chiếc smartphone được bán ra). Vivo và Realme lần lượt chiếm thị phần 17% và 16%.
Khoảng cách giữa Samsung và các công ty còn lại là tương đối nhỏ. Do đó Samsung có lý do để lo lắng về sự cạnh tranh. Công ty hoàn toàn có thể mất vị thế bất cứ lúc nào trong quý tiếp theo. Mặc dù Samsung đã phần nào thu hẹp được khoảng cách doanh số với đối thủ chính là Xiaomi nhưng hãng vẫn còn nhiều việc phải làm để giành lại được ngôi vương đã mất.
Đáng chú ý là ở một số khu vực, Samsung cũng thua kém cả Xiaomi. Vào cuối Q2/2021, vị trí của các công ty vẫn giữ nguyên ở thị trường Nga. Giờ đây, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn do lệnh cấm bán hơn 50 mẫu Samsung ở Nga vì liên quan đến tranh chấp bằng sáng chế Samsung Pay, mặc dù quyết định của tòa án vẫn chưa có hiệu lực.
Video đang HOT
Nhà phân tích Sanyam Chaurasia của Canalys cho biết: “Kế hoạch triển khai vắc-xin quy mô lớn đã phần nào giúp nền kinh tế Ấn Độ phục hồi “. Từ cuối tháng 6, nhu cầu thị trường tại Ấn Độ đã bắt đầu tăng vọt và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trong mùa lễ hội sắp tới. Các nhà cung cấp smartphone đã nắm bắt được cơ hội để đẩy lượng hàng cũ hơn ra thị trường trước kỳ nghỉ lễ. Nhưng hạn chế về nguồn cung đối với các model smartphone giá rẻ đã dẫn tới lượng hàng bán ra thị trường bị hạn chế.
Các thương hiệu smartphone đã buộc phải sử dụng các chương trình khuyến mãi để tăng sức hút cho các dòng smartphone cao cấp. Những thách thức này sẽ kéo dài sang Q4/2021 và chi phí logistic và linh kiện sẽ ngày càng đắt đỏ hơn. Việc thiếu hụt lượng hàng xuất xưởng sẽ dẫn đến thời gian giao hàng lâu hơn và giá bán lẻ tăng cao hơn. Nhưng các thương hiệu smartphone đang nỗ lực giảm thiểu tác động đến các khách hàng tại Ấn Độ. Họ sẽ ưu tiên các kênh trực tuyến để góp phần bình ổn giá bán sản phẩm.
Xiaomi dẫn đầu thị trường smartphone Ấn Độ cả về doanh số bán hàng lẫn thị phần trong Q3/2021.
Nhà phân tích Jash Shah đến từ công ty nghiên cứu Canalys cho biết: “Cuộc chiến giành thị phần ngày càng gay gắt hơn tại Ấn Độ. Các nhà cung cấp smartphone đang sử dụng một loạt các chiến lược, từ mở rộng tổ hợp sản phẩm đến tăng cường độ phủ kênh nhằm tăng doanh số và giá trị.
Chẳng hạn như Xiaomi sử dụng dòng Mi 11 để nâng cao thị phần trong phân khúc cao cấp, mặc dù thị phần nói chung có sự giảm nhẹ.
Apple, đối thủ cạnh tranh chính của Xiaomi trên phân khúc cao cấp đã sử dụng khuyến mại để tạo động lực bán iPhone 12 trước khi iPhone 13 ra mắt vào tháng 9.
Mặt khác Realme đang thực hiện một chiến lược khác, đó là tập trung vào các dòng smartphone 5G sở hữu giá bán phải chăng. Ước tính 70% doanh số bán hàng của Realme thông qua kênh bán hàng trực tuyến.
Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu chắc chắn vẫn sẽ còn gay gắt trong thời gian tới và đúng như câu “đường dài mới biết ngựa hay”. Vẫn chưa biết các hãng sẽ còn những chiêu thức nào để vượt mặt đối thủ và chiếm lĩnh thị trường smartphone Ấn Độ trong tương lai.
Xiaomi đặt mục tiêu vượt Samsung trong 3 năm
Sau khi thế chỗ Apple, trở thành nhà sản xuất smartphone số 2 thế giới, Xiaomi hướng đến mục tiêu cao hơn là truất ngôi Samsung.
CEO Xiaomi Lei Jun tại sự kiện 10/8.
Hôm 10/8, CEO Xiaomi Lei Jun phát biểu: "Nhiệm vụ hiện nay của chúng ta là củng cố vị trí thứ 2 trên thị trường toàn cầu. Chúng ta đặt mục tiêu trở thành số 1 thế giới trong 3 năm nữa". Nhà sáng lập Xiaomi nói trong sự kiện trực tuyến kỷ niệm 10 năm ra mắt mẫu smartphone đầu tiên của mình.
Trong một hội thảo năm 2014, ông Lei Jun từng cam kết đưa Xiaomi thành hãng smartphone bán chạy nhất trong 5 tới 10 năm. Ý tưởng này là do một lãnh đạo Apple cũng có mặt trong sự kiện thách thức.
Doanh số smartphone những quý gần đây của Xiaomi cho thấy đây không phải lời hứa suông. "Tôi vẫn còn nhớ vị lãnh đạo Apple đó đã nói "nói thì dễ, làm mới khó". Tôi đáp lại tình huống ngượng ngùng ấy và hỏi: "Nếu điều đó thành sự thật thì sao", ông hồi tưởng.
Xiaomi đã giành thị phần từ Huawei tại Trung Quốc lẫn nước ngoài. Năm 2020, Huawei có thời điểm là thương hiệu smartphone đứng đầu thế giới, song lệnh cấm vận từ Mỹ đã khiến mảng kinh doanh smartphone của hãng lao dốc. Theo ông Lei Jun, trong quý II, Xiaomi giành vị trí số 1 tại châu Âu, đồng thời là đối thủ mạnh nhất tại hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Cũng trong hôm 10/8, Xiaomi công bố hàng loạt sản phẩm mới như smartphone Mix 4, tivi, máy tính bảng, loa thông minh, robot CyberDog. Mix 4 hướng đến phân khúc cao cấp, sử dụng chip Snapdragon 888 hiện đại nhất của Qualcomm.
Nửa đầu năm 2021, doanh số smartphone Xiaomi đạt 101,7 triệu máy, tăng trưởng hơn 75% so với cùng kỳ năm 2020, theo hãng nghiên cứu IDC. Xiaomi giành 17% thị phần smartphone toàn cầu trong quý II, chỉ sau Samsung (18,8%) và đứng trên Apple (14,1%).
Nikkei đưa tin, Xiaomi tăng cường mua sắm linh kiện để sản xuất tối đa 240 triệu smartphone trong năm nay. Cũng như Huawei, Xiaomi từng bị chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump xem là nguy cơ an ninh quốc gia và bị liệt vào danh sách cấm vận thương mại. Tuy nhiên, vào tháng 5, công ty thắng kiện và được gỡ tên khỏi danh sách.
Xiaomi thành lập năm 2010, nổi tiếng với các thiết bị giá rẻ, chất lượng tốt và chiến lược marketing sáng tạo, thu hút khách hàng trẻ, nhạy cảm với giá. Từ đó tới nay, công ty mở rộng sang các lĩnh vực khác như tivi thông minh, thiết bị IoT... và xây dựng thành công hệ sinh thái của mình.
Ông Lei được giới công nghệ trong nước gọi là "Steve Jobs của Trung Quốc". Vào tháng 6, ông tuyên bố Xiaomi sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào ô tô điện, đích thân ông dẫn đầu mảng kinh doanh mới. Ngoài ra, công ty cũng có tham vọng tự cường bán dẫn và tích cực đầu tư vào các doanh nghiệp liên quan tới bán dẫn trong vài năm qua.
Thị trường smartphone Việt dự báo giảm tăng trưởng Do tình trạng giãn cách để phòng dịch, thị trường smartphone dự báo sẽ giảm tăng trưởng trong nửa sau năm 2021. Hãng nghiên cứu thị trường Canalys vừa công bố top 5 hãng có lượng smartphone xuất xưởng lớn nhất tại Việt Nam trong quý 2/2020. Theo đó, cả 4 hãng trong top 5 đều giảm tăng trưởng so với trước, chỉ...