Samsung: Khi “Thái tử” trở về
Lee Jae Yong, người thừa kế tập đoàn Samsung, đã ra tù và âm thầm đưa chaebol lớn nhất Hàn Quốc thoát khỏi thời kỳ trì trệ.
Ông Lee Jae Yong ra tù hôm 13/8
Tuần này, Samsung tiết lộ cam kết thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc khi “bơm” 240 nghìn tỷ won (205 tỷ USD) và tuyển mới 40.000 lao động trong 3 năm tới. Samsung cũng được kỳ vọng sẽ hoàn thành kế hoạch đầu tư 17 tỷ USD vào Mỹ. Khi ngồi trên một núi tiền mặt khổng lồ, tập đoàn lớn nhất xứ kim chi tích cực tìm kiếm các thương vụ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, 5G và công nghệ xe hơi. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, ngay sau khi ra tù hôm 13/8, ông Lee đã ngay lập tức đến văn phòng Samsung và nghe báo cáo từ các lãnh đạo. Cấp dưới của ông xem đây là cơ hội để xúc tiến phê duyệt các dự án đã chất đống trong nhiều tháng.
Nhiều thứ đã xảy ra trong thời gian ông Lee ngồi tù. Đó là cuộc khủng hoảng chip toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn cung của Samsung và cơn bão tuyết lớn tại Texas, nơi Samsung có một nhà máy, khiến khủng hoảng thêm trầm trọng. Các đối thủ cũng không bỏ qua thời cơ mở rộng sự hiện diện. Trong khi kế hoạch của Samsung ngừng trệ, Intel lại vạch ra chiến lược sản xuất chip để cạnh tranh trực diện. Trên thị trường smartphone, thị phần Samsung bị Apple và Xiaomi gặm nhấm.
Video đang HOT
Những lời kêu gọi trả tự do cho ông Lee từ các lãnh đạo doanh nghiệp và công chúng ngày một tăng thời gian gần đây. Nó cho thấy vai trò to lớn của Samsung trong kinh tế đất nước. Người Hàn Quốc vốn có quan hệ phức tạp với các tập đoàn gia đình trị (chaebol) mà Samsung là lá cờ đầu. Người cha quá cố của ông Lee – Chủ tịch Lee Kun Hee – hai lần bị kết tội rồi được ân xá. Ông là người có công đưa Samsung tới vị thế ngày nay.
Ông Lee Jae Yong ngồi tù lần đầu tiên vì tội danh tham nhũng và được thả ra một năm sau (2018). Ông có mặt trong các sự kiện mà Văn phòng Tổng thống tổ chức tại các nhà máy Samsung và thậm chí còn bay đến Bình Nhưỡng để dự Hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Trong phiên điều trần cuối cùng của vụ án hối lộ, ông rơi nước mắt và thề sẽ xây dựng một “Samsung mới”, mang lại giá trị cho xã hội.
Án tù là cú sốc lớn với Samsung. Công ty cố gắng đưa ra các thay đổi để tránh bị ảnh hưởng bởi chỗ trống ở vị trí lãnh đạo. Họ có một đội quân giám đốc, song không ai có đủ thẩm quyền ký kết các hợp đồng hàng tỷ USD, như nhà máy chip Mỹ hay một vụ thâu tóm lớn.
Ông Lee được tin tưởng sẽ tiếp quản Samsung, bất chấp hạn chế đối với người ra tù của Hàn Quốc. Bộ trưởng Tư pháp cho biết, ông không vi phạm quy định do không được công ty trả tiền hay đăng ký làm Giám đốc. Bình luận dường như là lời thừa nhận ngầm rằng, ông Lee sẽ tham gia quản lý công ty và làm dấy lên một số tranh cãi.
Tuy nhiên, ông vẫn được nhiều người ủng hộ. Tờ Maeil Business Newspaper viết một bài ca ngợi ông và rằng ông sẽ phục vụ quốc gia bằng cách hồi phục Samsung. Trong lúc này, ông Lee đến tòa án hàng tuần vì vụ án liên quan tới vụ sáp nhập giữa các công ty con của tập đoàn. Tháng sau, ông bước vào phiên tòa mới vì cáo buộc sử dụng chất cấm propofol.
Có lẽ, nhiệm vụ lớn nhất của ông Lee hiện tại là thiết lập một hệ thống để bảo đảm mọi thứ diễn ra trôi chảy tại tập đoàn giá trị nhất Hàn Quốc, phòng khi ông vắng mặt.
"Thái tử" Samsung có chỉ đạo đầu tiên sau song sắt
Với việc người thừa kế Lee Jae-yong phải ngồi tù, có nhiều suy đoán cho rằng Samsung sẽ không duy trì Ủy ban Giám sát tuân thủ của tập đoàn như cũ. Tuy nhiên thông điệp chỉ đạo đầu tiên từ trong tù của ông Lee khẳng định ngược lại.
Lee Jae-yong, người thừa kế và cũng là người đứng đầu trên thực tế của Samsung, vừa tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì Ủy ban Giám sát tuân thủ của tập đoàn, trong thông điệp đầu tiên gửi ra từ trong tù.
Tập đoàn Hàn Quốc khẳng định trong thông cáo: "Lee nói rằng ông ấy sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của Ủy ban Giám sát tuân thủ, và cũng yêu cầu các thành viên ủy ban giữ vững công việc hiện tại của họ".
"Thái tử" Lee Jae-yong vừa tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì Ủy ban Giám sát tuân thủ của tập đoàn Samsung, trong thông điệp đầu tiên gửi ra từ trong tù.
Samsung thành lập ủy ban độc lập nêu trên vào tháng 2/2020, nhằn giám sát việc hoạt động tuân theo luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức của tập đoàn. Việc này cũng do Tòa án cấp cao Seoul yêu cầu Samsung thực hiện từ tháng 10/2019.
Nội bộ Samsung từng đặt nhiều hy vọng rằng việc thành lập ủy ban sẽ giúp "Thái tử" Lee Jae-yong được hưởng án treo. Tuy nhiên, tòa án của Hàn Quốc cho rằng ủy ban tuân thủ của Samsung không đủ để trở thành yếu tố giảm trừ cho ông Lee.
Lee Jae-yong bị Tòa án cấp cao Seoul tuyên án 2 năm rưỡi tù giam hôm thứ Hai vừa rồi, trong phiên xét xử lại vụ án hối lộ cựu Tổng thống Park Geun-hye. Năm 2017, ông Lee từng bị kết án 5 năm tù, nhưng được thả năm 2018 sau khi Tòa án cấp cao Seoul giảm án.
Với việc lãnh đạo đứng đầu phải ngồi tù, có nhiều suy đoán cho rằng Samsung sẽ không duy trì ủy ban tuân thủ như cũ. Tuy nhiên thông điệp mới nhất của Lee Jae-yong tái khẳng định cam kết thúc đẩy một "Samsung mới", cải thiện văn hóa tuân thủ pháp luật.
Trong một cuộc họp báo năm ngoái, Lee Jae-yong nhấn mạnh rằng việc tuân thủ luật pháp là giá trị không thể bị tổn hại, và ủy ban sẽ hoạt động độc lập mà không bị gián đoạn ngay cả sau khi cuộc chiến pháp lý của ông kết thúc.
Được biết, ủy ban tuân thủ của Samsung đã được lên kế hoạch tổ chức cuộc họp đầu tiên trong năm, với phần trình bày của 7 công ty thành viên.
Loạt kỳ vọng ở 'Thái tử Samsung' sau ân xá Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong được tại ngoại sớm, mở ra cơ hội phục hồi kinh tế cho Hàn Quốc với các kế hoạch của công ty. Từ Trung tâm giam giữ Seoul ở tỉnh Gyeonggi hôm 13/8, ông Lee đến trụ sở Samsung ở Seocho, phía nam Seoul và ở đó đến đêm. Ông được cho là đã tham gia một...