Samsung khai tử nền tảng Bada, sát nhập vào hệ điều hành Tizen
Sau một thời gian dài chìm nghỉm cùng với Symbian và WebOS, hệ điều hành Bada cuối cùng cũng đã được Samsung cho nghỉ hưu. Thay vào đó, đại gia Hàn Quốc sẽ sát nhập nền tảng này vào dự án Tizen, hệ điều hành được xây dựng nên từ những tro tàn của MeeGo.
Samsung Wave, dòng sản phẩm sử dụng Bada sẽ không được nâng cấp lên Tizen.
Theo lời ông Hong Won-pyo, một lãnh đạo cấp cao của Samsung thì các thiết bị nền Tizen sẽ được ra mắt trong năm nay. Các thiết bị này đều có khả năng tương thích ngược với hệ điều hành Bada. Điều này có nghĩa là các ứng dụng được phát triển cho Bada đều có thể hoạt động bình thường trên Tizen, đây là một lợi thế cho một hệ điều hành còn non trẻ. Nhưng điều đáng buồn là các smartphone chạy Bada trước đây sẽ không được nâng cấp lên Tizen.
Sau khi Nokia tuyên bố không hỗ trợ MeeGo nữa (MeeGo là sản phẩm hợp tác của Nokia và Intel), hệ điều hành Tizen được phát triển với tiêu chí là một sản phẩm mã nguồn mở, thể hiện rõ tham vọng của Samsung là họ muốn tự xây dựng hệ sinh thái của riêng mình thay vì sử dụng các nền tảng có sẵn như Android hay Windows Phone.
Theo Genk
Số phận hẩm hiu của các nền tảng di động nguồn mở
Phần mềm nguồn mở có lẽ là một trong những ý tưởng công nghệ với mục đích phổ cập rộng rãi. Các nền tảng nguồn mở đã đạt thành công rực rỡ trên internet và đem lại nhiều điều tuyệt vời cho Google hay Mozilla. Thế nhưng, ở thế giới di động, câu chuyện lại hoàn toàn khác: Ngoại trừ Android của Google, các hệ điều hành nguồn mở hầu như chưa thu được thành tựu đáng kể nào. Sau đây, GenK xin tổng hợp danh sách các nền tảng nguồn mở đã thất bại trên thị trường di động.
1. Openmoko
Quay trở lại thời điểm năm 2006, nền công nghiệp di động khi đó là một thế giới hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, Openmoko đã đem lại những ý tưởng vô cùng mới mẻ và thu hút không ít sự chú ý. Về cốt lõi, dự án điện thoại di động Openmoko là một nỗ lực để đưa hệ điều hành Openmoko Linux đến với các thiết bị di động. Giao diện người dùng được thiết kế dành cho cảm ứng và được xây dựng với sự hỗ trợ của X.Org Server và bộ công cụ GTK .
Điện thoại chạy hệ điều hành Openmoko đầu tiên, Neo 1973 được ra mắt năm 2007 dành riêng cho các nhà phát triển. Phiên bản thương mại có tên FreeRunner được trình làng sau đó vào giữa năm 2008. Thế nhưng, thiết bị này chỉ được trang bị vi xử lý ARM tốc độ 400 MHz chậm chạp cùng màn hình cảm ứng kích thước chỉ 2,8 inch nên không hề gây được bất kì tiếng vang nào. Đến lúc này, Apple iPhone đã đạt những thành tựu nhất định còn Android cũng đã bắt đầu đến tay người sử dụng, hẳn rất ít người chú ý đến sự hiện diện của một sản phẩm như FreeRunner.
Video đang HOT
Năm 2009, Openmoko đã dừng tất cả các dự án phát triển điện thoại nhưng lại tuyên bố sẽ tiếp tục bán và hỗ trợ dòng thiết bị NeoRunner. Vì thế, hệ điều hành Openmoko vẫn còn tồn tại trên lý thuyết, nhưng rất khó để nền tảng này tạo nên bất kỳ tác động nào lên nền công nghiệp không dây trong tương lai.
2. Greenphone
Có thể nói Greenphone là một thiết bị độc nhất vô nhị. Chiếc điện thoại này được ra đời hoàn toàn dưới sự bảo trợ từ một chi nhánh rất nhỏ của Nokia có tên Trolltech (bây giờ là Qt Software). Thiết bị chạy Linux có tên gọi Qtopia này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà phát triển và những cá nhân ham mê công nghệ.
Sự ra đời của Greenphone có thể ví như một cuộc thử nghiệm của một nền tảng di động hoàn toàn mở hơn là kinh doanh. Về cấu hình, chiếc điện thoại này được trang bị vi xử lý Intel Xcale 312 MHz, màn hình độ phân giải QVGA cùng 128 MB bộ nhớ và kết nối GSM 2G. Gói sản phẩm Greenphone được bán ra với giá 695 USD.
Chỉ hơn một năm sau, Trolltech công bố đã bán hết tất cả các gói Greenphone và sẽ ngừng sản xuất dòng sản phẩm này. Có lẽ mức giá quá đắt cho một sản phẩm không có nhiều khác biệt là lý do mà Greenphone đi vào dĩ vãng.
3. Moblin
Hệ điều hành Moblin được Intel trình làng lần đầu vào năm 2005 nhằm đưa vào sử dụng trên điện thoại và các thiết bị di động có khả năng lướt web (mobile internet device- MID). Rất có thể, bạn đọc đã quên lãng sự tồn tại của chúng: Về cơ bản, MID là một thiết bị điện tử màn hình cảm ứng có kích cỡ lớn hơn điện thoại một chút. Chúng gần như những máy tính bảng cỡ nhỏ mà chẳng ai muốn sở hữu.
Hệ điều hành Moblin được Intel phát triển dành riêng cho các thiết bị sử dụng vi xử lý Atom. Ngoài mục tiêu chủ yếu là các thiết bị MID, một số netbook lúc đó cũng đã được ra mắt với hệ điều hành Moblin như Dell Inspiron 10v. Đến cuối năm 2009, những thất bại về doanh số đã khiến Intel quyết định ngừng phát triển hệ điều hành này.
Tháng 2 năm 2010, Intel công bố sẽ sáp nhập Moblin với dự án Maemo của Nokia để tạo nên một hệ điều hành mới với tên gọi MeeGo.
4. Maemo
Hệ điều hành Maemo được Nokia phát triển và ra mắt lần đầu vào tháng 9 năm 2005 trên máy tính bảng internet Nokia 770. Sau đó, quá trình phát triển Maemo vẫn được tiếp tục tiến hành. Nhiều phiên bản cập nhật được ra đời nhưng lại có quá ít thiết bị hỗ trợ. Nokia N800 và N900 là những cái tên đáng kể nhất sử dụng hệ điều hành này. Cuối cùng thì quá trình phát triển bị ngừng lại ở phiên bản Maemo 5 trên N900.
Vào tháng hai năm 2010, Nokia tuyên bố khai tử Maemo và sẽ liên minh với Intel để phát triển dự án MeeGo.
5. MeeGo
Nếu như "kết đôi" sớm hơn một vài năm, Nokia và Intel rất có thể đã trở thành một cặp đôi hoàn hảo. Thế nhưng, mãi đến năm 2010, khi nền công nghiệp di động đang rẽ sang một hướng hoàn toàn khác. Bởi Android đang vươn lên mạnh mẽ và đã có thể thách thức iOS một cách thực sự, thì rất khó khăn để MeeGo, "đứa con chung" của hai gã khổng lồ này có thể thành công.
Dự án MeeGo được tiến hành như một động thái phản ứng của Intel khi Windows 7 bỏ qua các vi xử lý ARM. Sau vụ hợp tác này, trong khi việc kinh doanh vi xử lý của Intel vẫn rất thuận lợi thì Nokia lại lâm vào một cuộc khủng hoảng thật sự. Doanh số và lợi nhuận của công ty Phần Lan sụt giảm đáng kể, đến mức họ phải thay thế CEO của mình.
Tháng hai năm 2011, CEO mới của Nokia, Stephen Elop (vốn là người cũ của Microsoft) đã tuyên bố Nokia sẽ cắt đứt mọi liên hệ với dự án MeeGo và cả nền tảng đang hấp hối Symbian. Thay vào đó, công ty Phần Lan sẽ bắt tay với Microsoft để sản xuất các thiết bị Windows Phone. Tuy nhiên, họ vẫn cho ra mắt smartphone N9 với hệ điều hành MeeGo sau công bố trên. Nhiều người sử dụng đã cảm thấy rất tiếc nuối khi chứng kiến những tiềm năng của MeeGo qua N9.
Một vài tháng sau, đến lượt Intel quyết định rút lui khỏi MeeGo và quay sang hợp tác với Samsung để phát triển Tizen.
6. Tizen
Tizen thực sự có một lịch sử khá lâu dài. Tiền thân của Tizen là LiMo, một hệ điều hành được chính Samsung phát triển. LiMo là nền tảng được dựa trên lõi Linux sau đó có màn ra mắt vào năm 2007 trên một số thiết bị như Samsung H1. Tuy nhiên, hệ điều hành này không được giới chuyên môn đánh giá cao do giao diện thô kệch và mắc khá nhiều lỗi nghiêm trọng.
Như đã nói ở trên, sau khi dừng dự án MeeGo, Intel quay sang bắt tay với Samsung và Tizen được ra đời. Từ tro tàn của LiMo (và cả MeeGo), nền tảng Tizen vẫn dựa trên Linux như LiMo nhưng kết hợp cả Foundation Libraries và WebKit.
Cho đến thời điểm này, có lẽ còn quá sớm để kết luận Tizen sẽ "chết" như Maemo hay MeeGo. Tuy nhiên, tương lai của nền tảng này đang dần trở nên bấp bênh theo thời gian. Samsung là nhà bảo trợ chính của Tizen nhưng họ cũng đồng thời là đối tác phần cứng lớn nhất của Android và là đối thủ đáng kể nhất của Apple. Có rất ít lý do để gã khổng lồ Hàn Quốc quên đi những gì mình đang có để đánh cuộc với canh bạc Tizen.
7. WebOS
WebOS lần đầu tiên xuất hiện vào đầu năm 2009, khi Palm giới thiệu điện thoại Pre ở triển lãm CES. Ở thời điểm mà iPhone mới bắt đầu trở nên phổ biến và Android thì còn đang ở những năm tháng "sơ sinh", những gì mà Palm làm được quả thực rất ấn tượng. Với Pre, Palm đã phô diễn tính đa nhiệm thực sự và khả năng quản lý ứng dụng một cách đẹp mắt và dễ nắm bắt. Thế nhưng, số phận của hệ điều hành WebOS lại vô cùng đen đủi.
Palm phải mất đến 6 tháng để đưa Pre ra thị trường, thế nhưng sau đó, người xử dụng chỉ có thể mua smartphone này từ một kênh duy nhất là nhà mạng Sprint trong khoảng thời gian chỉ 6 tháng. Palm thiếu đi những nguồn lực cần thiết để kịp thời nâng cấp WebOS. Kết quả là hệ điều hành này nhanh chóng trở nên tụt hậu so với Android và iOS. Đã có đôi chút hi vọng dấy lên khi công ty này được HP mua lại. Thế nhưng, khoảng thời gian quá dài từ khi thương vụ hoàn tất đến lúc những thiết bị ra đời khiến người sử dụng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi.
Sau khi trình làng TouchPad vào giữa năm 2011, HP đã công bố ngừng phát triển WebOS. Vài tháng sau đó, HP quyết định "mở nguồn" cho WebOS. Tuy nhiên, phải đến giữa năm 2012, phiên bản nguồn mở Open WebOS 1.0 mới có thể trình diện lần đầu. HP hiện tại vẫn đang tài trợ dự án này, nhưng rất ít các nhà phát triển đoái hoài đến phần mềm đã lỗi thời của Open WebOS vì Android đang đem lại cho họ những cơ hội lớn hơn nhiều.
Tạm kết
Một điều vô cùng thú vị là có mối liên hệ chặt chẽ giữa các nền tảng di động nguồn mở. Moblin, Maemo, Meego, Tizen, Limo đều liên quan đến nhau theo một cách nào đó. Thế nhưng, tất cả các hệ điều hành này đều không thể thành công, dù là trên quy mô khiêm tốn nhất. Android là hệ điều hành nguồn mở hoàn toàn duy nhất tìm thấy thành công thực sự. Và có lẽ điều này sẽ không thay đổi trong một thời gian dài nữa.
Theo Genk
Những hệ điều hành smartphone nhỏ bé liệu có khả năng sống sót? Đã bao giờ bạn có ý định mua một chiếc smartphone chạy hệ điều hành Ubuntu, Tizen hay Firefox. Câu trả lời của đa số các bạn sẽ là: Không. Tại sao vậy? Hiện tại, trên thế giới chỉ có Android và iOS là hai hệ điều hành đang có khả năng tranh giành vị trí thống trị thế giới và không hề...