Samsung bán nhà máy LCD cho Trung Quốc
Samsung đã bán nhà máy lớn nhất ở Trung Quốc cho TCL với giá 1,08 tỷ USD.
Nhà máy đặt tại Tô Châu (Trung Quốc) từng là nguồn cung cấp 27% sản lượng màn hình LCD cho Samsung Display năm ngoái. Theo kế hoạch, hãng sẽ ngừng sản xuất công nghệ LCD vào cuối 2020 để tập trung vào màn hình OLED trong tương lai.
CSOT, một công ty công ty con của TCL chuyên về tấm nền, là bên mua lại 60% cổ phần nhà máy LCD của Samsung. 10% còn lại sẽ thuộc sở hữu của TCL và 30% được chính quyền thành phố Tô Châu nắm giữ. Ngoài tiền mặt, Samsung Display cũng giữ cổ phần của TCL sau thương vụ.
Sau khi xây dựng năm 2011, Tô Châu là nhà máy sản xuất LCD lớn nhất của Samsung tại Trung Quốc.
Việc bán nhà máy sản xuất LCD không có nghĩa là Samsung sẽ dừng bán TV sử dụng công nghệ này. Hãng Hàn Quốc vẫn tung ra TV LCD LED thời gian tới nhưng sử dụng tấm nền mua từ bên thứ ba, thay vì trực tiếp sản xuất.
Từ năm 2019, Samsung đã giảm sản xuất LCD vì nhu cầu ở tấm nền này giảm và lợi nhuận không còn cao. Hãng đã đầu tư 8,3 tỷ USD cho dây chuyền sản xuất màn hình QD – OLED nhằm tạo ra thế hệ TV mới thay thế cho LCD LED. Nhà sản xuất Hàn Quốc hiện tập trung vào sản xuất màn hình chấm lượng tử Quantum Dot cho TV và màn hình OLED cho các thiết kế bị di động. Trong tương lai, hai nhánh công nghệ màn hình này sẽ gộp chung lại, tạo ra loại màn hình mới là Quantum Dot OLED (QD – OLED).
Theo Statista, quý I/2020, Samsung vẫn là hãng TV lớn nhất thế giới với số lượng xuất xưởng hơn 10 triệu sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm của hãng đều sử dụng công nghệ LCD LED, trong khi các đối thủ đã dịch chuyển sang OLED cho phân khúc cao cấp.
Samsung Display nhập thiết bị sản xuất màn hình chấm lượng tử QD
Màn hình QD sử dụng điốt phát quang hữu cơ (OLED) và các công nghệ chấm lượng tử, từ đó có thể cung cấp dải màu tốt hơn và có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn.
Trụ sở Samsung tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/6/2020.
Nhà sản xuất tấm nền màn hình lớn của Hàn Quốc Samsung Display Co. ngày 1/7 cho biết đã nhập về thiết bị để sản xuất màn hình chấm lượng tử (QD), trong bối cảnh "ông lớn" này đang đẩy nhanh sự chuyển đổi từ mảng kinh doanh màn hình tinh thể lỏng (LCD).
Samsung Display cho biết thiết bị sản xuất màn hình QD đã được vận chuyển đến nhà máy của hãng ở Asan, cách thủ đô Seoul 90 km về phía Nam. Quá trình thiếp lập dây chuyền sản xuất màn hình QD này được dự đoán sẽ hoàn tất trước cuối năm nay, sau đó thời gian vận hành thử dự kiến sẽ diễn ra theo từng giai đoạn vào năm sau.
Màn hình QD sử dụng điốt phát quang hữu cơ (OLED) và các công nghệ chấm lượng tử, từ đó có thể cung cấp dải màu tốt hơn và có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn.
Tháng Mười năm ngoái, Samsung Display đã công bố kế hoạch đầu tư 13.000 tỷ won (10,8 tỷ USD) đến năm 2025 để nâng cấp các cơ sở sản xuất màn hình LCD và triển khai sản xuất các tấm nền màn hình tiên tiến hơn. Kể từ đó, Samsung Display vẫn đang cố gắng thiết lập các dây chuyền sản xuất màn hình QD.
Samsung Display cho biết sẽ ngừng sản xuất màn hình LCD vào năm tới và sẽ tập trung vào việc chuyển đổi sang mảng kinh doanh màn hình QD, nhằm nâng cao khả năng sinh lời và tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực màn hình.
Trước đó, năm 2019, Samsung Display đã tạm thời đình chỉ một vài dây chuyền sản xuất màn hình LCD sau khi xảy ra tình trạng dư cung trong ngành này do các nhà sản xuất Trung Quốc./.
Samsung Display sẽ dừng sản xuất màn hình LCD vào cuối năm 2020 Samsung Display cho biết hãng này đã quyết định chấm dứt việc sản xuất tấm màn hình tinh thể lỏng (LCD) tại Hàn Quốc và Trung Quốc vào cuối năm nay. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) Ngày 31/3, phát ngôn viên của nhà sản xuất tấm nền màn hình Hàn Quốc Samsung Display cho biết hãng đã quyết định chấm dứt việc sản...