SAMCO ủng hộ 100 triệu đồng cho Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình
Chiều 20.12, tại Tòa soạn Báo Thanh Niên, đại diện Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn ( SAMCO) đã trao 100 triệu đồng cho Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình – Báo Thanh Niên, dành hỗ trợ những sinh viên nghèo hiếu học.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên (thứ hai từ trái qua) nhận số tiền hỗ trợ từ ông Trần Quốc Toản, Tổng giám đốc SAMCO (thứ hai từ phải qua)
Đây là một trong những hoạt động cộng đồng, xã hội và từ thiện của tập thể cán bộ nhân viên SAMCO.
Trung bình, mỗi năm, SAMCO tham gia đến hơn 20 chương trình từ thiện xã hội với kinh phí trên 2 tỉ đồng.
Theo TNO
75 tuổi vẫn cặm cụi lo cho 3 cháu ăn học
Tuy tuổi đã về chiều nhưng hàng ngày, cụ bà Đặng Thị Xạ (ngụ huyện Cái Nước, Cà Mau) vẫn ngồi bên bếp lửa chiên từng cái bánh chuối bán kiếm tiền lo cho 3 đứa cháu cắp sách đến trường.
Bếp lửa soi sáng tương lai
Video đang HOT
Hiện ở tuổi 75, hàng ngày cụ bà Đặng Thị Xạ hàng ngày cụ vẫn ngồi chiên từng cái bánh bán kiếm tiền lo cho 3 đứa cháu ăn học và lo cho cuộc sống gia đình. Đáp lại công ơn của bà, các cháu đứa nào cũng ngoan hiền và luôn đạt thành tích cao trong học tập.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú chia sẻ: "Nhờ có những cái bánh của cụ mà 3 đứa cháu mới được cắp sách đến trường. Tuy thu nhập chẳng bao nhiêu nhưng nhiều năm qua, những cái bánh này đã nuôi bốn miệng ăn trong gia đình cụ Xạ".
Cụ Xạ đang chiên bánh bán lấy tiền nuôi cháu ăn học.
Sau khi bài viết được đăng trên báo điện tử Dân trí, đông đảo độc giảgửi bình luận ngỏ ý muốn động viên 4 bà cháu cụ Đặng Thị Xạ (địa chỉ: ấp Tân Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau). Độc giả có thể chia sẻ với gia đình cụ Xạ qua số điện thoại của cô Lê Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Khuyến học xãThạnh Phú: 0975 014 202
Qua tìm hiểu được biết, cụ Xạ đã gắn bó với bếp lửa đã gần suốt 7 năm qua, kể từ khi người con trai duy nhất của cụ bị đột tử qua đời. Nước mắt khóc cho con trai chưa ráo thì cô con dâu của cụ cũng lặng lẽ ra đi không nói lời từ biệt, để lại cho cụ 3 đứa cháu nheo nhóc. Tuổi già sức yếu, cộng với nỗi buồn đau trước những mất mát quá lớn, nhưng cụ Xạ vẫn đứng vững để nuôi 3 đứa cháu nên người.
"Nhiều đêm ngồi suy nghĩ, tui chọn nghề bán bánh để làm kế sinh nhai, bởi việc chiên bánh bán không cần sức lao động, chỉ cần kiên trì là có thể làm được", cụ Xạ nhớ lại.
Cái thời cụ Xạ mới "ra nghề", ở vùng quê hẻo lánh này người ta chỉ làm bánh để ăn chứ đâu ai buôn bán nên việc bán bánh của cụ hết sức suôn sẻ, mỗi ngày có thể kiếm lời được vài chục ngàn đồng mua gạo lo cho cuộc sống gia đình. Dù vậy, không phải ngày nào cũng bán được bánh, có những lúc bánh bán không hết, cả bốn bà cháu phải ăn bánh thay cơm.
Bà con lân cận cho biết, gia cảnh của cụ Xạ rơi vào túng quẫn là từ khi 3 đứa cháu bắt đầu đi học. "Mỗi ngày, ngoài việc lo cho bốn miệng ăn, còn phải tốn từ 15 - 20 ngàn đồng cho tụi nó đi học, rồi nào phải đóng phí lớp, tiền sách vở... Gần 7 năm qua, bếp lửa nhà cụ Xạ đã soi sáng tương lai của các cháu, nhưng hiện nay gia cảnh của cụ Xạ cũng gặp rất nhiều khó khăn", bà Lê Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thạnh Phú cho biết.
Gia cảnh hết sức khó khăn nhưng cụ Xạ luôn quyết tâm lo cho các cháu học tập. Cụ quan niệm rằng chỉ có ánh sáng của tri thức mới soi sáng tương lai của con trẻ. "Nhà không có một cục đất để chọi chim, nếu không cho tụi nó học, sau này lớn lên tụi nó biết làm gì để sống", cụ Xạ nghẹn ngào nói.
Nhờ có những cái bánh chuối chiên của bà nội, các cháu mới được đến trường.
Ước mơ đến xót lòng
Bà Võ Thị Lộc (một người hàng xóm của cụ Xạ) cho biết: "Thời gian gần đây, do tuổi già sức yếu, việc đi lại hết sức khó khăn nên cụ Xạ không còn đi bán nữa mà chỉ ngồi nhà chiên rồi giao cho các cháu đi bán. Nói thật, mỗi khi qua nhà cụ Xạ chơi, thấy có bánh dư là tôi kêu con cháu đến mua giúp, vì thấy cảnh 4 bà cháu ngồi ăn bánh thay cơm làm tui phải rơi nước mắt".
Do gia cảnh quá nghèo khổ, các cháu của cụ Xạ phải lam lũ mưu sinh ở cái tuổi còn cắp sách đến trường, vậy mà cháu nào cũng ngoan hiền, học giỏi. Cháu lớn Nguyễn Thanh Nhã (13 tuổi, học lớp 7, Trường THCS Trần Quốc Toản) đạt danh hiệu học sinh giỏi suốt 4 năm liền; cháu kế Nguyễn Thanh Nhịn, đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến suốt 5 năm học tập; còn cháu út Nguyễn Thùy Trang, hiện đang học lớp 2.
"Tụi nghiệp nó lắm, có khi vào học thấy nó ngồi lấy tay bóp bụng tưởng đâu nó bị bệnh, hỏi ra mới biết từ sáng đến đi học nó chỉ ăn được một cái bánh chuối chiên duy nhất. Có những lúc tôi phải bỏ tiền túi cho nó đi ăn sáng để no bụng mà học", thầy Ngô Trường Giang - giáo viên chủ nhiệm của em Nguyễn Thanh Nhã nói về em như vậy.
Khi chúng tôi hỏi về ước mơ của mình, hai em Nhã và Nhịn đều nhìn lắc đầu lặng thinh. Chỉ riêng em Nguyễn Thùy Trang tươi cười nói: "Em ước gì ngày nào cũng bán hết bánh, tụi em và bà nội không phải ăn bánh chuối chiên thay cơm nữa", một ước mơ nghe đến xót lòng.
Đã ở vào cái tuổi gần đất xa trời nhưng cụ Xã vẫn lo cho 3 cháu được đến trường.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cho hay: "Biết rất rõ về gia cảnh của cụ Xạ nhưng địa phương còn khó khăn nên chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ nhất thời để giúp gia đình cụ giải quyết khó khăn trước mắt, còn về lâu dài rất cần sự chung tay chia sẻ của mọi người".
Nhìn nụ cười của 3 đứa trẻ thơ ngây bên mâm bánh chuối chiên mà chúng tôi thấy chạnh lòng. Một mai, khi bà nội ngày một già yếu hơn thì không biết tương lai của các em sẽ ra sao?
Tuấn Thanh
Theo Dantri
TPHCM: Học lịch sử qua bảng tên đường UBND quận 1 (TPHCM) vừa có công văn đề nghị UBND TP cho phép thực hiện các bảng tóm tắt tiểu sử tên đường, cầu đường trên địa bàn quận 1 để tăng cường giáo dục truyền thống. Theo đó, đối với các bảng tên đường, cầu là tên các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử sẽ có kèm theo thông...