Sắm Tết chưa bao giờ là dễ dàng nhưng nếu muốn tiết kiệm bạn vẫn có thể làm tốt nếu tuân thủ 7 mẹo sau
Để giúp các chị em vừa thảnh thơi lại hoàn thành nhiệm vụ, đây là những mẹo tiết kiệm khi mua sắm Tết cực hữu ích.
1. Chọn thời điểm mua sắm hợp lý
Lời khuyên đầu tiên dành cho chị em khi mua sắm thực phẩm ngày Tết đó là tránh tuyệt đối việc mua vào thời gian sát Tết. Đơn giản vì khoảng thời gian này mọi người mua sắm rất đông nên giá cả cũng vì thế mà leo thang hơn rất nhiều so với ngày thường.
Nhiều mặt hàng do quá tải cũng sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm, hết hàng. Nhiều siêu thị hoặc chợ sẽ đồng loạt tăng giá. Điều này là vô cùng dễ hiểu và chắc chắn sẽ xảy ra. Chính vì vậy, chị em tốt nhất nên chuẩn bị mua sắm đồ từ sớm, khoảng những ngày đầu 20 âm lịch là đẹp nhất.
2. Nên thận trọng và kiểm tra kĩ xuất xứ sản phẩm
Nhiều mẹ chồng khó tính sẽ xét nét con dâu khi mua phải hàng kém chất lượng mà để mất trắng một đống tiền. Nhưng thị trường mua bán ngày Tết lại tấp nập, nhiều mặt hàng kém chất lượng luôn được các chủ cửa hàng tranh thủ tuồn vào để tăng lợi nhuận.
Nhắc nhở với các chị em để xem xét kĩ nhãn mác, bao bì trước khi mua. Chị em nên lựa chọn mua hàng ở những địa chỉ uy tín, siêu thị hoặc đại lý chính hãng. Việc này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trường hợp sản phẩm có mã vạch, bạn nên kiểm tra mã quốc gia hoặc truy xuất thông tin sản phẩm trên các ứng dụng quét mã để có đầy đủ thông tin.
3. Nên mặc cả và không mua những sản phẩm nói thách cao
Vào mỗi dịp Tết đến, trình trạng các chủ cửa hàng nói thách giá sản phẩm cao gấp đôi, gấp ba ở các chợ dân sinh đã trở thành một thông lệ đặc biệt. Điều này còn kinh khủng hơn nếu bạn mua hàng vào dịp sát Tết, như ngày 29 và 30.
Vì thế, mẹo nhỏ cho các chị em trước khi mua sắm. Bạn nên liệt kê danh sách các đồ muốn mua và giá tham khảo sản phẩm từ các trang website chính thống. Điều này giúp bạn nắm được giá gốc của sản phẩm và tránh được tình trạng nói thách, mua hớ dính giá trên trời từ một bộ phận người bán hàng không chân chính.
Điều này cũng giúp mẹ chồng đánh giá bạn là người tỉ mỉ, có tính toán để mua sắm thông minh.
Video đang HOT
4. Kiểm tra hạn sử dụng
Điều tối kị trong khi đi mua hàng ngày Tết là cần xem hạn sử dụng của tất cả sản phẩm mình sẽ mua. Còn đối với những sản phẩm đồ khô như rau quả, tôm cá,… bạn hãy chú ý tới chất lượng sản phẩm là chủ yếu. Tránh mua phải đồ mốc, ôi thiu, chất lượng thấp để về nhà không sử dụng được lại bị mẹ chồng trách mắng.
5. Tránh mua hàng “tràng giang đại hải”
Gần Tết, các siêu thị và cửa hàng bán đồ sẽ có rất nhiều chương trình giảm giá để kích cầu mua sắm cho người tiêu dùng, đồng thời thanh lý hàng tồn kho. Nhiều chị em yêu thích mua sắm thường rơi vào bẫy giảm giá để vung tiền như nước mặc dù các sản phẩm cần dùng không nhiều và cần thiết tới vậy.
Điều này vô hình trung khiến tiền trong túi bạn cứ đội nón ra đi mà không giải quyết được vấn đề gì. Tốt nhất, bạn nên lập danh sách các món cần mua sắm cụ thể. Sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng và cần thiết giảm dần.
Với mỗi món đồ, bạn nên thêm một cột tiền dự tính sẽ phải bỏ ra để dự trù được chi phí cũng như cân đối lại với ngân sách của mình nhằm tránh việc vung tay quá trán.
6. Không cần tích trữ đồ Tết
Không ít chị em vẫn có tâm lý mua thật nhiều để đề phòng khách tới chơi nhà mà chợ dân sinh hoặc siêu thị chưa mở cửa. Tuy nhiên, điều này là chưa đúng với vài trăm trở lại đây. Vì việc tích trữ dài ngày với quá nhiều thực phẩm sẽ khiến các loại đồ ăn tươi sống mất ngon. Đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây sẽ khô héo, thối, hỏng, biến chất rất phí.
Lời khuyên là bạn chỉ nên sắm Tết đủ thực phẩm cho khẩu phần ăn trong gia đình tối đa từ 2-3 ngày mà thôi. Bởi hiện nay các chợ, siêu thị đều mở cửa trở lại rất sớm từ khoảng mùng 2 Tết.
7. Dự trữ sẵn đồ uống, bánh kẹo từ trước Tết
Ngược lại với những thực phẩm tươi sống, với các món đồ uống và bánh kẹo thì lời khuyên cho bạn là nên mua sắm sớm. Vì càng gần Tết, giá bia rượu, nước ngọt, bánh kẹo lại càng tăng cao. Đặc biệt là những đồ uống có cồn. Chính vì thế, những món đồ này bạn càng mua sớm lại càng tốt.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn mua sắm theo kiểu quà tặng kèm. Do nhiều nhiều website trực tuyến còn tặng thêm thùng bia hoặc bước ngoặt với giá trị đơn hàng lớn, đây cũng là một chọn lựa mà bạn nên xem xét. Bạn có thể rủ bạn bè gộp chung đơn hàng để nhận những món quà khuyến mãi này.
Mẹ 2 con ở Nam Định dự kiến chi 70 triệu tiêu Tết: "Đó là con số gia đình mình đã cắt giảm"
"Tết là tốn, mức tốn như nào thì tùy thuộc vào từng nhà. Như gia đình mình lên kế hoạch dự kiến sẽ tiêu hết 70 triệu", chị Hồng Chung chia sẻ.
Chị Đỗ Thị Hồng Chung (sinh năm 1994, hiện đang là trưởng phòng Maketing ở Hà Nội) sống trong gia đình gồm 6 người, bao gồm bố mẹ chồng, vợ chồng cùng 2 cậu con trai 4 tuổi và 2 tuổi.
Chị Chung cho biết, hai vợ chồng chị cùng quê và gia đình đã có truyền thống năm nào cũng sẽ về quê ăn Tết. " Quê mình và chồng ở Nam Định, cách Hà Nội khoảng 2 giờ đi xe. Do nhà có xe riêng nên dù dịch bệnh thì việc di chuyển về quê cũng sẽ diễn ra bình thường và không gặp nhiều trục trặc lắm", chị Chung chia sẻ.
Gia đình chị Hồng Chung, hiện đang sống tại Hà Nội.
Dành 70 triệu sắm Tết Nguyên đán
Chị Chung đang làm văn phòng và khá may mắn khi năm nay dịch bệnh không ảnh hưởng đến thu nhập, thậm chí chị còn được tăng lương so với năm ngoái. Còn chồng chị hiện đang làm công việc kinh doanh, năm này cũng bị ảnh hưởng thu nhập do cửa hàng phải đóng 3 tháng theo quy định.
" Có gia đình nên việc chi tiêu Tết mình cảm thấy khá là "nặng" bởi không chỉ có chi tiêu cho gia đình nhỏ, mà còn phải tính toán chi tiêu cho lễ Tết họ hàng, rồi tặng quà đối tác,...Và mình sống cùng mẹ chồng, nên Tết đến 2 mẹ con đều bàn bạc trước các hạng mục chi tiêu. Nhưng do Tết nào cũng có những hạng mục này rồi nên năm nay mình chỉ việc điều chỉnh mức chi cho phù hợp".
Năm nay, chị Chung và mẹ chồng cũng đã bàn bạc với nhau sẽ bỏ bớt đồ mua sắm cho Tết so với năm ngoái. " Bởi cả gia đình mình sẽ ăn Tết ở quê, mà ở quê có nét văn hóa đến nhà nhau chúc Tết, ăn uống suốt dịp Tết. Thế nên mọi năm, nhà mình sắm sửa khá nhiều đồ từ bánh kẹo cho bọn trẻ cho đến đồ ăn cho người lớn. Tủ lạnh nhà mình dịp Tết thường không còn chỗ chứa và phải mua thêm tủ chuyên cấp đông chỉ để phục vụ các dịp Lễ Tết như này.
Nhưng với Tết 2022, dịch bệnh vẫn đang căng thẳng nên tâm lý mọi người đều thay đổi, mọi người sẽ hạn chế đến nhà nhau chúc Tết và ăn uống như mọi năm. Vậy nên năm nay mình sẽ chi tiêu ít đi, chỉ mua những thứ cần thiết. Tết năm 2021, cả nhà mình chi tiêu hết khoảng 100 triệu đồng cho dịp Tết", chị Chung chia sẻ thêm.
Ngoài ra, các dịp Tết gia đình chị Chung còn tổ chức đi du lịch vào khoảng mùng 3 trở đi khi đã làm trọn vẹn mọi hoạt động chúc Xuân ở quê. Tuy nhiên năm nay tình hình dịch bệnh kéo dài, nhà chị đã phải hủy vé máy bay đặt trước đó khá lâu cũng như bỏ ý định du lịch năm mới, bởi lo lắng là các bé còn nhỏ và chưa được tiêm phòng. Sức khỏe của cả gia đình là điều chị Chung quan trọng nhất ở thời điểm này. Cũng vì thế, Tết này gia đình chị đỡ tốn kém thêm khoản chi phí cho việc du lịch.
Gia đình chị Chung còn thường đi du lịch vào khoảng mùng 3 trở đi khi đã làm trọn vẹn mọi hoạt động chúc Xuân ở quê. Tuy nhiên do dịch bệnh, nhà chị quyết định hủy bỏ ý định du lịch năm mới để đảm bảo an toàn.
Sắm Tết sớm để tránh cảnh "leo thang", đồ cũng đầy đủ không lo thiếu
Nhà chị Chung thường sắm Tết khá sớm. Bởi gần sát Tết không chỉ bận mà giá cả các loại đồ Tết cũng leo thang chóng mặt. Mà thường các nhãn hàng tung ra sản phẩm Tết cũng trước đó 1-2 tháng rồi nên cả gia đình sẽ mua các đồ bánh kẹo, bia rượu, hay thậm chí cả quần áo,...trước tầm 1 tháng chứ không để sát Tết mới đi mua.
" Mình cảm thấy như thế khá thoải mái, siêu thị hay chợ cũng chưa quá đông, mình có thêm thời gian lựa chọn, được tư vấn và quan trọng là mức giá cũng mềm hơn. Ngoài ra, không chỉ năm nay mà là mọi năm, mình đều lo lắng nhất việc mua thừa đồ. Mẹ chồng mình là người khá hào phóng và lo xa, nên bà thường mua dư hơn mức cần thiết đề "đề phòng".
Thực ra mỗi dịp Tết thì mình khá nhàn, chỉ mua sắm đồ dùng cho gia đình nhỏ, rồi giúp chồng mua quà tặng đối tác,... còn các mục chi tiêu quan trọng nhất như lễ họ hàng, đồ ăn trong Tết,... đều do mẹ chồng mình sắm hết. Mình chỉ mua thêm vài đồ ăn lạ hoặc hot ở trên mạng để thêm vào các bữa ăn cho thêm màu sắc và mới lạ thôi", chị Chung chia sẻ.
Theo chị Chung đánh giá thì bản thân là mẫu người khá truyền thống nên luôn muốn chăm chút cho Tết của cả gia đình. Tuy nhiên phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, mức thu nhập và cả tình hình xã hội xung quanh (như dịch bệnh). Tết 2022 của gia đình chị Chung sẽ vẫn là một cái Tết đủ đầy để được tận hưởng trọn vẹn không khí Tết và sẽ tối giản những hoạt động như tụ tập, ăn uống chào Tết để giữ sức khỏe và sự an toàn cho cả gia đình.
" Tết là tốn, mức tốn như nào thì tùy thuộc vào từng nhà và nhà mình bao năm qua mức chi tiêu nó vẫn thế. Nếu bảo để cắt bỏ hạng mục chi tiêu nào, mình thấy rất khó. Không thể cắt mà chỉ có thể "giảm bớt". Tết cổ truyền và thực tế quê mình còn khá nặng nề các thủ tục như Tết họ hàng xa,... nên mình tự đánh giá mức chi tiêu trên hợp lý, phù hợp với gia đình mình".
Bài viết ghi theo lời kể của nhân vật - Ảnh: NVCC
Khi mua sườn lợn ở siêu thị, người thông minh sẽ không mua 3 loại này Mua sườn lợn ngoài chợ có thể dễ dàng chọn lựa, nhưng mua ở siêu thị, chọn thế nào mới tươi ngon? Sườn lợn được nhiều người ưa thích vì chế biến thành nhiều món ăn ngon đa dạng và giàu dinh dưỡng. Phần sườn non được ưa chuộng hơn cả, dù hầm canh hay sườn xào chua ngọt đều rất bổ dưỡng....