Sắm Tết 11 triệu, chồng nói ship hết về nhà nội. Tôi gắt: Khuân hết bên đó thì anh ra đường luôn
Về ở với nhau được 6 năm rồi nhưng chồng tôi vẫn cứ như đứa trẻ dù đã hơn 30 tuổi đầu. Mang tiếng ở gần nhà nội nhưng đến thằng cháu đích tôn cũng phải để cho bà ngoại đón đi nhà trẻ.
Con tôi sinh thiếu tháng nên yếu ớt hơn những đứa trẻ khác. Lên 3 tuổi, tôi gửi con trai đi học ở trường mầm non gần nhà ngoại vì ông bà nội không chịu đi đón cháu hộ.
Sáng nào vợ chồng tôi cũng chở con lên ngoại. Sau đó, bà cho ăn rồi dẫn đi học. chiều bà đón về, nấu cháo đủ món cho cháu ăn. Bà chăm cháu như vàng ngọc.
Vậy mà lỡ cháu bị kiến cắn là chồng tôi lại trách bà chăm không cẩn thận. Có lần cháu nghịch bị ngã xuống nền nhà, đầu sưng lên. Chồng tôi đã mắng luôn cả mẹ vợ. Những lần như vậy chúng tôi lại cãi nhau to.
Ảnh minh họa
Tết năm nay, chồng tôi được thưởng hơn 10 triệu tiền cùng nhiều quà biếu Tết là phiếu mua hàng siêu thị. Mấy năm trước anh toàn đưa mẹ chồng tôi đi mua sắm. Anh chỉ gửi bên ngoại khoảng 3 triệu.
Năm nay tôi đòi anh đưa vợ đi mua sắm và nói thẳng: “ Anh chia nửa phiếu mua sắm ở siêu thị cho bà ngoại 1 ít. Cả năm qua bà đã đưa đón hộ con rồi giúp đỡ vợ chồng mình bao nhiêu cơ mà”.
Chồng nhăn nhó tỏ vẻ không thích: “ Gửi tiền đi, nhà nội bao thứ phải mua. Tự dưng năm nay bày vẽ thế”. Nhưng tôi không chịu, nằng nặc đòi phần cho bằng được.
Hơn 10 triệu thưởng Tết của chồng, chúng tôi dự định đi mua tổng cộng 3 lần. Lần thứ nhất anh nói mua đồ cho căn nhà của 2 vợ chồng. Lần hai mua cho bên nội. Lần 3 mới mua cho bên ngoại nhưng tiền vẫn chia đều ra. Tôi đồng ý.
Video đang HOT
Thế nhưng, lần một, anh lựa đồ hết gần 3 triệu rồi chúng tôi đi về. Khi đó trong tài khoản còn gần 8 triệu. Lần hai, anh lựa toàn đồ ngon, đồ xịn mắc tiền và lựa rất nhiều.
Ảnh minh họa
Anh mua cả đồ lặt vặt như giẻ lau chân, khăn trải bàn tới tấm nệm mới, gối mới. Thậm chí bia, nước ngọt anh cũng mua ngay trong siêu thị chứ không để ra ngoài.
“ Sao không ra ngoài mua cho rẻ anh. Mua trong này mắc lắm“, tôi thắc mắc.
“Mua 1 lần rồi về chia ra nội ngoại luôn chứ lích kích làm gì cho mệt. Xăng xe sao đủ”.
Khi thanh toán số tiền vượt luôn hơn 8 triệu đồng trong thẻ nên tôi phải đưa thêm 3 triệu tiền mặt bù vào. Vậy mà khi từ siêu thị chuyển hàng về, anh bảo họ chuyển thẳng quà biếu Tết xuống nhà nội. Tôi biết anh lại định biếu cả cho nhà nội nên bảo nhân viên đưa hết đồ mua sắm để lên nhà mình.
Chồng tôi thấy vậy nên anh bù lu bù loa “ Cô nhiễu sự thế nhỉ? Tôi bảo đem xuống nhà nội là phải nghe, nghe chưa?”. Sẵn cơn bực tức trong người, tôi cũng nói lại luôn: “ Trước đó anh bảo em thế nào? Mua chung 2 nhà nội ngoại rồi chia ra cơ mà. Giờ đem hết về đó thì nhà ngoại tính sao?“.
Khổ thân shipper cứ đứng nhìn hết người nọ đến người kia, họ đặt phịch hết đồ trước nhà chúng tôi rồi bỏ về mà không thể chờ nổi chúng tôi phân xử thắng thua. Vợ chồng tôi tối đó cãi nhau thẳng mặt luôn.
Trong cơn giận, tôi hất luôn cái tivi màn hình phẳng mới mua xuống nền nhà. Chồng tôi tiếc của cũng lao vào định tát vợ nhưng tôi tránh kịp.
Sáng hôm sau tôi lấy tiền đi sắm một loạt đồ mới mang về nhà mẹ đẻ và quyết định Tết này sẽ ăn Tết nhà ngoại luôn.
Sáng qua Tết ông Công ông Táo, chồng tôi gọi điện “ Cô không về mà sửa soạn đồ cúng các Táo đi à rồi còn dọn nhà đón Tết nữa” nhưng tôi kệ xác.
Thế là từ hôm qua đến nay anh không gọi thêm lần nào, tôi cũng không màng đến chuyện ở nhà. Tôi cứ vui vẻ hưởng Tết năm nay ở bên nhà ngoại. Tôi tính hết Tết rồi hai vợ chồng đưa nhau ra tòa dứt khoát một lần cho rảnh nợ đôi bên. Chị em thấy có được không?
WTT
Theo emdep.vn
Đau đầu Tết ở nhà nội hay về nhà ngoại
Với quan niệm truyền thống đã có từ lâu "lấy chồng phải theo chồng" đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người dân Việt, có rất nhiều người phụ nữ vẫn phải lặng lẽ giấu những nỗi buồn, nỗi nhớ về cái Tết trong vòng tay cha mẹ...
Nhưng, để có một điều ước thì bất cứ ai cũng đều mong vào một ngày gần nhất họ được trở về đón một cái Tết đầm ấm, trọn vẹn bên người thân ruột thịt.
Chị Võ Thị Xuân, ngụ quận 6, TP.HCM tâm sự: "Quê tôi ở Kon Tum, chồng lại ở Phú Yên, vợ chồng tôi làm ăn ở Sài Gòn. Nhớ năm đầu tiên lấy nhau về, không lường trước được việc ăn Tết bên nào lại phức tạp như vậy nên vợ chồng tôi giận nhau to và quyết định ở lại thành phố. Cuối cùng giáp Tết buồn và nhớ quê quá nên tự mỗi người đón xe về quê ăn Tết".
Mặc dù mới lấy chồng 2 năm nhưng chị Vũ Thảo Linh (Hưng Yên) cũng tâm sự rằng: "2 năm tôi đi lấy chồng thì cũng là 2 năm tôi chưa được đón Tết cùng mẹ, thực sự cũng rất nhớ nhà và muốn về nhà đón Tết cùng mẹ. Thế nhưng, tôi cũng chỉ có thể về thăm mẹ khi đã lo xong việc bên nhà nội".
Không những thế, chỉ riêng với nhiều gia đình, Tết nội hay Tết ngoại đã trở thành một "trận chiến" đối với nhiều gia đình.
Anh Hồng Anh (Thạch Thất, Hà Nội) than thở, quê anh và nhà vợ chỉ cách nhau gần 40 km. Nhà ngoại ở trung tâm Hà Nội và suốt 3 Tết rồi, vợ anh luôn muốn ở lại đón giao thừa tại Thủ đô, mùng một mới về quê chồng.
"Mình đã chiều vợ mấy năm rồi, cũng phân tích cho cô ấy hiểu như vậy là làm khó chồng. Năm nào mùng một thì gia đình các chị em gái, anh trai cũng tập trung ở nhà mình ăn uống rồi đi chúc Tết. Mọi năm, khi mọi người đã đến đông đủ, hai vợ chồng mình mới vác mặt về, bố mẹ không hài lòng, cả nhà cũng nói ra nói vào mãi", anh Bách kể.
Năm nay, nghĩ vợ đã hiểu chuyện và tự động cùng chồng về quê ngay sau ngày được nghỉ Tết nên khi nghe chị bày tỏ ý định ở lại đêm giao thừa nhà bố mẹ đẻ, anh đã vô cùng tức giận. "Cô ấy thực sự không biết điều. Từ mấy hôm nay tôi không thèm nói với vợ câu nào", anh nói.
Ảnh minh họa.
Ngày nay, nhiều phụ nữ hiện đại không muốn sống chung với nhà chồng. Bởi họ cho rằng hôn nhân là việc của hai người cảm thấy yêu thương, hòa hợp muốn gắn bó xây dựng tổ ấm riêng, chứ không phải rước dâu về để có thêm người hầu hạ. Tuy nhiên, Tết vui vầy cùng cha mẹ, anh chị em vốn là truyền thống lâu đời của người Việt, và bên nào cũng muốn được ăn Tết cùng gia đình, do đó cần thiết phải bàn bạc, đưa ra một giải pháp chung nhất để tránh tranh cãi.
Chuyên gia tâm lý Trần Thị Ngọc Lan trả lời trên một trang báo: "Hôn nhân ngoài tình yêu còn là trách nhiệm, việc về nhà chồng, hay nhà vợ ăn Tết là trách nhiệm của cả hai bên chứ không riêng gì phụ nữ phải chịu thiệt thòi. Thế nên, dẫu hoàn cảnh thế nào, thì vợ và chồng cũng nên chia đều khoảng thời gian nghỉ Tết của mình để vui vầy bên cha mẹ người thân".
Nhiều gia đình chọn cách một năm ăn Tết quê chồng, một năm ăn Tết quê vợ. Những gia đình gần nhau thì thống nhất chia đôi ngày nghỉ, một nửa bên ngoại, một nửa bên nội, hay ai về nhà nấy... Chuyên gia tâm lý Ngọc Lan cho biết thêm: "Dù có dùng cách nào đi chăng nữa, cũng là thỏa thuận của cả hai bên, để cả vợ và chồng đều hài lòng vừa ý. Và một khi đã thống nhất giải pháp, thì cùng nhau thực hiện. Đừng tùy hứng, hơn thua để xảy ra tranh cãi mà dịp Tết mỗi năm mới có một lần lại mất vui".
Ai cũng có cha mẹ, quê xứ, đó là thứ tình cảm thiêng liêng của mỗi người mà đối phương phải tôn trọng. Cần bình tĩnh nhường nhịn, nghĩ một chút cho nhau thì Tết sẽ đầm ấm yên vui cho cả hai bên nội ngoại.
Phương Nghi (t/h)
Theo giadinh.net.vn
Tôi không dám lấy chồng vì chẳng có người thân để làm điểm tựa Ai cũng bảo tôi rằng không có mẹ khổ lắm, rồi mai đây lấy chồng, đẻ con, xung đột hay bị làm sao, tôi làm gì còn chốn về. Ảnh minh họa Tôi 23 tuổi, ở Hà Nội, đã đi làm, được bạn bè nhận xét là ưa nhìn, năng động, hoạt bát và có nhiều bạn bè. Trước đây, tôi là cô...