Sầm Sơn: Mảng sáng chưa đủ xua tan mảng tối
Những con số tiền phạt ở Sầm Sơn, lạ thay lại gặt hái được khá nhiều lời ngợi khen cũng như phần nào lấy lại được niềm tin của du khách. Tuy nhiên tâm lý chung vẫn còn e ngại, muốn chờ đợi xem những tín hiệu ban đầu liệu có sức sống lâu bền?
Ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn khẳng định sẽ tiếp thu và kiểm tra những vấn đề phản ánh từ dư luận (ảnh: Duy Tuyên)
Tín hiệu lạc quan
Bức tranh du lịch Sầm Sơn có vẻ đã bắt đầu le lói mảng sáng, khiến tâm tư, trăn trở của cả du khách và người dân Thanh Hóa nói chung, Sầm Sơn nói riêng đã có được những thay đổi bước đầu có phần tích cực hơn:
“Hoan hô Chủ tịch mới của thị xã Sầm Sơn. Phải làm mạnh và liên tục nếu có xảy ra vấn đề tương tự. Tôi cũng là người Tp. Thanh Hóa, nhưng mỗi khi xuống Sầm Sơn cũng rất ngại vì sợ bị “chém” – Lê Ngọc Hưng:ngochung2k01@gmail.com
“Rất đồng tình với Đội quản lý thị trường số 2 với biện pháp đầu tiên này. Cũng mong Đội quản lý thị trường số 2 mạnh tay hơn nữa để Sầm Sơn không còn là mối ác cảm với du khách trong và ngoài nước nữa…” – Ngoc Thanh: nthanh@gmail.com
Chúng tôi ủng hộ cách làm của lãnh đạo TX Sầm sơn. Chỉ có phạt tiền thật nặng và tịch thu giấy phép kinh doanh mới thay đổi được TƯ DUY kinh doanh kiểu chộp giật và mới làm cho môi trường du lịch Sầm Sơn được cải thiện” – Manh Thuong: manhthuong4@yahoo.com
“Mình là người Sầm Sơn, rất hoan nghênh lãnh đạo Sầm Sơn làm nghiêm như vậy để Sầm Sơn sau này sẽ có nhiều khách du lịch đển và thoái mái, không còn lo bị chặt chém nữa” – Trinh Tu Toan: mesitoan01@gmail.com
“Cùng với việc cơ quan chức năng xử lý quyết liệt những kẻ chặt chém, tôi mong những người sống nhờ du khách ở Sầm Sơn cũng phải tự “xử lý ” mình đi thì mới lấy lại niềm tin cho du khách được” – Ha Tien Tien: Tienvc2@gmail.com
“Hoan hô chính quyền Sầm Sơn, Thanh Hóa. Những quyết định xử phạt như vậy có tính răn đe cao và tôi tin rằng Sầm Sơn sẽ dần lấy lại niềm tin của du khách. Nếu chính quyền không vào cuộc quyết liệt thì chắc chẳng bao lâu nữa bãi biển Sầm Sơn chỉ còn là bãi cát không người. Ngoài ra tôi nghĩ chính quyền sở tại cần có những buổi họp dân để phân tích cho họ hiểu rằng: chặt chém hôm nay thì ngày mai bản thân họ sẽ… chết vì không ai đến Sầm Sơn nữa!!!” – Lê Liêm: leliem123@yahoo.com
“Thật là tín hiệu tốt! Việc quản lý như thế này không chỉ áp dụng ở Sầm Sơn, mà nên áp dụng ở mọi địa điểm du lịch trên toàn quốc. Bảng niêm yết giá nên có cả tiếng Anh để khách nước ngoài có thể đọc được và chủ động” - Minh Hiếu: chie_march_1987@yahoo.com
Video đang HOT
Bảng niêm yết giá tại bãi biển Sầm Sơn
Du khách vẫn… thấp thỏm
Vâng, chắc chắn một vài cánh én chưa thể làm nên mùa xuân. Hơn nữa những nỗi ám ảnh đã bao năm qua về cách làm ăn “9 tháng mài dao, 3 tháng chặt” dù không phải chỉ riêng ở Sầm Sơn nhưng đã bị quy thành “đặc sản” có tiếng nhất của nơi đây vẫn còn in dấu đậm nét trong suy nghĩ của biết bao người.
“Tôi ở Thanh Hóa mà nghe đến Sầm Sơn cũng nản nữa là…. Nay cơ quan chức năng làm được vậy là tốt rồi, nhưng không biết có làm được triệt để không và làm được trong bao lâu?” – Anh Hung: anhhungktv@gmail.com
“Cũng như muối bỏ bể cả thôi, làm cho có vì dân và du khách bức xúc quá. Mình ở trên TP Thanh Hóa xuống Sầm Sơn chơi còn bị hét giá, chứ huống gì người ngoại tỉnh đến Sầm Sơn tham quan, vui chơi?” – Bánh: kamike07@gmail.com
“Vân bị chém như thường, hành đông vừa rôi mới chỉ là… thế thôi. Không tin bạn cứ thử sẽ biêt ngay. Tôi vừa đi vê, trong bữa ăn tôi đã hỏi giá tất cả chỉ trừ bát tương ớt. Ăn xong bị &’siêt cô’ bát tương. Hỏi lại chủ quán tại sao đắt thế, hắn nói là &’chưa hỏi giá bát tương’. Trời!!!!” – Luong: luonglx@gmail.com
“Mình vừa đi Sầm Sơn cuối tuần trước. Uống nước dừa phải trả thêm tiền đá và đường. Lần sau chắc chẳng bao giờ đến chỗ đó nữa” – Trung Nguyen: trungnc1980@gmail.com
“Rồi cũng đâu vào đấy thôi, tôi khẳng định năm nay sẽ còn rất nhiều người bị chém, ví dụ như 500 nghìn đồng 1 ly cà phê… Tôi nghĩ, chỉ là xoa dịu cơn đau đầu chút thôi, chứ có sự… thông đồng ăn hoa hồng với quán rồi…. Thử điều tra kỹ mà xem!” – Nguyễn Hải: anhhai19@gmail.com
“Tôi là người Sầm Sơn nên tôi biết rất rõ vấn đề chặt chém khách. Tôi thấy giá bán ở đây là rất cao. Tuy nhiên nguyên nhân cũng là do chính quyền thị xã áp đặt thuế và các khoản phí quá cao, làm cho người kinh doanh dịch vụ phải bán giá cao mới bù lại được thuế. Trong chuyện này, người dân thu lợi không được bao nhiêu, mà chỉ có chính quyền là được nhiều mà thôi” - Nguoi Sam Son: ha_vu_1982@yahoo.com
“… Tôi đi Sầm Sơn hôm 17/4 chưa khai Hội. Tại bãi đỗ xe ở Hòn Trống Mái (tôi đỗ xe ở mép đường, không vào bãi), theo thông báo thì chưa đến ngày thu tiền thế mà mấy bà mang quyển vé tự chế xé cho tôi và đòi 20.000 đồng. Tôi chỉ vào biển niêm yết giá của UBND dựng cạnh đó, họ nói: Không nộp thì khỏi đi!” – Ninh: ninh.vn@gmail.com
Kios của ông Nguyễn Hữu Minh – nơi thu tiền sai đối với du khách vừa bị xử phạt
Và chắc hẳn rất nhiều bạn đọc cùng đồng ý với điều được Cham Phuongchamphuong@yahoo.com.vn nhấn mạnh:
“Tôi nghĩ cái gì cũng bắt đầu từ con người mà ra, chủ yếu là người đứng đầu… Tất cả đều làm được, nhưng các nhà quản lý có muốn làm hay không thôi…”
Cũng như điều Trần Đoàn: trandoanyb@yahoo.com.vn lưu ý:
“Một tiến bộ ban đầu chưa đủ đảm bảo để tất cả các cơ sở còn lại không chặt chém tiếp. Cách tốt nhất là du khách tự quyết định mình có thò cổ cho chặt chém hay không… Đã có quá nhiều cảnh chặt chém ở đây, điều đó chắc là đã ăn vào máu của nhiều người kinh doanh tại đây rồi, nhiều vụ việc đọc mà… kinh hoàng! Tôi cho là chỉ khi nào thật vắng khách, họ mới nhận thức được đầy đủ việc kinh doanh ổn định và lâu dài. Mà việc đó phụ thuộc vào chúng ta đó, các du khách ạ!”
Theo Dantri
Chặt chém ở Sầm Sơn: Vi phạm sẽ không được kinh doanh
"Chúng tôi thiết tha đề nghị với du khách khi có sự việc gì gọi điện báo ngay cho chúng tôi. Ai vi phạm sẽ phạt nghiêm ở mức tối đa và không cho tiếp tục kinh doanh nữa". Đó là khẳng định của lãnh đạo Sầm Sơn đối với những hành vi vi phạm.
Để kiểm chứng những phát biểu của lãnh đạo thị xã Sầm Sơn trước dư luận phản ánh về tình trạng chặt chém khách du lịch thời gian qua, phóng viên đã trở lại khu du lịch Sầm Sơn để tiếp xúc cả những người làm công tác quản lý, những người kinh doanh cũng như các du khách.
Bảng niêm yết trong mỗi ki ốt kinh doanh của các hộ dân.
Ông Phan Viết Oanh, chủ ki ốt số 6, phường Trường Sơn cho biết: "Năm nay đã có nhiều đổi mới hơn. Từ khi bước vào mùa du lịch đầu hè đến nay thị xã đã có nhiều cuộc gặp, giao ban tập trung các ki ốt lại để truyền đạt, trao đổi với bà con trong mùa du lịch hè năm 2013. Bước vào hè đã thấy có chuyển biến đó là chỉnh trang trật tự, vệ sinh môi trường, quy hoạch, giải phóng những cái mất thẩm mỹ".
"Các cấp, các ngành ra quân rất mạnh, giá được niêm yết tất cả trên các ki ốt lẫn dưới khuôn viên ô, dù, trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt. Bà con được học tập về ứng xử, ăn mặc để có những thái độ ứng xử đúng đắn với khách du lịch. Đặc biệt là không có chuyện cãi lộn với du khách. Thị xã đã lập ngay một đường dây nóng để có vấn đề gì xử lý ngay. Chúng tôi thấy đây là một cái đột phá", ông Oanh cho biết thêm.
Ông Phạm Viết Oanh, chủ một ki ốt kinh doanh tại bãi biển Sầm Sơn.
Ông Nguyễn Khắc Y, phố Đại La, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, một trong những du khách đã từng đến Sầm Sơn nhiều lần cho biết: "Năm ngoái tôi vào đây không thấy hiện tượng gì, năm nay trước khi vào đây cũng có nghe tin đồn về tình trạng "chặt chém". Từ hôm tôi vào đến nay cũng hay nghe loa truyền thanh của thị xã phát để hướng dẫn du khách có những cái mình cũng biết để tránh. Tình hình an ninh tôi thấy bình thường, không có hiện tượng chèo kéo khách, dịch vụ chụp ảnh người ta vẫn mời nhưng mà chuyện ấy nó bình thường thôi".
Ông Nguyễn Khắc Y, du khách đến từ Hà Nội trao đổi với phóng viên.
"Nói về những chuyển biến thì đương nhiên là có, cái này phải để chính những du khách nhận xét", ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn cho biết.
"Công tác quản lý đã bắt đầu đi vào hoạt động có nề nếp. Bảng giá đã được niêm yết đầy đủ. Yêu cầu các chủ ki ốt cử người có khả năng giao tiếp tốt để ứng xử với du khách. Tất cả các ki ốt phải sử dụng bảng kê thanh toán đưa cho khách hàng, cái này do thị xã in và phát miễn phí tới các hộ kinh doanh và các ki ốt, chứ không thể nói mồm được", ông Triều khẳng định.
Theo thống kê của thị xã Sầm Sơn, từ sau ngày 19/5, bình quân mỗi ngày có khoảng 4 - 5 vạn khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến với Sầm Sơn.
Du khách tắm biển tại bãi biển Sầm Sơn.
"Bản thân tôi mới vừa thiết lập số điện thoại di động đường dây nóng để tiếp thu những ý kiến phản ánh của du khách, số điện thoại này sẽ luân phiên giữa các lãnh đạo chủ chốt của thị xã. Chúng tôi thiết tha đề nghị với du khách khi có sự việc gì gọi điện báo ngay cho chúng tôi. Ai vi phạm sẽ phạt nghiêm ở mức tối đa và không cho tiếp tục kinh doanh nữa. Chúng tôi cũng vừa xử lý một số đối tượng phát tờ rơi mời khách kiểu không đẹp mắt. Đồng thời chấn chỉnh lại những người đứng vẫy khách như trước kia", ông Triều cho biết.
Thị xã Sầm Sơn đang tiến hành in cẩm nang du lịch Sầm Sơn và sẽ phát miễn phí cho du khách khi đến với Sầm Sơn. Đồng thời, thị xã cũng liên tục tổ chức giao ban nghe báo cáo từ các ngành, đoàn thể và các phường xã về công tác quản lý du lịch.
Theo Dantri
Hơn 1.500 lao động làm "chui" ở Trung Quốc Theo thống kê mới nhất từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, số lao động làm "chui" cho tàu cá Trung Quốc đã lên đến con số hàng nghìn lao động. Hiện các ngành chức năng đang phối hợp để chấn chỉnh thực trạng trên. Như Dân trí đã phản ánh, theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa gửi Tổng...