Sam Rainsy có gần 2 thập kỷ chống phá Việt Nam
Người Việt không thể không lo lắng rằng vấn đề căng thẳng biên giới Tây Nam có thể bị kích hoạt trong trường hợp có sự cố nào đó với Trung Quốc trên Biển Đông.
Sam Rainsy nói gì về Biển Đông và thủ đoạn mới chống phá biên giới Tây Nam?”Hun Sen muốn giảm căng thẳng với Việt Nam, được Trung Quốc khuyến khích”Campuchia tham vọng điều gì ở Biển Đông?
Sam Rainsy. Ảnh: CNN.
Tờ The Interpreter của Viện Chính sách quốc tế Lowy, Úc ngày 31/7 đăng bình luận của Elliot Brennan cho rằng, cả Việt Nam và Campuchia đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc trên thực địa và khoảng 80% khối lượng công việc đã được hoàn tất. Tuy nhiên hai bên đang gặp không ít khó khăn để thực hiện nốt công tác phân giới cắm mốc đối với 20% đường biên giới còn lại.
Video đang HOT
Nhưng do tính chất chính trị, nhạy cảm của vấn đề biên giới (bị phe đối lập CNRP ra sức chống phá), công tác phân giới cắm mốc khó có thể hoàn thành đúng kế hoạch. Các hoạt động chống phá của CNRP có thể sẽ gia tăng nếu công tác đàm phán, phân giới cắm mốc không diễn ra thuận lợi.
Sam Rainsy, Chủ tịch đảng đối lập CNRP đã có gần 2 thập kỷ chuyên kích động bài Việt, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia trong đó tập trung vào vấn đề biên giới. Năm 1998 Sam Rainsy đã bắt đầu kích động, kêu gào trục xuất người Việt khỏi Campuchia. Chính trường Campuchia cũng bắt đầu thay đổi từ thời kỳ này.
Năm 2009 Sam Rainsy dẫn theo một nhóm tùy tùng đến biên giới với Việt Nam và nhổ một cột mốc. Ông ta đã bị phạt 12 năm tù vì hoạt động phạm pháp này, sau đó Sam Rainsy chạy trốn và lưu vong cho đến năm 2013 khi được Hoàng gia Campuchia ân xá, trở về và tiếp tục thúc đẩy chiến dịch tranh cử cho CNRP với đường lối bài Việt cực đoan.
Thủ đoạn của Sam Rainsy không có gì thay đổi. Chống phá quan hệ hợp tác Việt Nam – Campuchia vẫn tiếp tục trở thành chiêu bài hoạt động của CNRP với luận điệu tuyên truyền (xuyên tạc) rằng chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ do Việt Nam cung cấp và gây bất lợi cho Campuchia trong quá trình đàm phán biên giới. Bằng thủ đoạn này, Sam Rainsy đã lừa gạt được không ít người Campuchia.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã dập tắt những luận điệu này bằng việc yêu cầu Liên Hợp Quốc và Anh, Pháp, Hoa Kỳ cho mượn bản đồn bonne do Sở Địa dư Đông Dương của chính quyền Pháp phát hành trước 1953 để đối chiếu.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Đáng lo ngại là cuộc giao tranh kéo dài nhiều thập kỷ giữa Campcuhia và Thái Lan xung quanh lãnh thổ tranh chấp ở khu vực đền Preah Vihear có thể khiến một số người Campuchia nghĩ rằng bạo lực là một thủ đoạn hiệu quả. Mối lo ngại này trở nên trầm trọng hơn sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7/2013 ở Campuchia khiến CNRP tăng gấp đôi số ghế trong Quốc hội.
Những bế tắc chính trị kéo dài cả năm trời sau đó đã dẫn đến những nhượng bộ của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền (CPP) đối với CNRP. Phe đối lập tiếp tục sử dụng chiêu bài chống pha biên giới với Việt Nam, bài Việt cực đoan để lôi kéo cử tri (thiếu thông tin và kiến thức về biên giới lãnh thổ).
Trong những tuần gần đây Thủ tướng Hun Sen và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh đã cảnh báo, quân đội Campuchia phải cảnh giác và sẵn sàng ngăn chặn bất kỳ cuộc “cách mạng màu” nào và phần lớn “dưỡng khí cho cách mạng màu” có thể đến từ vấn đề tranh chấp biên giới.
Đối với Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp biên giới là một cách để chống lại những gì người Việt cảm thấy đang bị “cô lập”, Elliot bình luận. Cả Campuchia và Lào đang ngày càng chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh nhờ những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc. Người Việt lo ngại dưới sự chi phối của Trung Quốc, vấn đề biên giới Tây Nam có thể tiếp tục căng thẳng.
Mối lo này gia tăng kể từ năm 2012 khi Phnom Penh cố tình ngăn chặn bất kỳ sự đoàn kết nào của ASEAN chống lại sự leo thang, bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Người Việt không thể không lo lắng rằng vấn đề căng thẳng biên giới Tây Nam có thể bị kích hoạt trong trường hợp có sự cố nào đó với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong tình huống này, người Việt phải đối mặt với nguy cơ xung đột nóng với 2 nước láng giềng trên 2 đầu đất nước.
Một sự “cô lập” nào đó nhằm vào Việt Nam là nhân tố chính trong nỗ lực của người Việt theo đuổi chính sách đối ngoại chủ động và cởi mở trong những năm gần đây với phương châm “thêm bạn, bớt thù”. Hầu hết các sự cố nóng lên gần đây có mối liên hệ với quan hệ Việt – Mỹ, đặc biệt là chuyến thăm lịch sử chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
ASEAN, Liên Hợp Quốc, chính phủ các nước khác cần hỗ trợ và nhấn mạnh vào việc nhanh chóng giải quyết các tranh chấp biên giới, đây sẽ là một quá trình lâu dài và sẽ dễ “đốt cháy” nhiều dân tộc. Giải quyết vấn đề biên giới sẽ là một chỉ dấu quan trọng cho sự ổn định của Campuchia cũng như quan hệ Campuchia – Việt Nam.
Hồng Thủy
Theo giaoduc