SAM Holdings mua hơn 3 triệu cổ phiếu Nhựa Đồng Nai
Công ty Cổ phần SAM Holdings (HoSE:SAM) vừa công bố đã mua vào 3,37 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP), tương ứng tỷ lệ 3,37% vốn điều lệ.
Giao dịch được thực hiện trong thời gian từ 31/10 đến 15/11. Trước đó, SAM chưa sở hữu cổ phiếu DNP nào.
SAM từng là cổ đông lớn của DNP. Tuy nhiên, ngày 29/3/2019, SAM đã bán ra toàn bộ hơn 6,7 triệu cổ phiếu DNP và không còn là cổ đông lớn tại đây. Giao dịch lúc đó được thỏa thuận với giá bình quân 17.200 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền SAM thu về 116 tỷ đồng.
Hiện, ông Hồ Anh Dũng – Ủy viên HĐQT của SAM Holdings đồng thời là Ủy viên HĐQT của DNP.
Theo giới thiệu, DNP được thành lập từ năm 1976 và tổ chức theo mô hình công ty đầu tư, gồm nhiều đơn vị thành viên (Nhựa Đồng Nai, Nhựa Tân Phú, DNP Water…).
Sau khi tái cơ cấu năm 2012, DNP đã vươn lên chiếm thị phần số 1 trong mảng ống nhựa hạ tầng cấp nước và thoát nước.
DNP bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất, cung ứng nước sạch từ năm 2014 với việc đầu tư vào Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen) và Công ty cổ phần Bình Hiệp. Cũng từ đây, DNP liên tiếp tăng vốn điều lệ và liên tục tiến hành mua lại cổ phần của nhiều doanh nghiệp ngành nước.
Ghi nhận từ báo cáo tài chính soát xét bán niên 2019, tới cuối tháng 6/2019, sau 5 lần tăng vốn, vốn điều lệ của DNP đạt hơn 1.000 tỷ đồng, với tổng tài sản đạt hơn 7.058 tỷ đồng, gấp 25 lần năm 2013, vốn chủ sở hữu gấp hơn 30 lần.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực sản xuất nhựa, tính tới cuối tháng 6/2019, bên cạnh Nhà máy Đồng Nai, DNP đang sở hữu 2 công ty khác là Nhựa Tân Phú (51,01%) và Nhựa Đồng Nai miền Trung (99,33%).
Còn trong ngành nước, DNP đang đầu tư và sở hữu hơn 10 công ty con và công ty liên kết như Công ty cổ phần Bình Hiệp (86,36%%), Nhà máy nước Đồng Tâm (52,68%), Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận (57,26%), Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội (86,36%), Công ty cổ phần Công trình Đô thị Châu Thành (90,28%), Công ty cổ phần Cấp thoát nước Tây Ninh (59,41%)… với tổng công suất thiết kế lên đến 1 triệu m3/ngày đêm, trải dài trên 11 địa phương, theo Báo cáo Thường niên 2018 của DNP.
Bên cạnh đi thâu tóm doanh nghiệp khác, DNP cũng trực tiếp triển khai song song 2 dự án nhà máy nước sạch có tổng công suất 160.000 m3/ngày đêm tại Bắc Giang và Long An. Công ty này đặt mục tiêu, trong 5 năm tới tăng công suất lên gấp đôi, tương đương 2 triệu m3/ngày.
Cẩm Thư
Theo vietnamfinance.vn
Nhựa Đồng Nai "sa lầy" trong nước sạch
Mới bước chân vào ngành nước sạch, nhưng Công ty CP nhựa Đồng Nai (DNP) đã thâu tóm, mua lại hàng loạt công ty tại nhiều địa phương trên cả nước.
Tuy nhiên, "canh bạc" này lại khiến lợi nhuận sau thuế của Công ty đang giảm mạnh. Vậy điều gì đang xảy ra?
Để nhảy vào sân chơi nước sạch, năm 2016, nhựa Đồng Nai được tổ chức theo mô hình công ty đầu tư, gồm nhiều đơn vị thành viên và tập trung cho 2 ngành chiến lược là Nhựa và Nước sạch.
Nhà máy nước sạch tại Bắc Giang có vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng được DNP khánh thành tháng 8 năm ngoái.
Chọn 2 phân khúc chính
Ở cả hai ngành, nhựa Đồng Nai đều có những bước đi vững chắc và mang tính chiến lược như hoàn thiện chuỗi công nghệ trong sản xuất nhựa để phát triển thị trường dân dụng, thuê đơn vị tư vấn chuyên cung cấp giải pháp công nghệ cho nhà máy sản xuất nước sạch, phát hành tăng vốn cho đối tác tổ chức có kinh nghiệm trong ngành nước.
Với tăng trưởng đạt được khá ấn tượng trong thời gian vừa qua, giá cổ phiếu DNP cũng đã tăng mạnh, chốt phiên giao dịch ngày 6/11 giá cổ phiếu DNP chạm mốc 16.800 đồng/cổ phiếu. 9 tháng đầu năm, nhựa Đồng Nai đạt 711 tỷ đồng doanh thu, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ chỉ vẻn vẹn hơn 2 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2018.
Cùng với sự chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nước sạch, cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của nhựa Đồng Nai cũng thay đổi đáng kể. Tỷ trọng doanh thu mảng nước sạch từ 4,4% năm 2015, 4,68% trong 2016 đã tăng lên 8% trong 2018 . Bên cạnh đó, cơ cấu lợi nhuận gộp còn thay đổi mạnh hơn, mảng nước sạch từ mức 13,3% năm 2015 đã tăng lên 45% trong những năm gần đây.
Việc đẩy mạnh đầu tư vào nước sạch giúp DNP tăng trưởng đột biến, tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, tốc độ tăng trưởng của Công ty có dấu hiệu chững lại.
Sân chơi nước sạch bị cạnh tranh khốc liệt
Lợi nhuận giảm, trong khi quy mô tài sản, nguồn vốn điều lệ tăng, khiến các chỉ số sinh lời của DNP giảm đáng kể. Báo cáo mới đây của Tổng giám đốc DNP đã chỉ ra một số khó khăn mà Công ty phải đối mặt, đó là sự bão hòa, cạnh tranh ở các mảng nhựa hạ tầng, bao bì, do độ trễ đầu tư và ghi nhận doanh thu từ các khoản đầu tư mảng nhựa công nghiệp, nước sạch đều giảm mạnh. "Trong khi ngành nước vốn đầu tư quá lớn nhưng hiệu quả chưa sinh lời" - báo cáo nhấn mạnh.
Một điểm đáng chú ý là tỷ lệ nợ trong cơ cấu tài chính của Nhựa Đồng Nai đang ở mức khá cao. Trong 9 tháng đầu năm 2019, nợ phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất tăng mạnh. Đặc biệt, nợ phải trả của Công ty cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu (5.148/1.930) đã khiến "1 đồng doanh thu cõng 3 đồng nợ".
Theo Hội Cấp thoát nước VN tại 63 tỉnh, thành, làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp nước sạch đang diễn ra rầm rộ với sự nhập cuộc của các đại gia trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) mua lại Công ty TNHH MTV nước sạch. Nhựa Đồng Nai nhảy vào mua các công ty như Công ty nước sạch 3 Hà Nội, Công ty cấp thoát nước Bình Thuận, Tây Ninh, Bắc Giang, Long An.
Phía Bắc, Công ty cấp thoát nước Ninh Bình "rơi" vào tay Công ty Hoàng Dân thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Dân. Tuy nhiên, xét về vị thế thì Nhà máy nước mặt sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne mới là "ông lớn". Tập đoàn đang triển khai nhà máy 5.000 tỉ đồng, cung cấp 300.000 m3 nước/ngày đêm cho khoảng 3 triệu người dân Hà Nội.
Nhà nước thiết lập cơ chế kiểm soát
Như đã phân tích, sự xuất hiện ồ ạt của các doanh nghiệp tư nhân từ đủ mọi ngành nghề biến thị trường nước sạch định giá hàng chục tỷ USD bị giành giật rất khốc liệt và Nhựa Đồng Nai cũng rơi vào vòng xoáy này. Và nó để lại nhiều hệ lụy rất tiêu cực, khi đến thời điểm này Nhựa Đồng Nai đầu tư không hiệu quả và gánh trên vai những khoản nợ rất lớn.
Bên cạnh đó rất nhiều ý kiến các chuyên gia khuyến nghị Nhà nước không nên thoái vốn toàn bộ tại các doanh nghiệp ngành nước mà cần phải có lộ trình và nắm một phần vốn nhất định trong các Công ty cấp thoát nước, tránh tình trạng xảy ra sự cố nước sông Đà. Nước sạch là một loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người. Do đó, việc bảo đảm an ninh nước sạch cho cộng đồng, phải là trách nhiệm của nhà nước, không thể giao trách nhiệm cho một nhóm hay một doanh nghiệp nào làm thay. Do vậy đây sẽ là thách thức trong thời gian tới của Nhựa Đồng Nai cũng như nhiều doanh nghiệp khác khi trót sa chân đầu tư vào ngành nước trong thời gian tới.
Hà Phương
Theo enternews.vn
Tập đoàn Thành Nam (TNI): Thành viên Ban kiểm soát bán gần 1,1 triệu cổ phiếu Theo thông tin từ HOSE, bà Nguyễn Giang Thanh, Thành viên Ban kiểm soát CTCP Tập đoàn Thành Nam (mã chứng khoán TNI) đã bán 1,09 triệu cổ phiếu trong tổng số 1,1 triệu cổ phiếu TNI đã đăng ký bán. Ảnh Internet Giao dịch được thực hiện từ ngày 21/10 đến ngày 30/10/2019, theo phương thức khớp lệnh. Qua đó, bà Thanh...