Sạm da và thuốc trị
Sạm da hay gặp ở tuổi trung niên, do khí huyết và hoạt động của các tạng phủ bắt đầu suy yếu. Tổn thương sạm da tại các vùng da mắc phải do hắc tố lắng đọng quá mức.
Theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây sạm da:
Nguyên nhân nội tiết: Ví như ở bệnh suy thượng thận, 94% trường hợp có sạm da. Chỗ da tiếp xúc với mặt trời bị sạm lan tỏa, da khô, kém đàn hồi… ở bệnh nhiễm sắc tố sắt do bị ứ đọng quá mức chất sắt trong cơ thể, nhất là ở gan và các tổ chức, trong đó có da. Sạm da cũng hay gặp ở người xơ gan, đái tháo đường.
Nguyên nhân hóa học: Sạm da gặp ở những công nhân tiếp xúc với các sản phẩm dầu lửa, hắc ín, những người nội trợ dùng bếp ga…
Sạm da cũng gặp ở những người lạm dụng hóa mỹ phẩm; người dùng hóa trị liệu, dùng thuốc tránh thai, thuốc chống sốt rét, tetraxyclin.
Sạm da do yếu tố khối u: Các u ác tính ở giai đoạn cuối có thể làm da tăng sắc tố… Sạm da do rối loạn sắc tố, di truyền: bớt bẩm sinh, vết chàm…
Theo Đông y, sạm da phần nhiều do thận âm bất túc hoặc do can khí uất kết lâu ngày gây tổn thương âm huyết. Bệnh hay kèm với các triệu chứng của thận âm không đầy đủ, rối loạn khí huyết, hoặc các triệu chứng của can khí uất, tinh thần bất an… Có thể dùng điện thủy châm các huyệt can du, phế du, thận du… Điều trị mỗi đợt 2-3 tháng. Bên cạnh đó chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc một số bài thuốc điều trị như sau
Sạm da do tỳ vị suy yếu
Biểu hiện: Da nhợt nhạt, ngực bụng đầy tức, người mệt mỏi, ăn không tiêu, đau bụng khi hành kinh, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng
Bài thuốc: Đảng sâm 12g , hoàng kỳ 15g, bạch truật 10g, sơn dược 15g, bạch biển đậu 12g, phục linh 12g, hoàng bá 10g, hoàng cầm 10g, trạch tả 10g, hoạt thạch 8g, cam thảo 3g. Sắc uống.
Vị thuốc đảng sâm trong bài thuốc chữa sạm da do tỳ vị suy yếu, do khí hư.
Sạm da do can khí uất kết
Biểu hiện: thường hay tức ngực, miệng khô, hỏa nhiệt bốc lên mặt, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, đau đầu khi hành kinh, tâm trí bất an.
Bài thuốc: Sinh địa 15g, thục địa 15g, huyền sâm 10g, thiên hoa phấn 10g, tri mẫu 10g, hoàng bá 10g, quy bản (nướng) 10g, cát cánh 8g, hạnh nhân 8g. Sắc uống.
Sạm da do khí hư
Video đang HOT
Biểu hiện: Người mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, sợ lạnh, nước tiểu trong, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng.
Bài thuốc: Đảng sâm 16g, đậu ván 12g, lạc tiên 10g, nhân trần 10g, hương phụ 10g, ngải cứu 10g, trần bì 6g, rễ cỏ tranh 8g, cam thảo nam 8g. Sắc uống.
Sạm da do huyết hư
Biểu hiện: Người gầy yếu, da khô, sắc mặt vàng, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện táo, tiểu vàng, nóng, người bứt rứt, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, lưỡi nhạt, rêu vàng.
Bài thuốc: Đương quy 12g, hương phụ 10g, ngải cứu 10g, đậu đen 10g, rau má 12g, nhân trần 10g, lá dâu 8g, lạc tiên 12g, mã đề 8g, cam thảo nam 8g. Sắc uống.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Uống liền trong 7-10 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 5 ngày lại tiếp tục 1 liệu trình mới. Kiên trì điều trị chứng sạm da hoàn toàn có thể cải thiện được. Ngoài ra cần duy trì trạng thái tâm lý vui, ngủ đủ giấc, ăn nhiều rau củ quả, tránh các thức ăn cay nóng, khó tiêu.
Món ăn bài thuốc chống lão hóa kéo dài tuổi thọ
Đành rằng quy luật của cuộc sống, sinh, lão, bệnh, tử không ai tránh khỏi, nhưng chúng ta có nhiều biện pháp để làm chậm quá trình lão hóa. Dưới đây là một số thảo dược có tác dụng này.
Nhân sâm
Theo Y học cổ truyền, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, được coi là thần dược kéo dài sinh mệnh. Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nhân sâm có tác dụng chống ô xy hóa, trì hoãn sự lão hóa của tế bào não, cải thiện trí não và thể lực.
Một số món ăn bài thuốc từ nhân sâm:
Gà hầm sâm
Nguyên liệu: 1 con gà con, 100g gạo nếp, 50g hạt sen, 2 củ nhân sâm tươi, 4 quả táo tàu, 10g gừng tươi, 10g cam thảo, 20 nhánh tỏi, 20g hành lá, muối, hạt tiêu xay.
Gà hầm nhân sâm.
Cách làm: Gà đã làm thịt, được sơ chế sạch. Vo sạch gạo nếp đã chuẩn bị và ngâm gạo trong khoảng 1 giờ, sau đó nhồi một ít gạo vào bụng gà và cho thêm táo vào phần bên trong mình gà. Cho nước và các gia vị còn lại như gừng, hạt sen, cam thảo, tỏi,... vào nồi để đun sôi khoảng 30 phút. Sau đó đem gà thả vào nồi nước đã đun sôi rồi hầm cho đến khi gà đủ độ chin.
Nhân sâm dưỡng vinh thang
Thành phần: Nhân sâm 6g, đương quy 12g, bạch thược 12g, thục địa 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, quế tâm 4g, sinh hoàng kỳ 12g, trần bì 8g, viễn chí 6g, ngũ vị tử 6g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát; cam thảo 4g.
Cách dùng: Thang sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: Bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần.
Hà thủ ô
Theo Y học cổ truyền, Hà thủ ô có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, diên niên bất lão; có thể làm hồng nhuận da dẻ, tóc dài, đen tóc. Theo các nghiên cứu dược lý, hà thủ ô có chứa các chất với tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.
Món ăn bài thuốc từ hà thủ ô:
Hà thủ ô, vừng đen, hồng táo thang
Thành phần: hà thủ ô 16g, thỏ ty tử 12g, vừng đen 12g, táo đỏ 5 quả, bột đậu đen 1 thìa.
Cách dùng: Thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sáng tối. Tác dụng: Bổ khí huyết, chống rụng tóc, làm cho tóc đen và bóng..
Hà thủ ô.
Cháo hà thủ ô
Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, hà thủ ô 30g, đường đỏ 30g, đại táo 3 quả
Cách làm: Ninh hà thủ ô trong 2 giờ. Lấy nước này để nấu cháo, bỏ bã. Cho gạo, đại táo vào ninh đến nhừ. Cho đường đỏ vào sẽ dễ ăn hơn.
Hoàng kỳ - vị thuốc chứa chất chống ô xy hóa.
Tam thất
Theo Y học cổ truyền, tam thất có tác dụng cầm máu, bồi bổ khí huyết, giảm đau, tiêu ứ huyết. Nghiên cứu dược lý cho thấy tam thất có chứa saponin - là chất quan trọng giúp tiêu sưng, giảm đau, saponin giúp cơ thể chống viêm, chống lại quá trình oxy hóa tế bào, phòng ngừa ung thư.
Tam thất bắc có hai cách dùng phổ biến:
Dùng sống: Củ tam thất phơi khô, sau đó tán bột dùng chung với mật ong hoặc pha nước uống.
Dùng chín: Hầm tam thất với thịt gà để bổ sung sức đề kháng trong các trường hơp thiếu máu, suy nhược cơ thể và phụ nữ sau đẻ.
Hoàng kỳ
Theo Y học cổ truyền, hoàng kỳ có tác dụng: Ích nguyên khí, bổ tam tiêu; có tác dụng bổ khí toàn thân. Nghiên cứu dược lý cho thấy hoàng kỳ có tác dụng giãn mạch vành, tăng cung lượng tim. Hoàng kỳ có chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương.
Món ăn bài thuốc từ hoàng kỳ:
Bổ trung ích khí thang
Thành phần: hoàng kỳ 16g, chích thảo 4g, thăng ma 6g, Đảng sâm 12g, đương qui 12g, sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g.
Tam thất có thể dùng sống (tán bột pha nước uống) hoặc hầm gà.
Cách dùng: Thang sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: chữa cơ thể vốn hư nhược dễ bị cảm mạo, mệt mỏi ra mồ hôi.
Trà hoàng kỳ-kỷ tử
Nguyên liệu: Hoàng kỳ 10g, kỷ tử 10 g.
Cách làm: Cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15 phút. Sau đó, bắc ra là có thể dùng được.
Đổ bệnh vì nắng nóng ở TPHCM Từ đầu tháng 3 đến nay, nhiệt độ tại TPHCM và các tỉnh phía Nam luôn ở mức cao, trung bình từ 36-38 độ C. Dự báo chỉ số tia cực tím (UV) tại TPHCM đến 20/3, ở mức cực đại. Đây là nguyên nhân khiến người lớn, trẻ nhỏ "thi nhau" đổ bệnh. BS Nguyễn Đình Qui khám bệnh cho bệnh nhi...