Sạm da có chữa khỏi không
Xin bác sĩ cho biết, sạm da là do di truyền hay do các bệnh lý? Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn không. Nguyễn Vũ Thu Giang (Thanh Hóa)
Sạm da là tình trạng ứ đọng sắc tố ở da, thường gặp nhất là melanin. Ngoài di truyền, sạm da có thể còn do các nguyên nhân bệnh lý. Trong các nguyên nhân bệnh lý thì sạm da do hóa chất chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nguyên nhân dẫn đến sạm da do hóa chất có thể là do người bệnh dùng thuốc, hóa mỹ phẩm có chứa corticoid dài ngày dẫn tới sạm da, teo da, nổi mụn, các vết nám ngày càng sẫm màu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Sạm da ở những phụ nữ có thai cũng khá phổ biến, nguyên nhân là do thay đổi các nội tiết tố nữ trong quá trình mang thai. Trường hợp sạm da này nếu không tự hết sau khi sinh thì việc điều trị cũng khó khăn vì liên quan đến thay đổi nội tiết tố.
Một số người tự nhiên thấy da đỏ và ngứa, sau đó da sạm dần, kèm viêm đại tràng, viêm gan, thiếu vitamin PP… có nghĩa họ mắc bệnh sạm da Riehl. Cuối cùng là hội chứng Addison gây sạm da toàn thân, thường xuất hiện sau các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, yếu cơ.
Việc điều trị bệnh sạm da không đơn giản, bệnh nhân cần kiên trì, vì thế, nếu mắc bệnh sạm da người bệnh cần lưu ý: nếu xác định được nguyên nhân, phải giải quyết dứt điểm như ngưng sử dụng mỹ phẩm, các loại thuốc gây sạm da. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Phải đi khám chuyên khoa da liễu và nội tiết khi sạm da ngày càng nhiều, đặc biệt là những trường hợp sạm da toàn thân.
Theo Alobacsi
Trị nám triệt để
Đối với nám sâu, các chuyên gia khuyên rằng việc điều trị nên tiến hành bằng các công nghệ kỹ thuật cao.
Video đang HOT
Nám nói chung và nám sâu nói riêng hình thành bởi những nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền: nếu thế hệ trước của bạn bị nám thì đây cũng là lý do giải thích cho việc da bị nám của bạn.
Rối loạn nội tiết: nám sâu chủ yếu hình thành do sự thay đổi nội tiết mạnh mẽ ở phụ nữ khi mang thai và ở độ tuổi tiền mãn kinh.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: trong ánh nắng mặt trời có tia UVA và UVB, hai tia này sẽ sản sinh ra sắc tố melanin (thành phần cấu tạo nên màu da). Melanin bị tích tụ và phân bố không đồng đều sẽ có những vết nâu trên da (nám).
Chế độ sinh hoạt, mỹ phẩm không hợp lý: việc bạn thường xuyên thức khuya, thường xuyên để tinh thần bị strees, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách cũng sẽ gây ra nám.
Bạn không nên chờ đến lúc nám xuất hiện trên da mặt mới cuống cuồng tìm cách điều trị, mà hãy lên kế hoạch để không phải miễn cưỡng "đón" vị khách này.
Nám sâu thường khó điều trị.
Nám sâu thường khó điều trị, chúng xuất hiện ở hai bên má, môi trên, cằm, trán dưới dạng những nốt nhỏ màu nâu và có chân ăn sâu vào da.
Bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là trong thời điểm từ 10h sáng đến 16h chiều. Nếu bắt buộc phải ra ngoài bạn đừng quên đeo khẩu trang kín, đội mũ rộng vành và mặc cho da một "tấm áo choàng" kỳ diệu bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Bạn cũng cần bổ sung vào khẩu phần ăn của mình những thực phẩm giàu vitamin C, E, thực vật giàu estrogen... để ức chế sự hình thành nám từ bên trong, cùng chế độ sinh hoạt hợp lý và tinh thần thoải mái.
Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Phương pháp trị nám có nhiều cách:
Sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên: nha đam, khoai tây, cà chua, dâu tây, nước cốt chanh, trứng gà... đều là những sản phẩm có tác dụng nhất định với nám sâu.
Dùng thuốc đặc trị: trên thị trường những "sản phẩm" trị nám, thậm chí là cả thuốc, kem tự chế được bày bán la liệt khiến người tiêu dùng như lạc vào mê cung không biết lựa chọn loại nào. Khi lựa chọn, bạn nên chú ý nhãn mác xuất xứ, hạn sử dụng của sản phẩm phải rõ ràng. Đối với các thuốc bôi bạn cần có sự tư vấn kỹ lưỡng của chuyên gia, các bác sĩ da liễu để hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến da.
Theo các chuyên gia thì phương pháp điều trị nám sâu hiệu quả cần phải tác động vào cơ chế gây nám. Một mặt phải kiểm soát và khống chế được các nguyên nhân gây nám bên trong, mặt khác phải ngăn ngừa và phòng chống nám từ những tác nhân bên ngoài. Vì vậy những liệu pháp như dùng mặt nạ thiên nhiên, bôi kem, thoa thuốc bên ngoài da chỉ tác động một chiều nên sẽ không có kết quả cao đối với đặc trưng của loại nám có chân ăn sâu vào da.
Công nghệ Laser YAG là giải pháp tốt hiện nay.
Đối với nám sâu, các chuyên gia khuyên rằng việc điều trị nên tiến hành bằng các công nghệ kỹ thuật cao có khả năng tác động hai chiều: cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Căn cứ vào tính chất "ngang bướng" của loại nám này và để việc điều trị được an toàn, hiệu quả, các chuyên gia khuyên bạn nên nhờ đến các công nghệ cao đã được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trên thế giới như FDA (Mỹ), CE (châu Âu).
Laser YAG là một trong số ít những công nghệ đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của hai tổ chức này và trở thành một công nghệ vượt trội vì đem lại hiệu quả điều trị cao (90-95%) tính đến thời điểm hiện tại.
Laser YAG có độ xung ngắn (6/1.000.000.000 giây), phù hợp trong điều trị nám sâu, hoạt động dựa trên sự kết hợp của hai bước sóng 1.064nm và 532nm tác động vào những sắc tố nám tạo ra hiệu quả kép tức thì. Trong lúc bước sóng 1.064nm tác động tới các sắc tố ở lớp sâu trung bì, hạ bì mà không gây tổn thương bề mặt, thì bước sóng 532nm tác động vào lớp nông hơn khiến các sắc tố sậm màu trên da hấp thu năng lượng và vỡ ra thành vô số hạt li ti, được đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên.
Chỉ sau 4-6 lần trị liệu, làn da sẽ trở nên sáng mịn, đồng màu do các vết nám đã "không cánh mà bay". Tuy công nghệ đã được chứng nhận bởi độ an toàn và hiệu quả nhưng bạn cũng nên tỉnh táo trong việc lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ uy tín để được thăm khám và trị liệu bởi các bác sĩ và chuyên viên có tay nghề cao.
Theo Ngoisao
Trị nám, tàn nhang bằng laser Thẩm mỹ viện Ngọc Dung giới thiệu phương pháp laser dùng để điều trị nám da và tàn nhang với hiệu quả cao. Nám da và tàn nhang là hai bệnh lý thường gặp nhất của tình trạng tăng sắc tố da. Chúng không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây tâm lý hoang mang và lo lắng bởi chăm sóc vẫn...