Salad bơ xoài và sâu, crepe châu chấu – bạn có dám ăn thử?
Những món ăn làm từ côn trùng là đặc sản của nhiều đất nước dù không phải ai cũng dám thử. 7 nhà hàng sau sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ về côn trùng với nhiều cách bày đẹp mắt.
Noma, Đan Mạch: Đầu bếp René Redzepi đến từ nhà hàng Noma, Đan Mạch, nổi tiếng với các món ăn làm từ côn trùng. Trong ảnh là món Tostada – bánh ngô nướng cùng đậu và trứng kiến được trang trí theo hình cánh hoa. Ảnh: @jasonloucas.
Năm 2012 tại London, đầu bếp Redzepi đã mang đến món Creme Fraiche – một loại sữa chua của Pháp được trang trí với những con kiến sống. Đến năm 2015, Redzepi lại khiến những thực khách Nhật Bản ngỡ ngàng trước món sushi tôm ăn lẫn côn trùng. Ngoài ra, đầu bếp nổi tiếng gây ấn tượng với người ăn với các món như nước sốt và bánh tráng miệng làm từ kiến. Ảnh: @eduardogarciaguzman, @charshill.
Bugs Café, Campuchia: Côn trùng chiên là món ăn phổ biến tại Campuchia được bày bán khắp các quầy hàng dọc đường phố. Bugs Café đã nâng cấp những món ăn này lên một tầm cao mới dành cho những thực khách sành ăn. Quán có phục vụ các món ăn độc đáo từ côn trùng như món khai vị với nhện chiên giòn. Ảnh: @foodandwine.
Nhìn những món ăn đầy màu sắc đẹp mắt, hẳn không ít thực khách sẽ quên đi nỗi sợ hơi… ghê ghê khi thưởng thức côn trùng. Trong ảnh là món chả giò nhồi kiến ăn kèm bọ cạp xiên nướng, gỏi xoài bọ cạp. Ảnh: @mardeleva2907, @boarding_gate101.
Grub Kitchen, Anh: Nằm trong trang trại nhỏ ở Pembrokeshire, nhà hàng Grub Kitchen nổi tiếng xứ Wales bởi những món ăn độc đáo làm từ côn trùng. Liệu có ai từng thử qua phần burger có nhân đặc biệt là giun, dế và châu chấu nướng? Ảnh: @foodandwine.
Đầu bếp Andy Holcroft đã kết hợp một cách hoàn hảo từ món truyền thống đến món hiện đại, khiến chúng trở nên độc nhất, mới lạ. Trong ảnh là những món ăn đẹp mắt như rau củ hầm cào cào, dế nhồi ớt ngọt. Ảnh: @grub_kitchen, @lisbethburich
Xochi, Houston, Mỹ: Đầu bếp Hugo Ortega đến từ nhà hàng Xochi từ lâu đã nổi danh với món châu chấu muối đặc trưng. Bên cạnh đó, ông còn rất tích cực trong việc phổ biến những món ăn làm từ côn trùng của mình tại quê nhà Mexico để nhiều người có cơ hội thưởng thức. Trong ảnh là bộ 3 sâu, kiến và châu chấu phục vụ kèm phô mai. Ảnh: @paulamurphy.
Video đang HOT
Đặc biệt với những món ăn ngon miệng, bắt mắt, liệu thực khách có quên đi nỗi sợ hãi côn trùng trong món trứng ăn kèm côn trùng hay kem sốt châu chấu? Ảnh: @xochihou, @trangle_htx.
Archipelago, London: Côn trùng không phải là thứ duy nhất xuất hiện trên thực đơn của nhà hàng lãng mạn vùng Fitzrovia, London này. Bạn có thể thưởng thức những món chính làm từ kangaroo, ngựa vằn, cá sấu… Nhà hàng nổi tiếng với các món tráng miệng làm từ côn trùng như bọ cạp nhúng chocolate, salad khai vị làm từ sâu… Ảnh: @evelyn_barta, @ajalabduljaleel.
The Black Ant, New York: Chỉ nghe tới tên của nhà hàng thôi cũng đủ khiến chúng ta nghĩ đến những món ăn đầy hấp dẫn làm từ côn trùng. Bạn có từng nghĩ sẽ ăn thử món bánh crepe kẹp châu chấu chưa? Ảnh: @elizabeth7577.
Tại nhà hàng, thực khách có thể đổi mới món nem viên chiên thường ngày với châu chấu nướng. Ảnh: @brooklynbugs.
Bên cạnh món chính và tráng miệng, salad bơ xoài và sâu (trái) cũng là lựa chọn của nhiều khách hàng. Vì tò mò, nhiều thực khách cũng nếm thử qua món củ quả nướng ăn kèm cocopaches, loài côn trùng có họ với… gián.
Ramen Nagi, Nhật Bản: Nhà hàng Ramen Nagi ở Tokyo đã từng phục vụ món Ramen ăn cùng dế, châu chấu với nước dùng được nấu từ nhộng. Bất ngờ thay, sự sáng tạo này lại nhận được phản hồi tích cực của thực khách. Mỗi ngày, lượng mì ramen do nhà hàng chuẩn bị trong những hôm cao điểm có thể bán hết chỉ trong 4 giờ đồng hồ. Ảnh: @foodandwine.
Theo Zing
Đến miền Tây nhất định phải thử các món ăn có tên gọi lạ dưới đây
Bún kèn, gỏi bồn bồn, gỏi sầu đâu... là những món ăn với tên gọi lạ lẫm. Về miền Tây, nhất định bạn phải tìm thưởng thức các món đặc sản hấp dẫn có tiếng này.
Bún kèn: Là một trong những đặc sản nhất định phải thử khi đến "đảo ngọc" Phú Quốc (Kiên Giang), bún kèn có màu cam đỏ đặc trưng rất bắt mắt, nổi bật. Thành phần không thể thiếu của bún kèn là thịt cá băm hoặc xay nhuyễn sau khi đã lóc hết xương. Tuy nhiên, không giống một số món bún khác ở miền Tây thường sử dụng các loại cá đồng, bún kèn Phú Quốc tận dụng nguồn lợi cá biển sẵn có ở địa phương, tạo nên sự độc đáo của món ăn. Ảnh: @vietnamesegod.
Thịt cá được nấu chung với các gia vị như sả, ớt, nghệ, ngũ vị hương, nước cốt dừa... tương tự món cà ri. Một tô bún kèn thường có bún tươi, thịt cá băm nhuyễn nấu nước sền sệt, giá sống, đu đủ bào sợi, rau thơm, nước mắm chua ngọt, thêm chút nước cốt dừa... Chỉ cần trộn đều các thành phần nguyên liệu, bạn đã có ngay món bún kèn đầy cuốn hút. Ảnh: @gemibra92, @yenngocxinhxinh, @followusandeat, @shiyurenyamane.
Bún nhâm: Ngoài bún kèn, Kiên Giang còn nổi tiếng với món bún nhâm. Về hình thức, bún nhâm tương tự bún kèn, cũng gồm các nguyên liệu như bún tươi, các loại rau thơm, giá sống, dưa leo... Tuy nhiên, bún nhâm không phảng phất hương vị cà ri như bún kèn. Ảnh: @hoan.nguyen.mildseven.
Nếu bún kèn sử dụng nguyên liệu chính là cá, thì với bún nhâm, chà bông tôm lại mang đến nét đặc trưng của món ăn. Trộn các nguyên liệu với nước mắm chua ngọt và nước cốt dừa, bạn đã có thể thưởng thức món bún nhâm giản đơn, mộc mạc nhưng có màu sắc đẹp mắt và hương vị thơm ngon. Ảnh: @nguyenminh.action1.
Gỏi bồn bồn: Bồn bồn là loại cỏ mọc hoang ở vùng sông nước miền Tây, có sức sống mạnh mẽ. Địa phương nổi tiếng nhất về sản vật này là vùng đất Cái Nước ở Cà Mau. Từng ít được xem trọng, song hiện nay bồn bồn trồng ở một số địa phương như nguồn lợi kinh tế khá. Người ta sử dụng bồn bồn để chế biến nhiều món ăn ngon, trong đó có gỏi bồn bồn nức tiếng, giúp kích thích vị giác, phù hợp làm món khai vị. Ảnh: @petiisme.
Trước khi nấu ăn, bồn bồn phải qua sơ chế, bỏ lá, tách lấy phần lõi non trắng nõn. Người ta thường trộn gỏi bồn bồn với tôm, thịt. Nếu muốn đổi vị, bạn có thể thưởng thức món gỏi này với tai heo, thịt gà hoặc một số loại hải sản khác... Gỏi bồn bồn có vị giòn xốp của bồn bồn, vị ngọt thịt của những con tôm luộc chín đỏ au, vị beo béo của thịt ba rọi. Ảnh: @hien_chu_, @anphuongtrang, @ohhnangyy, @instanudo.
Gỏi sầu đâu: Nhắc đến những món ăn vừa có tên nghe "lạ tai", vừa có thể "gây thương nhớ" ở miền Tây, không thể bỏ qua gỏi sầu đâu. Muốn thưởng thức đặc sản này, bạn có thể tìm về vùng đất An Giang. Người ta sử dụng lá non và hoa của cây sầu đâu để chế biến nên một món gỏi độc đáo. Ảnh: @hellomyynhchauu, @annie_nguyenvan, @trungtran124, @hangnguyen_119.
Người miền Tây thường trộn gỏi sầu đâu với khô cá lóc hoặc khô cá sặc nướng xé nhỏ, thêm ít thịt ba rọi luộc thái mỏng. Để thêm vị giòn thanh mát cho món ăn, nhất thiết phải có dưa leo. Sầu đâu có vị đăng đắng, chan chát, nhẫn nhẫn, nếu không quen có thể thấy khó ăn. Tuy nhiên, khi nhai thật kỹ, bạn sẽ cảm thấy hậu vị ngọt thanh trong cuống họng, càng ăn lại càng... nghiện. Ảnh: @huyhuymeo.
Xá bấu: Nghe tên "xá bấu", nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm, song đây là món củ cải muối đặc sắc của người Hoa ở Bạc Liêu, nổi danh khắp miền Tây. Xá bấu kết hợp với cháo trắng tuy dân dã nhưng lại khiến nhiều người khó quên. Để làm xá bấu, người ta chọn củ cải ngon, rửa sạch, ướp muối rồi đem phơi cho đến khi củ cải teo dần lại, có thể giữ được lâu. Ảnh: @huynh_ninh.
Xá bấu nguyên củ thường dùng để nấu canh. Trước khi chế biến, bạn cần ngâm xá bấu trong nước ấm cho nhả mặn, cắt khoanh rồi nấu cùng xương heo. Canh xá bấu có hương vị đậm đà đặc biệt. Xá bấu cắt sợi lại được sử dụng để chế biến các món xào rất bắt vị và... "tốn cơm". Ảnh: @huynh_ninh.
Bánh tai yến: Không chỉ có tên gọi lạ lẫm, bánh tai yến còn có hình dáng ấn tượng, dễ gây chú ý. Bánh làm từ đường, nước cốt dừa, bột gạo, bột năng, sữa... Khi cho bột vào chảo dầu nóng để chiên giòn, người chế biến phải thật khéo léo và nhanh tay, động tác dứt khoát mới có thể tạo ra chiếc bánh có hình nón úp ngược độc đáo. Ảnh: @candykun107.
Có người cho rằng vì hình dạng giống tổ chim yến, nên ban đầu món ăn nổi tiếng ở miền Tây này gọi là bánh tổ yến, sau đọc chệch thành bánh tai yến. Bánh tai yến có thể thưởng thức lúc mới chiên xong, còn nóng hổi "vừa thổi vừa ăn". Vành ngoài bánh giòn rụm, trong khi phần giữa bánh lại mềm mềm, dai dai, ăn rất thú vị. Ảnh: @dinhhuannauhhnid, @dhangng_, @valerie.210.
Theo Zing
Cách làm gỏi thập cẩm ngon tuyệt Các món gỏi chua chua, ngọt ngọt, tươi mát đã là những món khai vị quen thuộc và không thể thiếu trong bất kỳ bữa tiệc nào! Cùng học cách làm gỏi thập cẩm tuyệt ngon nhé! Nguyên liệu làm gỏi thập cẩm: - 100gr rau tiến vua. - 100gr ngó sen. - 100gr hoa chuối. - 100gr cà rốt. - 150gr tôm...