Saigon Water (SII): Năm 2020 đặt mục tiêu lỗ gần 40 tỷ đồng
Năm 2020, Saigon Water (SII) sẽ không còn khoản hỗ trợ không hoàn lại cho dự án Củ Chi trong khi dự án này dự tính lỗ 123 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn (mã CK: SII) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 trong đó đáng chú ý nhất là mục tiêu lỗ gần 40 tỷ đồng trong năm 2020.
Năm 2019 vẫn kinh doanh dưới giá vốn, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Theo đó kết thúc năm 2019, SII đạt gần 181 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 26% so với cùng kỳ, kinh doanh dưới giá vốn khiến SII lỗ gộp 34 tỷ đồng, chi phí tài chính lên tới 111 tỷ đồng nên sau khi trừ các khoản chi phí SII lỗ thuần 155,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng lỗ thuần 136 tỷ đồng. Vẫn có 201 tỷ đồng lợi nhuận khác nên SII báo lãi ròng 32,6 tỷ đồng trong đó LNST thuộc về công ty mẹ đạt hơn 51 tỷ đồng tăng 18,6% so với năm 2018.
Trên BCTC kiểm toán 2019, kiểm toán cho rằng với khoản nợ ngắn hạn của công ty vượt quá tài sản ngắn hạn số tiền 56 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty bị thâm hụt trong hai năm liên tục. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Tuy nhiên BGĐ công ty đã có kế hoạch thoái vốn tại các công ty con để cải thiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và công ty mẹ là công ty CII sẽ hỗ trợ tài chính khi cần thiết.
Mặc dù hoạt động kinh doanh chính đang bị thua lỗ nhưng Saigon Water vẫn có lãi đều đặn hàng năm là nhận được một khoản hỗ trợ không hoàn lại của UBND TP HCM cho dự án nhà máy nước Củ Chi với số tiền 600 tỷ đồng (Phân bổ 3 năm từ 2017 đến 2019).
Kết quả kinh doanh của Saigon Water theo quý hầu như không có tính chu kỳ. Hiệu quả về lợi nhuận chịu tác động từ nhiều biến số như giá bán nước, khấu hao tài sản, chi phí lãi vay, khoản hỗ trợ từ thành phố…
Video đang HOT
Những năm gần đây, lợi nhuận gộp của Saigon Water liên tục đi xuống, thậm chí là lỗ gộp xuất phát một phần từ giá nước vẫn giữ nguyên theo năm 2013 trong khi các chi phí đầu vào gia tăng hàng năm. Việc có nhiều nhà máy đi vào hoạt động giai đoạn đầu hoặc đang được đầu tư như Củ Chi, An Khê đã khiến cho chi phí giá vốn và chi phí lãi vay tăng cao.
Tính đến 31/12/2019 tổng tài sản của SII đạt 2.849 tỷ đồng trong đó chủ yếu là tài sản cố định với nguyên giá là 2.707 tỷ đồng nhưng mới khấu hao được 561 tỷ đồng. Để tài trợ cho việc đầu tư vào các nhà máy và các công ty ngành nước khác, Saigon Water đã thực hiện vay nợ ngắn và dài hạn hơn 1.117 tỷ đồng. Điều này là một trong những lý do khiến chi phí lãi vay rất lớn và ăn mòn lợi nhuận của công ty.
Năm 2020 không còn khoản hỗ trợ không hoàn lại cho dự án Củ Chi, đặt kế hoạch lỗ 40 tỷ đồng
Sang năm 2020, SII sẽ không còn được ghi nhận doanh thu 200 tỷ đồng từ phân bổ khoản hỗ trợ 600 tỷ đồng trong khi lợi nhuận của các công ty Tân Hiệp, Gia Lai, Dankia, BOO không đủ bù đắp được các khoản lỗ từ dự án Củ Chi và SG-Pleiku nên SII dự tính tổng doanh thu đạt 275 tỷ đồng giảm 40% so với thực hiện 2019 và sẽ lỗ gần 40 tỷ đồng trong năm 2020.
Đối với dự án Củ Chi SII dự tính sẽ tăng số lượng khách hàng khối sản xuất qua đó tăng sản lượng ghi thu và giá bán bình quân. Tiếp tục làm việc với UBND thành phố, các sở ban ngành và BQL các KCN trên địa bàn để thúc đẩy việc chuyển từ nước ngầm sang sử dụng nước mặt do công ty cung cấp. Đối với Saigon Dankia sẽ thực hiện tăng sản lượng tiếp nhận của CTCP Cấp nước Lâm Đồng từ 25.000 m3/ngày đêm lên 27.000 m3/ngày đêm…
Saigon Water tiền thân là công ty Xây dựng Việt Thành được thành lập năm 2004. Từ năm 2011, công ty quyết định thay đổi hoạt động kinh doanh chính thành hạ tầng môi trường và từ đó bước vào mảng nước sạch. Hiện công ty CII là cổ đông lớn nhất nắm hơn 50% vốn SII cùng với đối tác chiến lược Manila Water sở hữu 38% vốn SII.
Thanh Tú
Lo ngại trái phiếu kém chất lượng và cho vay margin ảnh hưởng đến chứng khoán Việt năm 2020
Sự phát triển quá nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tạo ra khả năng nhiều sản phẩm không có chất lượng vẫn được bán đến nhà đầu tư. Đồng thời hoạt động cho vay margin của các công ty chứng khoán cũng gây rủi ro khi quy mô ngày càng lớn.
Theo báo cáo "Kinh tế vĩ mô và TTCK Việt Nam 2020: Triển vọng và cơ hội" của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), bối cảnh vĩ mô quốc tế, môi trường lãi suất thấp là yếu tố chính tác động tới thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Bên cạnh đó, các sự kiện quan trọng như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, diễn biến tiếp theo của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn có nhiều diễn biết khó lường và tạo ra rủi ro với thị trường chứng khoán nếu cuộc chiến này leo thang trở lại.
Bối cảnh vĩ mô trong nước năm 2020 tiếp tục diễn biến thuận lợi, là cơ sở tốt để thị trường chứng khoán tăng trưởng. Tăng trưởng GDP giảm tốc nhẹ, nhưng vẫn là điểm sáng trong bối cảnh tăng trưởng chậm trên toàn thế giới, mặt bằng lãi suất ổn định, biến động tỷ giá trong tầm kiểm soát.
Ước tính tình hình vĩ mô 2020 của BVSC
BVSC cũng dự báo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2020 tăng nhanh hơn so với năm 2019, ước tính 13,9% trong năm 2020, đóng góp chính là nhóm cổ phiếu ngân hàng, các cổ phiếu thuộc nhóm Vingroup và có sự hồi phục từ các doanh nghiệp khác như nhóm tài nguyên cơ bản (thép), bán lẻ, công nghệ thông tin.
Dự báo EPS năm 2020 tăng 10,5%. Sự lan tỏa về tăng trưởng kết quả kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ hơn có thể là cơ sở đề kỳ vọng thị trường tăng trưởng trên mặt bằng rộng hơn.
Với bối cảnh 2020 được dự báo tương đương năm 2019, BVSC cho rằng mức P/E hiện nay là hợp lý, điều này là cơ sở để BVSC kỳ vọng VN-Index có thể tăng được 10% trong năm 2020. Dự báo VN-Index năm 2020 đóng cửa ở mức 1.070-1.110 điểm.
Theo BVSC, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào tỷ trọng lợi nhuận toàn thị trường. Nhóm ngành này dự báo có lợi nhuận tăng trưởng trên 20% trong năm 2020 với sự đóng góp lớn của VCB.
Một số nhóm ngành phi tài chính khác như thép (HPG), bản lẻ (MWG), công nghệ thông tin (FPT) cũng sẽ có lợi nhuận sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của thị trường trong năm 2020.
Bên cạnh đó, thị trường còn có khả năng đón nhận được dòng vốn ngoại mới, dòng vốn này chảy vào thị trường thông qua các quỹ ETF, quỹ đầu tư bám theo chỉ số MSCI Frontier. Nếu được MSCI đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng, FTSE chính thức nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có đợt tăng điểm mạnh nhờ vào kỳ vọng dòng vốn mới.
Dù vậy, theo BVSC, thị trường vẫn còn ghi nhận một số rủi ro tiềm ẩn đó là rủi ro về khả năng Mỹ rà soát danh sách các quốc gia thuộc diện có khả năng thao túng tiền tệ, trong đó có Việt Nam; rủi ro lạm phát tăng cao do dịch tả lợn châu Phi.
Rủi ro về sự phát triển quá nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tạo ra khả năng xuất hiện những sản phẩm không có chất lượng vẫn được bán đến nhà đầu tư; cuối cùng là rủi ro tiềm ẩn đến từ hoạt động cho vay margin của các công ty chứng khoán khi quy mô ngày càng lớn.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
3 kịch bản lạm phát năm 2020 Vị chuyên gia thường có dự báo khá chính xác về CPI tin rằng, việc mục tiêu lạm phát năm 2020 có đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ giảm giá thịt lợn trong thời gian tới. Phát biểu tại hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả Việt Nam năm 2019 và dự báo 2020 do Viện Kinh...