Saigon Co.op chi gần 6.000 tỉ đồng dự trữ hàng hóa tết
Hệ thống Saigon Co.op tăng dự trữ hàng hóa tết 20% so với năm trước.
Ngày 9.12, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết đã thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu, với tổng giá trị lên đến gần 6.000 tỉ đồng, tăng gần 20% so với năm trước, nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022.
Hàng hóa cuối năm phong phú, giá ổn định và nhiều mặt hàng được khuyến mãi. Ảnh TẤN THANH
Việc chuẩn bị hàng hóa đã được thực hiện ngay từ giữa năm nay thông qua việc phối hợp với các đơn vị sản xuất, nhà cung cấp chuẩn bị kế hoạch tăng cường lượng hàng thiết yếu lên từ 2 – 3 lần. Trong đó, phần lớn ngân sách ưu tiên đầu tư cho trữ lượng các nhóm hàng bình ổn thị trường gồm gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản, còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản tết. Đồng thời, Saigon Co.op cũng tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa trong giai đoạn kinh doanh cao điểm này, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm thời vụ tết.
Video đang HOT
Ngoài ra, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đã bắt đầu khởi động giai đoạn kinh doanh cao điểm tết và tổ chức giảm giá khuyến mãi 8 tuần liên tục đối với các ngành hàng đồ dùng, may mặc, hóa phẩm, thực phẩm công nghệ… để kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh người dân đang thắt chặt chi tiêu. Cơ cấu hàng hóa trong dịp tết năm nay cũng được Saigon Co.op chọn lọc, phân khúc cho phù hợp theo hướng thiết thực, tiết kiệm nhất. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống đặc trưng cho ngày tết, điểm mới năm nay của Saigon Co.op là kịp thời bổ sung hơn 200 mặt hàng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng trong mùa dịch, được chia theo 3 nhóm: thực phẩm làm đẹp, thực phẩm giảm cân và thực phẩm bổ trợ như viê n sữa ong chúa, nước collagen, yến tinh chế, yến sợi trắng tinh chế, trà thảo dược nhụy hoa nghệ tây, trà thảo mộc, vitamin, viên sủi… với giá bán mỗi sản phẩm chỉ từ 200.000 đồng…
Theo Giám đốc Khối vận hành hoạt động Co.opmart Nguyễn Ngọc Thắng, toàn hệ thống sẽ cố gắng giữ và giảm giá trong giai đoạn cuối năm. Đặc biệt, thực hiện chuỗi chương trình giảm giá trực tiếp đến 50% cho hơn hàng nghìn sản phẩm tết và mười ngày cận tết có thể tiếp tục giảm giá sâu hơn để giảm áp lực mua sắm cho người dân, duy trì song song các chương trình khuyến mãi tặng quà, tặng điểm thưởng mức cao, tặng phiếu quà tặng… Ngoài ra, những ngày cận tết, Saigon Co.op sẽ tăng cường nhóm hàng thực phẩm tươi sống, các món chế biến sẵn để gia tăng tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng.
TPHCM: Siêu thị đóng cửa từ 16h để nhân viên, khách hàng về nhà sớm
Các siêu thị sẽ đóng cửa phục vụ từ 16h-17h để nhân viên và khách hàng về nhà trước 18h, theo chỉ đạo của UBND TPHCM.
Tối 25/7, tại cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND thành phố, chỉ đạo từ ngày 26/7, sau 18h, người dân không ra đường. Tất cả hoạt động trên địa bàn tạm dừng, trừ trường hợp cấp cứu theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Ngay khi có chỉ đạo trên, các siêu thị trên địa bàn đã có những thay đổi về khung giờ phục vụ nhằm đảm bảo đúng quy định.
Đại diện hệ thống siêu thị Big C cho biết, đơn vị này sẽ hoạt động từ 7h đến 17h kể từ hôm nay, thay vì khung 8h - 22h như trước.
Người dân TPHCM sẽ đi siêu thị vào ban ngày, kể từ 26/7 (Ảnh minh họa: Đại Việt)
Hệ thống của Saigon Co.op như Co.opmart, Co.opXtra, Co.opFood sẽ linh động mở cửa trong khung giờ từ 7h đến 17h.
Hệ thống VinMart và VinMart cũng áp dụng giờ phục vụ 7h - 17h cho gần 500 siêu thị và cửa hàng của mình tại TPHCM, thay vì 6h - 22h như trước.
Đại diện hệ thống Aeon Việt Nam thông tin, Aeon Tân Phú và Bình Tân sẽ mở cửa phục vụ khách từ 8h đến 16h kể từ hôm nay. Việc này giúp cho khách hàng và nhân viên trở về nhà trước 18h theo đúng quy định.
Đại diện một số hệ thống bán lẻ lớn tại TPHCM chia sẻ, trong ngày 26/7, nhiều nhân viên siêu thị đã không đến được chỗ làm. Một số nhân viên phải tìm đường vòng để đến nơi làm việc do gặp nhiều chốt kiểm soát.
Ngoài ra, một bộ phận giao hàng (shipper) của các siêu thị cũng gặp nhiều khó khăn khi đi từ quận này sang quận khác.
Ngày 26/7, nhiều nhân viên siêu thị không đến được chỗ làm hoặc phải đi đường vòng để đến nơi làm việc (Ảnh minh họa: Nguyễn Quang).
"Thành phố siết chặt Chỉ thị 16 nên shipper của chúng tôi không thể ra khỏi quận Tân Phú. Các ứng dụng giao hàng khác cũng bị quá tải nên rất khó tìm shipper. Trong khi đó, hàng hóa chúng tôi đã soạn xong nhưng không có người giao", đại diện một siêu thị nói.
Các siêu thị đã chia sẻ những thông tin này đến Sở Công Thương và UBND TPHCM nhằm tìm cách tháo gỡ.
Hơn 4.000 ôtô được cấp thẻ ra vào TP HCM 4.088 ôtô được cấp thẻ nhận diện ra vào TP HCM để chở hàng hoá, chuyên gia, công nhân... phục vụ các nhu cầu thiết yếu khi thành phố thực hiện Chỉ thị 16. Thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP HCM sáng 10/7, số xe của Sở Công thương được cấp nhiều nhất với gần 1.700 ôtô, tiếp đến là...