Saigon Center bị phạt gần 60 triệu đồng và cưỡng chế tháo dỡ vi phạm
Chính quyền quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành phạt gần 60 triệu đồng (gồm phí tháo dỡ) và cưỡng chế tại chỗ mái che chiếm vỉa hè tại cao ốc 25 tầng.
Sáng ngày 24/3, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, ông Đoàn Ngọc Hải đã dẫn đầu đoàn công tác liên ngành của quận 1, tiếp tục việc kiểm tra công tác lập lại trật tự lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn.
Tại địa chỉ 92 – 94 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 (cao ốc Saigon Center 25 tầng), đoàn kiểm tra liên ngành của quận 1 rất bức xúc trước việc tòa nhà đã sử dụng vỉa hè lập ra mái che kiên cố.
Theo ông Đoàn Ngọc Hải, đây là công trình của tòa nhà có phép thi công, nhưng giấy phép này đã hết hạn từ cuối năm 2016.
Từ đó đến nay, quận 1 đã 3 thực hiện việc nhắc nhở, yêu cầu chủ tòa nhà này phải tháo dỡ đi công trình lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ.
Tháo dỡ, cưỡng chế ngay phần mái che lấn chiếm vỉa hè ở cao ốc Saigon Center (ảnh: P.L)
Thế nhưng, tới sáng ngày 24/3, khi trở lại đây, lãnh đạo quận 1 tiếp tục phát hiện công trình này vẫn còn nguyên xi tại chỗ.
Video đang HOT
Ngay lập tức, ông Đoàn Ngọc Hải đã yêu cầu các bộ phận chức năng của quận 1 phải tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ ngay công trình mái che khá kiên cố này.
Cùng lúc, quận 1 cũng đã ra quyết định xử phạt chủ tòa nhà (Kappel land Watco I-II) số tiền gần 60 triệu đồng (đã bao gồm phí tháo dỡ là 50 triệu đồng).
Lãnh đạo chính quyền quận 1 đã khẳng định, đây là hành vi xử phạt nặng nhất từ trước tới nay, cho việc lấn chiếm vỉa hè vào mục đích sử dụng khác với việc dành cho người đi bộ.
Cũng trong buổi sáng cùng ngày, đoàn kiểm tra liên ngành của quận 1 cũng đã tiến hành lập biên bản vi phạm, cẩu xe ô tô về trụ sở (không có tài xế bên trong xe) đối với hàng loạt xe vi phạm, đậu xe trên vỉa hè.
Một xe ô tô để trên vỉa hè đường Phạm Hồng Thái, không có mặt tài xế bị cẩu đi giam (ảnh: P.L)
Với quyết tâm cao, biến trung tâm quận 1 thành một “Singapore thu nhỏ”, việc chấn chỉnh trật tự lòng lề đường, vỉa hè đã được diễn ra từ nhiều tháng qua tại quận trung tâm nhất của thành phố Hồ Chí Minh.
Trong rất nhiều cuộc ra quân quyết liệt, quận 1 đã tiến hành xử phạt hàng trăm phương tiện từ xe máy, ô tô đủ loại, từ sang trọng đến bình dân của cả cơ quan Nhà nước, ngoại giao và cả của người dân.
Ngay sau khi quận 1 ra quân chấn chỉnh tình trạng này, rất nhiều lãnh đạo của các quận huyện khác cũng đã xuống đường, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ.
Phương Linh
Theo giaoduc
Hà Nội cấm tự ý chặt cây xanh khi dẹp vỉa hè
Thành phố yêu cầu, trường hợp buộc phải di chuyển, chặt hạ cây xanh nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn giao thông thì các quận, huyện phải có phương án gửi cấp trên.
Sở Xây dựng thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi các quận, huyện về việc kiểm soát việc đánh chuyển, chặt hạ cây xanh trong quá trình giải toả hành lang giao thông, vỉa hè.
Hàng trăm cây xanh ở Hà Nội đã bị chặt hạ khi chính quyền giải toả hành lang giao thông. Ảnh: Ngọc Thành.
Cụ thể, Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, giám sát đơn vị chức năng khi thực hiện giải toả hành lang an toàn giao thông. "Nếu buộc phải di chuyển, chặt hạ cây xanh nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn giao thông, thì cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, đề xuất phương án di chuyển, chặt hạ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt", văn bản nêu.
Sở Xây dựng cũng giao thanh tra Sở chỉ đạo các đội thanh tra cơ sở xử lý vi phạm (nếu có) liên quan đến việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trên địa bàn.
Trước đó, khi triển khai việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, một số xã của huyện Thạch Thất đã cho chặt hạ hàng trăm cây xanh.
Tại xã Cẩm Yên, 89 cây xanh trên tuyến đường liên thôn, liên xã dài 3,5 km bị chặt hạ. Lãnh đạo xã cho hay, số cây trên do người dân tự trồng không theo quy hoạch.
Tương tự, khoảng 50 cây xanh trồng hai bên đường liên xã Cần Kiệm cũng bị chặt hạ. Ông Kiều Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Cần Kiệm nói, chặt cây là để đảm bảo an toàn giao thông và được sự ủng hộ của người dân, kể cả những gia đình có cây trước cửa nhà.
Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Trần Đức Nguyên, cho rằng trồng cây xanh không theo quy hoạch là cản trở hành lang giao thông, tuy nhiên cách thực hiện giải tỏa của xã Cẩm Yên "hơi máy móc".
Theo ông, lẽ ra xã phải có phương án dịch chuyển cây xanh thay vì chặt hạ, và việc này xã làm mà không xin ý kiến huyện.
Võ Hải
Theo VNE
Máy cẩu phá dỡ nhiều nhà hàng, gara ô tô kiên cố trên vỉa hè Hà Nội Máy cẩu được huy động 2 ngày cuối tuần để phá dỡ cả chục nhà hàng, gara ôtô, xe máy... xây trái phép trên vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm (Hoàng Mai). Ngày 26.3, tổ công tác thuộc quận Hoàng Mai và phường Đại Kim gồm hàng chục công an, thanh tra giao thông, xây dựng... tập trung trên đường Nghiêm Xuân Yêm,...