Saigon Cargo Service chính thức niêm yết trên HoSE, nửa đầu năm đạt 198 tỷ lãi ròng
Nếu thời gian đầu, Saigon Cargo Service chỉ có vỏn vẹn 3 hãng hàng không Cargolux, Cardigair và Lufthansa, thì đến nay, danh sách khách hàng của SCSC đã được nối dài với 28 hãng. Cùng với đó, thị phần tại khu vực Tp.HCM đã gia tăng từ 30% trong 2016 lên 36% hiện nay.
Ngày 3/8/2018, gần 50 triệu cổ phiếu CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Service, SCSC) đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE với mã SCS. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 174.105 đồng/cp với biên độ dao động giá -20%. Trước đó, cổ phiếu của công ty đã giao dịch trên sàn Upcom. Chốt phiên, SCS giảm 3.600 đồng (-2,1%) xuống 170.500 đồng.
SCSC được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu gần 572 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 11/6/2018, các cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty gồm: CTCP Gemadept (32,25%); Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (13,12%) và Công ty TNHH MTV Sửa Chữa máy bay A41 (12,6%). Trong số 12,6% cổ phần của A41 chủ yếu gồm 7.190.000 cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết (không niêm yết).
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2010, SCSC là nhà ga hàng hóa hàng không chuyên dùng tại sân bay Tân Sơn Nhất có tổng mức đầu tư lên đến 1.065 tỷ đồng (tương ứng khoảng 51 triệu USD), với diên tich rộng 143.000 m2. Nếu thời gian đầu, SCSC chỉ có vỏn vẹn 3 hãng hàng không Cargolux, Cardigair và Lufthansa, thì đến nay, danh sách khách hàng của SCSC đã được nối dài với 28 hãng. Cùng với đó, thị phần tại khu vực Tp.HCM đã gia tăng từ 30% trong 2016 lên 36% hiện nay.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý 2/2018, Công ty đạt 167 tỷ đồng doanh thu, tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh SCS đạt hơn 133 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận gộp 79,6%. Theo đó, SCS ghi nhận lãi ròng 107 tỷ đồng, tăng 17,5% so với quý 2/2017.
Video đang HOT
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Công ty đạt 314 tỷ, tăng hơn 14% và lợi nhuận sau thuế đạt 198 tỷ, tăng 18% so với nửa đầu năm ngoái.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu liên tiếp giảm sàn "trắng bên mua", Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP) lên tiếng trấn an cổ đông
Trong sáng 15/3, SPP tiếp tục giảm sàn xuống 6.300 đồng với dư bán hơn 5 triệu cổ phiếu. Lượng dư bán sàn này tương ứng 30% lượng cổ phiếu lưu hành của công ty. So với thời điểm đầu tháng 3, cổ phiếu SPP đã "bốc hơi" 60%.
Từ đầu tháng 3 tới nay, cổ phiếu CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP) đã có chuỗi phiên giảm sàn liên tiếp "trắng bên mua". Tính từ ngày 6/3 - 14/3, SPP giảm sàn trong cả 7 phiên giao dịch với dư bán sàn hàng triệu đơn vị và là một trong những cổ phiếu có biến động tiêu cực nhất thị trường.
Trong sáng 15/3, SPP tiếp tục giảm sàn xuống 6.300 đồng với dư bán hơn 5 triệu cổ phiếu. Lượng dư bán sàn này tương ứng 30% lượng cổ phiếu lưu hành của công ty. So với thời điểm đầu tháng 3, cổ phiếu SPP đã "bốc hơi" 60% giá trị.
Việc SPP liên tiếp giảm sâu với dư bán sàn hàng triệu đơn vị trong nhiều phiên liên tiếp đã khiến không ít nhà đầu tư lo ngại về tình hình hoạt động của công ty, hoặc do tình hình giải chấp tại các CTCK.
Diễn biến cổ phiếu SPP thời gian gần đây
Trước vấn đề này, SPP đã công bố văn bản giải trình lý do cổ phiếu giảm giá tới cổ đông lên website. Theo SPP, giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian qua là do tình hình thị trường và quan hệ cung cầu. Để khắc phục tình trạng trên, công ty đang có kế hoạch ổn định lại giá trị cổ phiếu trong khoảng thời gian sớm nhất.
SPP cho biết đang giữ vững việc sản xuất kinh doanh bình thường, không có tác động xấu nào ảnh hưởng đến công ty. SPP đang cố gắng đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời nhằm chỉ đạo tình hình tài chính, các khoản tín dụng ngân hàng, điều chỉnh sách lược hợp lý nhằm đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả nhất.
SPP hiện đang cung cấp bao bì cho các doanh nghiệp như Vinacafe, Masan, Vinamilk, Nestle, Biscafun, Ajinomoto... Trong năm 2017, SPP đạt doanh thu thuần 1.047 tỷ đồng - tăng 15%; Lợi nhuận sau thuế 21,57 tỷ đồng - tăng gần 5% so với năm trước đó.
Tổng tài sản SPP tính tới cuối năm 2017 đạt 1.153 tỷ đồng. Công ty sử dụng nợ vay khá lớn với 680 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nguồn vốn. Việc vay nợ lớn khiến chi phí tài chính của SPP hàng năm ở mức khá cao. Riêng năm 2017, chi phí tài chính đã lên tới hơn 57 tỷ đồng.
Về kế hoạch năm 2018, SPP đặt mục tiêu doanh thu thuần 1.250 tỷ đồng - tăng 19%; Lợi nhuận sau thuế 26,4 tỷ đồng - tăng 22% so với năm thực hiện năm trước. Tỷ lệ cổ tức tối thiểu 10%.
Để thực hiện được kế hoạch này, bên cạnh những phương án cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành, công ty sẽ trình ĐHCĐ năm 2018 phương án tìm kiếm cổ đông chiến lược, phát hành riêng lẻ cổ phiếu. Bên cạnh đó, SPP cũng sẽ trình đại hội cụ thể về dự án xây dựng nhà máy mới ở KCN Tân Đô với tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu SCS tăng gấp đôi từ ngày lên sàn, các cổ đông sáng lập đang cơ cấu lại danh mục đầu tư Có nhiều giao dịch quanh cổ phiếu SCS chỉ trong vòng 5 tháng sau khi SCSC lên sàn. CTCP Thương mại dịch vụ Đầu tư Sài Gòn Hàng Không thông báo đã mua vào 1,26 triệu cổ phiếu SCS của CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Service - SCSC). Giao dịch thực hiện ngày 27/11/2017. Giao dịch thành công, CTCP...