Sai phạm về đất đai, 3 cựu Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện cùng 19 đồng phạm lãnh án
Sau 3 ngày xét xử hình sự sơ thẩm, chiều nay 20/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với 22 bị cáo từng là cán bộ, công chức ở huyện Đông Hòa – nay là thị xã Đông Hòa, gây ra nhiều sai phạm trên lĩnh vực quản lý đất đai tại địa phương này.
Theo HĐXX, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, bồi thường thiệt hại với tổng số tiền hơn 742 triệu đồng; nhiều gia đình bị cáo có công với cách mạng, có bị cáo là con của liệt sĩ, quá trình công tác được tặng nhiều giấy khen… nên được xem xét tình tiết giảm nhẹ trước khi tuyên án.
Liên quan đến hành vi cấp 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản nhà nước gần 33 tỷ đồng, án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Lê Tấn Thảo, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa 2 năm 6 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cùng tội danh này, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa Lưu Bá Hạnh bị xử phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo.
Đối với tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, bị cáo Phan Văn Xáo, nguyên Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đông Hòa bị xử phạt 4 năm 6 tháng tù; Phạm Hoàng Huynh, nguyên Trưởng phòng đo đạc bản đồ thuộc Chi cục quản lý đất đai tỉnh Phú Yên 6 năm 6 tháng tù; Nguyễn Văn Tiên, nguyên Trưởng Phòng TN&MT huyện Đông Hòa 4 năm tù; Nguyễn Bửu, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Hòa Hiệp Trung 4 năm 4 tháng tù; Nguyễn Văn Đan, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hòa Hiệp Trung 1 năm tù; Văn Phú Trình, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hòa Hiệp Trung 2 năm tù; Trần Hùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Nam 3 năm tù.
Quang cảnh phiên tòa. Ảnh: Viêt Tường.
10 bị cáo còn lại trong nhóm tội danh này từng là khu phố trưởng, cán bộ địa chính thị trấn Hòa Hiệp Trung và xã Hòa Hiệp Nam, nhân viên Phòng TN&MT, nhân viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đông Hòa gồm: Trần Hải Âu, Bùi Văn Hùng, Phạm Trường Kỳ, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Thế Diễn, Nguyễn Trúc Nhuệ, Huỳnh Quyết Thắng, Nguyễn Trình Văn, Nguyễn Hưng Quý, Lê Bá Hùng bị xử phạt từ 1 năm đến 5 năm tù.
Video đang HOT
Nhóm tội danh “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, bị cáo Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa 1 năm 6 tháng tù; Nguyễn Văn Tiên, nguyên Trưởng Phòng TN&MT 2 năm 6 tháng tù; hai chuyên viên Nguyễn Thị Huỳnh Dung 3 năm 6 tháng tù; Lê Bá Hùng 2 năm 6 tháng tù; Huỳnh Tấn Phước, nguyên Phó Trưởng Phòng TN&MT 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Trong vụ án này có 3 bị cáo bị truy tố và xét xử hai tội danh nên án sơ thẩm tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa chấp hành hình phạt 4 năm tù; Nguyễn Văn Tiên, nguyên Trưởng Phòng TN&MT huyện 6 năm 6 tháng tù; Lê Bá Hùng 5 năm 6 tháng tù.
Ngoài hình phạt tù, án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên tuyên buộc từng bị cáo bồi thường thiệt hại đã gây ra nhưng được khấu trừ khoản tiền đã nộp khắc phục hậu quả trong quá trình tố tụng.
Như Báo CAND đã thông tin, trong năm 2018-2019, với tư cách là cán bộ, công chức UBND, Phòng TN&MT, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đông Hòa – nay là thị xã Đông Hòa và cán bộ thị trấn Hòa Hiệp Trung, xã Hòa Hiệp Nam, các đối tượng trong vụ án này đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vi phạm các quy định về quản lý đất đai, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi ký các thủ tục, thẩm định, phê duyệt để chuyển mục đích sử dụng 1.119 thửa đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa thành đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 8 trường hợp trái pháp luật.
"Bị cáo đau xót khi mẹ, dì cũng là bị hại trong vụ án Vạn Thịnh Phát"
"Hành vi của bị cáo là sai phạm, bị cáo rất đau xót về việc làm của mình, càng đau xót hơn khi mẹ, dì của bị cáo cũng là những bị hại trong vụ án", cựu quyền Tổng giám đốc SCB khai tại tòa.
Chiều 20/9, HĐXX bước vào phần thẩm vấn các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu. Một trong những người giúp sức cho bà Lan là Ngô Thanh Nhã (em dâu bà Lan).
Người em dâu được bà Lan giao cho làm Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Chủ tịch HĐQT Công ty An Đông. Bà Nhã đã thực hiện chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, ký toàn bộ hồ sơ, tài liệu hợp thức việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông; từ đó tạo lập 2 mã trái phiếu phát hành vào năm 2018.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. (Ảnh: Hải Long).
Cụ thể, sau khi tiếp nhận chủ trương phát hành trái phiếu, bà Nhã đã chủ trì họp với các cán bộ chủ chốt của Công ty An Đông, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty SPG, Công ty Sunny World, yêu cầu họ phối hợp thực hiện.
Sau đó, bà Nhã ký quyết định phê duyệt phương án phát hành trái phiếu An Đông để các cấp dưới thực hiện. Theo đó, Công ty An Đông hợp tác đầu tư dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ với chủ đầu tư là Công ty SGP.
Sau khi Công ty An Đông phát hành trái phiếu, với tư cách người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát, bà Nhã ký ủy nhiệm chi 5 giao dịch thanh toán tiền mua bán trái phiếu. Hành vi này giúp hoàn thành chuỗi các giao dịch khống để tạo lập 2 mã trái phiếu.
Bà Nhã bị cáo buộc giúp sức cho Chủ tịch Vạn Thịnh Phát phát hành trái phiếu, chiếm đoạt gần 25.000 tỷ đồng. Tại tòa, bị cáo Nhã nói không hiểu biết trái phiếu, tin tưởng tuyệt đối vào bà Trương Mỹ Lan, chỉ biết ký vào các hồ sơ chứ không quản lý, điều hành hoạt động các công ty.
Bị cáo Nhã nói khi nhận kết luận điều tra, cáo trạng, đã rất sửng sốt, không nghĩ hành vi của mình gây ra hậu quả to lớn như vậy. Từ đó, em dâu bà Lan xin được khắc phục hậu quả, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung. (Ảnh: H.H.).
Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung thừa nhận cáo trạng truy tố không oan sai. Tuy nhiên, cựu Tổng giám đốc SCB đề nghị HĐXX xem xét một số chi tiết, như không bàn bạc, trao đổi với bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc SCB) về việc lên phương án chạy dòng tiền khống.
Về cáo buộc chỉ đạo cấp dưới, bị cáo Dung nói chỉ trao đổi chung về chủ trương chứ không trực tiếp trao đổi với từng bị cáo.
Tiếp đến, bị cáo Trương Khánh Hoàng khai trước khi làm việc tại SCB là nhân viên của một công ty bất động sản, nên không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán.
Bị cáo Hoàng nói thêm, trước khi vào làm việc tại SCB, việc phát hành trái phiếu đã diễn ra. Tại thời điểm ông này làm quyền Tổng giám đốc SCB, Hoàng nói do quá áp lực nên đã có những hành vi sai trái, đồng ý với chủ trương từ bà Trương Mỹ Lan, phát hành trái phiếu Setra.
"Hành vi của bị cáo là sai phạm, bị cáo rất đau xót về việc làm của mình, càng đau xót hơn khi mẹ, dì của bị cáo cũng là những bị hại trong vụ án", bị cáo Hoàng khai tại tòa.
Bị cáo Trương Khánh Hoàng. (Ảnh: Hoàng Hùng).
Tương tự, ông Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm và xin nhận trách nhiệm. Người đàn ông này nói tại thời điểm phát hành trái phiếu không biết sai phạm, vợ và nhiều người thân của ông ta cũng mua trái phiếu của SCB.
Ông Hoàng, ông Dũng và bà Dung bị cáo buộc có hành vi sai phạm trong việc phát hành trái phiếu Công ty Setra, giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền của 2.431 bị hại.
'Đại án' Xuyên Việt Oil: Gây thất thoát 1.463 tỉ, tài khoản chỉ còn hơn 4 tỉ Chuỗi sai phạm của bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng; nhưng đến nay tài khoản của bà này và công ty chỉ còn hơn 4 tỉ đồng. Trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (gọi...