Vụ hoàn thuế cho dự án điện mặt trời “3 không” và sai phạm của loạt cán bộ Cục thuế Bình Phước
Trong vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bộ Công thương và các tỉnh, thành đã được Cơ quan ANĐT Bộ Công an ra Kết luận điều tra và đề nghị truy tố các bị can vào ngày 28/5 và Kết luận điều tra bổ sung vào ngày 6/9 vừa qua, một loạt cán bộ thuế đã “dính” đến sai phạm trong việc hoàn số tiề.n thuế hơn 145 tỷ đồng cho dự án “3 không” là Dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3…
Chỉ 4 tháng sau khi Dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được hoàn thành, đưa vào khai thác, ngày 24/4/2021, chủ đầu tư dự án là Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 đã làm thủ tục hoàn thuế tại Cục thuế tỉnh Bình Phước. Bộ hồ sơ hoàn thuế này được kế toán Nguyễn Thị Hà Vy và Đặng Hồng Loan gửi đến đoàn kiểm tra thuế thông qua email đến cá nhân các cán bộ thuế là ông Phan Văn Sang và ông Nguyễn Trung Thành để kiểm tra chứ không tiến hành kiểm tra tại trụ sở của công ty.
Ngày 25/5/2021, ông Nguyễn Duy Khánh, Cục phó Cục thuế tỉnh Bình Phước đã ký thông báo hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và giao Phòng Thanh tra – Kiểm tra 3 giải quyết. Ngày 27/5/2021 ông Nguyễn Duy Khánh tiếp tục ký quyết định về việc kiểm tra thuế tại Công ty CP Năng lượng Lộc Ninh 3, đồng thời lập đoàn kiểm tra gồm ông Phan Văn Sang, Nguyễn Thành Trung, Dương Tú Hoàng và bà Nguyễn Thị Hạnh.
Dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3.
Ngày 31/5/2021, Phan Văn Sang với nhiệm vụ là trưởng đoàn kiểm tra đã ký văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Theo đó Phan Văn Sang có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý và xử lý kết quả kiểm tra. Nguyễn Thành Trung kiểm tra sổ sách, hóa đơn chứng từ liên quan đến doanh thu, thuế VAT đầu ra, đầu vào từ quý 4/2018 đến quý 4/2020 cũng như các kỳ trước, sau có liên quan. Ông Dương Tú Hoàng kiểm tra việc kê khai, nộp thuế vãng lai, thuế nhà thầu và tổng hợp số liệu kỳ hoàn thuế của doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh xác minh hóa đơn đầu vào từ quý 4/2018 đến quý 4/2020, nhập ứng dụng và lưu hồ sơ kiểm tra.
Thực tế dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được xây dựng trái phép tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh trên diện tích gần 149,6 ha đất rừng sản xuất thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh. Diện tích đất xây dựng này không được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuế đất và chuyển mục đích sử dụng đất… Nhưng khi kiểm tra để hoàn thuế, các cán bộ thuế trong đoàn đã không phát hiện.
Video đang HOT
Ngày 14/7/2021, Phan Văn Sang và Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 ký biên bản kiểm tra thuế, trong đó xác định rõ: Dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận đầu tư, xây dựng tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, diện tích hơn 160 ha. Nguồn gốc khu đất này là của Công ty Tân Tiến được UBND tỉnh phê duyệt dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang… trồng cao su (?!). Dự án có tổng vốn đầu tư 3.034 tỷ đồng, được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đán.h giá tác động môi trường ngày 25/4/2019. Dự án được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thẩm định phê duyệt thiết kế cơ sở ngày 25/6/2019, thẩm định thiết kế kỹ thuật ngày 25/12/2019.
Ngày 26/11/2019, Sở Xây dựng Bình Phước có văn bản xác định dự án được miễn giấy phép theo quy định và ngày 18/12/2020 Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương đã cấp giấy phép hoạt động điện lực… Như vậy, ngay cả khi Dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được xây dựng tại xã Lộc Thạnh thì việc xây dựng đã sai quy hoạch do đây là đất trồng cao su. Thế nhưng dù đã qua một loạt các cơ quan kiểm tra, cấp phép nhưng đã không cơ quan nào phát hiện ra Dự án nhà máy điện mặt “trời 3 không” được xây dựng ở một xã khác.
Tại Cục thuế tỉnh Bình Phước, sau khi Phan Văn Sang báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, bộ hồ sơ hoàn thuế này qua một loạt các khâu xử lý của các phòng nghiệp vụ liên quan và lãnh đạo Cục thuế, ngày 21/7/2021 ông Nguyễn Duy Khánh ký lệnh hoàn trả số tiề.n hoàn thuế hơn 145 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 tại Bangkok Bank – chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Liên quan đến sai phạm trên, Cơ quan ANĐT xác định, khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, Dự án nhà máy điện mặt trời Lộc ninh 3 chưa thực hiện các thủ tục pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường; chưa được cơ quan thẩm quyền kiểm tra, chấp thuận kết quả nghiệm thu; chưa đủ điều kiện để được hoàn thuế nhưng Cục thuế Bình Phước đã ban hành quyết định hoàn thuế cho Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 vào ngày 20/7/2021 là trái với quy định của Bộ Tài chính và chỉ đạo của Tổng Cục thuế.
Hậu quả của việc hoàn thuế trên đã gây thiệt hại tài sản rất lớn cho ngân sách và hành vi của Phan Văn Sang đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đối với vụ việc hoàn thuế sai trái này, trong Kết luận điều tra bổ sung vào ngày 6/9 vừa qua, Cơ quan ANĐT đã Kết luận Nguyễn Duy Khánh, Trần Văn Định và Phạm Quang Vinh đã vi phạm vào tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố các bị can trước pháp luật.
Nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hải Dương gây thất thoát hơn 20 tỷ đồng
Mặc dù là Chủ tịch và là chủ tài khoản của Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương nhưng Mai Xuân Anh đã thiếu trách nhiệm, không tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các quy định về công tác tài chính của Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã ký duyệt ban hành các văn bản sai phạm, gây thất thoát cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương hơn 20 tỷ đồng.
Ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hải Dương cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra; chuyển hồ sơ đến Viện KSND tỉnh Hải Dương, hoàn tất cáo trạng đề nghị truy tố 13 bị can trong vụ án tham ô tài sản xảy; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra từ năm 2017 đến hết năm 2022, tại Công đoàn Công ty TNHH N.D, Công đoàn Công ty TNHH H.H Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH F.L Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH may F.S Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH may mặc M.L Việt Nam 2 và LĐLĐ tỉnh Hải Dương.
Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đọc lệnh bắt Mai Xuân Anh.
Trong đó, 3 bị can nguyên là cán bộ LĐLĐ tỉnh Hải Dương cùng bị truy tố về 2 tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gồm Mai Xuân Anh, nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hải Dương, nguyên Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hải Dương); Phạm Thị Thuỳ Linh, nguyên Trưởng Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh Hải Dương và Nguyễn Văn Nam, nguyên Chủ tịch công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra LĐLĐ tỉnh Hải Dương).
5 bị can bị đề nghị truy tố về tội "Tham ô tài sản" gồm Hoàng Duy Kha, nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH N.D nhiệm kỳ 2017 - 2022); Nguyễn Trung Kiên, nhân viên Công ty TNHH May F.SViệt Nam/Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH May F.S Việt Nam; Phạm Vũ Hải, kế toán công ty Grand Ocean, nguyên kế toán Công đoàn Công ty TNHH N.D nhiệm kỳ 2017 - 2022); Nguyễn Đình Cảnh, nhân viên Công ty TNHH H.H Việt Nam/Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH H.H Việt Nam; Phùng Duy Minh, nhân viên Công ty F.L Việt Nam/Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH F.L Việt Nam.
Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương thực hiện lệnh bắt Phạm Thị Nhung.
5 bị can về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gồm Đỗ Thị Thành, nhân viên Công ty TNHH may mặc M.K Việt Nam/Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH may mặc M.K Việt Nam 2; Trương Thị Thanh Kha, kế toán Công ty TNHH M.K Việt Nam/Kế toán CĐCS Công ty TNHH May mặc M.K Việt Nam 2; Nguyễn Thị Đan, nhân viên văn phòng Công ty TNHH may mặc M.L Việt Nam, Thủ quỹ công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH May mặc M.K Việt Nam 2) và Nguyễn Thị Linh, nguyên kế toán CĐCS Công ty TNHH may mặc M.K Việt Nam 2) và Nguyễn Thị Thu Hường (SN 1985, nhân viên văn phòng, nguyên Thủ quỹ CĐCS Công ty TNHH may mặc M.KViệt Nam 2).
Để các CĐCS chủ động sử dụng tài chính công đoàn, Linh đã tham mưu cho Xuân Anh, ký ban hành các hướng dẫn về xây dựng dự toán tài chính công đoàn và quyết toán tài chính công đoàn các năm. Trong đó, có các nội dung chỉ đạo CĐCS khối sản xuất kinh doanh thu kinh phí công đoàn (KPCĐ) và trích nộp lên LĐLĐ tỉnh Hải Dương theo tỷ lệ phân phối nguồn thu trái với quy định tại Quyết định số 270/QĐ-TLĐ và Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu trên. Mặc dù từ cuối năm 2018 đến năm 2022, Linh đã nhiều lần tham mưu để ông Trần Văn Cương, nguyên Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Hải Dương) ký các văn bản yêu cầu các đơn vị triển khai việc nộp KPCĐ vào tài khoản tập trung của Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhưng Linh cũng tham mưu ông Cương ký các văn bản đôn đốc nhắc nợ vẫn thể hiện nội dung CĐCS trích nộp KPCĐ cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương là trái quy định theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Chính vì vậy Công ty TNHH N.D (từ năm 2017 đến tháng 9/2019) và các Công ty TNHH H.H Việt Nam, Công ty TNHH F.L Việt Nam, Công ty TNHH may F.S Việt Nam, Công ty TNHH may mặc M.K Việt Mam 2 (từ năm 2017 đến hết năm 2022) đã chuyển KPCĐ cho CĐCS, nhưng Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh Hải Dương không kiểm soát được việc chi tiêu của CĐCS này nói chung và việc trích nộp lên LĐLĐ tỉnh Hải Dương theo tỷ lệ phân phối nguồn thu nói riêng.
Đối với 5 CĐCS nêu trên, những CĐCS có báo cáo quyết toán, Linh chỉ đạo nhân viên đối chiếu với số thực tế mà các CĐCS này đã nộp và xây dựng phê duyệt dự toán theo mẫu để trình Xuân Anh ký duyệt; đồng thời chỉ đạo nhập các dữ liệu vào hệ thống phần mềm tài chính của công đoàn, trường hợp không có báo cáo quyết toán, Linh tự cân đối, phân bổ số tiề.n thực tế mà các đơn vị nộp về LĐLĐ tỉnh trong năm và các mục chi cho hợp lý.
Từ năm 2017 đến năm 2022, 5 đơn vị nêu trên đều không hoàn thành nghĩa vụ nộp tài chính công đoàn cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương. Nhưng với động cơ, mục đích cho việc hoàn thành nhiệm vụ kế toán của mình, Linh đã điều chỉnh số liệu ở phần kinh phí phải nộp bằng số liệu ở phần kinh phí đã nộp đối với các đơn vị nêu trên. Chính vì vậy trên hệ thống kế toán của công đoàn, không thể hiện số nợ tài chính công đoàn nhưng vẫn được Linh ký trình Xuân Anh phê duyệt.
Mặc dù là Chủ tịch và là chủ tài khoản của LĐLĐ tỉnh Hải Dương, nhưng Xuân Anh đã thiếu trách nhiệm, không tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các quy định về công tác tài chính của Tổng LĐLĐ Việt Nam, kiểm tra sổ sách kế toán, tin tưởng vào sự tham mưu của Linh và kết quả kiểm tra tài chính đồng cấp hàng năm của Ủy ban kiểm tra (UBKT) LĐLĐ tỉnh Hải Dương nên đã ký duyệt ban hành các văn bản sai phạm nêu trên, gây thất thoát cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương với số tiề.n hơn 20 tỷ đồng.
Kết luận điều tra xác định, đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBKT LĐLĐ tỉnh Hải Dương đối với các CĐCS thuộc phân cấp thu của LĐLĐ tỉnh Hải Dương, với việc chỉ đạo không rõ ràng của Xuân Anh nên từ năm 2018 đến tháng 5/2022, Nam đã không tổ chức các cuộc kiểm tra độc lập đối với các CĐCS.
Với trách nhiệm từ năm 2017 đến tháng 4/2022, Xuân Anh gây thất thoát cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương hơn 16 tỷ đồng; Linh và Nam gây thất thoát cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương hơn 20 tỷ đồng
Dự án 'ma' khiến nhiều cán bộ xã ở Phú Quốc 'dính chàm' Liên quan đến sai phạm trong quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 3 chủ tịch, nguyên chủ tịch xã cùng nhiều cán bộ địa chính ở Phú Quốc đã bị khởi tố, bắt giam. Ngày 2/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố, bắt giam các...