Sai phạm tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn khiến nhiều lãnh đạo bị khởi tố
Vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn TNHH MTV đang được Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra mở rộng.
Như Dân Việt đã thông tin, hôm qua (31/12/2021), Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT)- Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Hoàng Anh (39 tuổi, ngụ H.Nhà Bè, TP.HCM, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn – CNS) và Lê Viết Ba (39 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM, Phó trưởng phòng Kế toán CNS).
Hai bị can trên bị khởi tố về hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí” quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự.
Hồi đầu tháng 11/2021, Cơ quan ANĐT Bộ Công an cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Chu Tiến Dũng (nguyên Tổng giám đốc CNS) và Đỗ Văn Ngà (Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính – kế toán của CNS) về hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, theo điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) xảy ra tại CNS. Đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM. Bước đầu cơ quan chức năng xác định tại CNS xảy ra một số sai phạm trong hoạt động thoái vốn.
Ông Chu Tiến Dũng lúc còn đương chức Tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV. Ảnh: CNS
Cụ thể, đầu năm 2017, CNS đã bán toàn bộ 51% cổ phần của mình trong Công ty cổ phần điện tử Sài Gòn – Sagel với giá gần 21 tỉ đồng. Trong khi đó, Công ty cổ phần điện tử Sài Gòn – Sagel đang sở hữu nhiều lô đất đắc địa tại TP.HCM, trong đó có lô đất tại 119 Phổ Quang (quận Phú Nhuận) có giá trị lên tới hơn 3.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Tương tự, CNS cũng đã thoái vốn tại Công ty cổ phần TIE, trong khi doanh nghiệp này đang là chủ sở hữu của nhiều lô đất “vàng” nằm tại khu vực trung tâm thành phố.
Theo nội dung đơn tố cáo, việc thoái vốn của CNS chỉ tính riêng tại Công ty cổ phần điện tử Sài Gòn – Sagel và Công ty cổ phần TIE đã gây thất thoát cho Nhà nước khoảng 1.700 tỷ đồng.
Đầu năm 2019, UBND TP.HCM đã quyết định tạm ngừng giao dịch, chuyển nhượng đối với một số lô đất có nguồn gốc là tài sản của CNS do thoái vốn.
Thanh tra TP.HCM cũng đã vào cuộc thanh tra về hoạt động thoái vốn của CNS, tại Công ty cổ phần điện tử Sài Gòn – Sagel và Công ty cổ phần TIE, và việc chuyển nhượng đất của Nhà nước thông qua việc góp vốn kinh doanh ngoài ngành.
Ngoài ra, từ năm 2015 – 2018, Thanh tra TP.HCM còn phát hiện CNS sử dụng quỹ khen thưởng của CNS để chi cho cá nhân, tổ chức bên ngoài mà không có danh sách người ký nhận tiền.
Kết luận thanh tra thể hiện các cá nhân đã có sai phạm vì dùng thẻ tín dụng của CNS cấp phục vụ chi giao tế, đối ngoại bên ngoài để chi tiêu cá nhân. Nhiều giao dịch thanh toán không phù hợp, không có hóa đơn chứng từ mà Phòng Tài chính – kế toán tổng công ty vẫn cho thanh toán.
Cơ quan ANĐT Bộ Công an vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.
Cựu Bí thư Bình Dương bị cáo buộc gây thiệt hại 1.000 tỷ đồng
Bị can Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, bị cáo buộc áp giá thu tiền sử dụng đất và chuyển nhượng khu đất 43 ha từ nhà nước sang tư nhân trái quy định, gây thất thoát hơn 1.060 tỷ đồng.
Ngày 23/8, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", xảy ra tại Tổng Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV và các đơn vị liên quan.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 21 bị can về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định theo khoản 3, điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong số 21 bị can nói trên, có ông Trần Văn Nam - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; Trần Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Phạm Văn Cành, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương; Nguyễn Thanh Trúc, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương... Ngoài ra, trong vụ án còn có nhiều bị can khác là lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Bình Dương và các công ty.
Chủ tịch Tổng Công ty 3/2 gây thiệt hại hơn 1.462 tỷ
Theo kết luận điều tra, bị can Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty 3/2, là đối tượng chủ mưu cầm đầu, chỉ đạo điều hành, vừa là người thực hiện tội phạm, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền lớn. Trong quá trình điều tra, bị can Minh không thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội và động cơ vụ lợi của bản thân.
Theo đó, trong quá trình cổ phần Tổng Công ty 3/2, bị can Minh đã chỉ đạo xây dựng phương án sử dụng đất của Tổng Công ty 3/2 được Tỉnh ủy Bình Dương phê duyệt. Theo đó, Tổng Công ty 3/2 phải chuyển giao khu đất 43 ha về Công ty Impco (có vốn 100% nhà nước) và đưa khu đất 145 ha tiếp tục kế thừa tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Tuy nhiên, với mục đích chuyển nhượng khu đất 43 ha về Công ty Tân Phú (thực chất là Công ty Âu Lạc của Nguyễn Đại Dương), bị can Minh vẫn cố ý quyết định và chỉ đạo thành viên HĐTV thống nhất chuyển nhượng toàn bộ Dự án Khu dân cư - Thương mại -Dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43 ha cho công ty tư nhân. Việc chuyển nhượng này trái quy định của pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà nước số tiền hơn 302 tỷ đồng.
Kết luận điều tra cho biết, đối với khu đất 145 ha, mặc dù Công ty Đông Nam đã phân loại vào mục A "Tài sản đang dùng" (Giữ lại Tổng Công ty tiếp tục thực hiện) theo đúng quy định của pháp luật về cổ phần hóa và phê duyệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương, nhưng bị can Minh vẫn quyết định và chỉ đạo thành viên HĐTV, kế toán trưởng, kiểm soát viên thống nhất yêu cầu Công ty Đông Nam chuyển sang mục C "Tài sản chờ thanh lý".
Đồng thời, bị can Minh quyết định và chỉ đạo các thành viên HĐTV đưa khu đất 145 ha vào góp vốn tại Công ty Tân Thành mà không tiến hành định giá, không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa trái quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định pháp luật về cổ phần hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan, gây thất thoát tài sản nhà nước số tiền hơn 1.160 tỷ đồng.
Theo Kết luận điều tra, hành vi của bị can Nguyễn Văn Minh là trái với phê duyệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương, trái với điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty 3/2 và vi phạm các quy định của pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà nước là hơn 1.462 tỷ đồng, đủ yếu tố cấu thành tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Nhấn để phóng to ảnh
Bị can Trần Văn Nam.
Cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng
Kết luận điều tra xác định, bị can Trần Văn Nam, trong giai đoạn giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, mặc dù biết rõ tiền sử dụng đất là nguồn thu ngân sách Nhà nước, bảng giá đất hàng năm được UBND tỉnh Bình Dương ban hành trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là căn cứ tính tiền sử dụng đất, nhưng bị can Nam vẫn ký ban hành công văn chấp thuận giá đất Khu liên hợp là 51.914 đồng/m2 (giá đất bình quân ban hành năm 2006) để Cục thuế tính tiền sử dụng đất đối với khu đất 43 ha và 145 ha được giao cho Tổng Công ty 3/2 vào năm 2012, 2013, là trái quy định của pháp luật. Hành vi của bị can Minh chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả gây thất thoát tài sản ngân sách nhà nước hơn 761 tỷ đồng.
Trong giai đoạn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, khi cổ phần hóa Tổng Công ty 3/2, bị can Trần Văn Nam đã chủ trì tổ chức họp Thường trực Tỉnh ủy, phê duyệt phương án sử dụng đất của Tổng Công ty 3/2. Theo đó, khu đất 43 ha và 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú phải chuyển về Công ty Impco là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Tỉnh ủy Bình Dương quản lý.
Đến tháng 4/2017, mặc dù biết Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng khu đất 43 ha cho Công ty Tân Phú, đã quyết toán thuế vào niên độ tài chính năm 2016, không bàn giao về Công ty Impco trái với chủ trương của Tỉnh ủy và quy định của pháp luật, không thực hiện biện pháp quản lý để bảo toàn vốn của chủ sở hữu. Bị can Nam vẫn tổ chức cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy để thống nhất và quyết định cho Công ty 3/2 tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ dự án trên khu đất 43 ha từ nhà nước sang tư nhân, gây thất thoát tài sản nhà nước hơn 302 tỷ đồng.
Như vậy, bị can Trần Văn Nam đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc áp giá đất để thu tiền sử dụng đất và hành vi tạo điều kiện để Tổng Công ty 3/2 hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ dự án trên khu đất 43 ha từ nhà nước sang tư nhân, gây thiệt hại tài sản nhà nước tổng cộng hơn 1.000 tỷ đồng.
Cựu bí thư Bình Dương bị đề nghị truy tố Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, cùng 20 người khác bị cáo buộc sai phạm trong chuyển nhượng 43 ha đất "vàng". Ông Nam vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,...