Sai phạm hàng loạt về tuyển dụng, quản lý biên chế tại Hưng Yên
Thanh tra Bộ Nội vụ vừa công bố kết luận thanh tra số 723/TB-BNV về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế; tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức của tỉnh Hưng Yên, qua đó phát hiện hàng loạt vi phạm.
Thông báo tuyển dụng công chức không đúng thẩm quyền
Theo kết luận, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế của tỉnh giai đoạn 2015 – 2021, dự kiến tinh giản biên chế công chức đến năm 2021 là 208 người/1.894 biên chế công chức, đạt 10,98%; năm 2016 và 2017 đã tinh giản được 69 biên chế công chức.
Tuy nhiên, HĐND và UBND tỉnh Hưng Yên giao 30 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải từ những năm sau tái lập tỉnh để làm công tác thanh tra là “không đúng quy định”; có đơn vị sử dụng lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP để làm công việc văn thư, đánh máy, thủ quỹ.
Thanh tra Bộ Nội vụ vừa công bố kết luận thanh tra số 723/TB-BNV về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế; tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức của tỉnh Hưng Yên. (Ảnh minh họa: Thành An)
Năm 2015, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức kỳ thi tuyển công chức để tuyển dụng 234 công chức vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hành chính cấp huyện trở lên.
“Nhìn chung, việc thi tuyển công chức được thực hiện theo quy định nhưng UBND tỉnh phê duyệt yêu cầu tuyển dụng chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp đối với một số vị trí việc làm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; yêu cầu điều kiện đăng ký dự tuyển công chức loại hình đào tạo chính quy là không đúng quy định; việc Sở Nội vụ ban hành thông báo tuyển dụng công chức không đúng thẩm quyền”, kết luận nêu rõ.
Kết luận cũng chỉ rõ, qua kiểm tra 28 hồ sơ được tiếp nhận không qua thi tuyển cho thấy, UBND tỉnh đã thực hiện đảm bảo về trình tự, thủ tục và thẩm quyền tuyển dụng theo quy định. Tuy nhiên, trước khi tổ chức sát hạch, Hội đồng kiểm tra, sát hạch không báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định về hình thức và nội dung sát hạch; trong số những trường hợp được tiếp nhận, có 9 trường hợp đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức nhưng trong hồ sơ còn thiếu chứng chỉ quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Bên cạnh đó, qua kiểm tra việc xét tuyển viên chức tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2015, 2017); Sở Y tế (năm 2017); Sở Kế hoạch và Đầu tư (năm 2017); UBND huyện Văn Lâm (năm 2017); UBND huyện Khoái Châu (năm 2017) và kiểm tra việc tổ chức xét tuyển đặc cách viên chức đối với 10 trường hợp của 6 cơ quan, tổ chức hành chính (các Sở Công Thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn phòng UBND tỉnh, UBND huyện Kim Động).
Đoàn thanh tra nhận thấy về cơ bản, các cơ quan, tổ chức hành chính đã thực hiện đảm bảo về trình tự, thủ tục, thẩm quyền được pháp luật quy định và hướng dẫn của Sở Nội vụ nhưng quá trình thực hiện, có cơ quan, tổ chức hành chính xây dựng và phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức tại thời điểm tuyển dụng vượt số còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế được giao; một số cơ quan quy định điều kiện thí sinh đăng ký dự tuyển loại hình đào tạo chính quy và có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Hưng Yên là chưa phù hợp quy định…
Nâng bậc lương trước thời hạn
Đồng thời, kết luận Thanh tra chỉ rõ: Trong giai đoạn thanh tra (từ ngày 1.1.2015 đến ngày 31.5.2018), tổng số công chức và người lao động được nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ các năm 2015, 2016, 2017 của tỉnh không vượt quá 10% theo quy định.
Video đang HOT
Một phần nội dung kết luận thanh tra số 723/TB-BNV của Thanh tra Bộ Nội vụ về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế; tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức của tỉnh Hưng Yên
Công chức và người lao động được nâng lương trước thời hạn có thành tích trong công tác được cấp có thẩm quyền khen thưởng thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn phù hợp với cấp độ thành tích theo quy định. Tuy nhiên, có một số cơ quan, tổ chức hành chính xác định cách tính chỉ tiêu để nâng lương trước thời hạn chưa phù hợp quy định.
Qua kiểm tra 551 hồ sơ bổ nhiệm, trong đó 89 hồ sơ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, 462 hồ sơ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức hành chính, có 2 công chức khi được bổ nhiệm lần đầu không đủ thời gian giữ chức vụ 5 năm; 27 công chức còn thiếu một hoặc một số điều kiện tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học. Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại và thời điểm ban hành quyết định bổ nhiệm lại đối với một số trường hợp còn chậm.
Ngoài ra, Kết luận thanh tra cũng chỉ ra còn 2 phòng chuyên môn của UBND cấp huyện có số lượng cấp phó mỗi phòng vượt 1 người.
Về công tác quản lý hồ sơ công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chưa được triển khai và lưu giữ tại Sở Nội vụ; hồ sơ công chức của một số cơ quan, tổ chức hành chính còn lưu thiếu một trong các thành phần hồ sơ; nhiều cơ quan, tổ chức hành chính chưa thực hiện việc đăng ký quản lý hồ sơ công chức; chưa mở sổ giao nhận; sổ theo dõi, khai thác, sử dụng hồ sơ công chức; các cơ quan, tổ chức hành chính chưa thực hiện việc báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức theo quy định.
Đến thời điểm ban hành kết luận thanh tra, còn 10 cơ quan, tổ chức sử dụng 28 hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính nhà nước.
Tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm
Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện và chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức, viên chức;… xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên.
Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên. Ảnh minh họa IT
Tiếp tục thực hiện việc tinh giản biên chế công chức đảm bảo tỷ lệ theo quy định pháp luật và kế hoạch đã đề ra;… điều chuyển, sắp xếp các viên chức đang công tác trong cơ quan hành chính sang các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm đúng quy định.
Đồng thời, có biện pháp giải quyết dứt điểm 28 lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính; chấm dứt việc ký và sử dụng lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước.
Cùng đó, rà soát điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục đối với các trường hợp được tuyển dụng vào công chức, viên chức, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo từ tháng 6.2012 đến nay;…tiêu chuẩn chức danh được bổ nhiệm, tiêu chuẩn ngạch công chức hiện giữ; sắp xếp, kiện toàn số lượng cấp phó các đơn vị đảm bảo theo đúng quy định.
Thanh tra Bộ Nội vụ cũng kiến nghị tỉnh thực hiện việc quản lý, lưu giữ hồ sơ công chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh;… thực hiện mở sổ đăng ký hồ sơ, sổ giao nhận, sổ theo dõi, khai thác, sử dụng hồ sơ công chức; thực hiện chế độ báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra những hạn chế, tồn tại trên; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức để phát hiện những sơ hở, hạn chế và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Theo Danviet
Giá heo hơi mới nhất 13/11: Tình hình chăn nuôi cả nước hiện ra sao?
Cập nhật giá heo hơi (lợn hơi) mới nhất: Hôm nay, thị trường heo hơi khá ổn định, ít có sự biến động nhưng xu hướng giảm vẫn chiếm chủ đạo. Theo đó, thương lái thu mua heo hơi với giá thấp nhất là 44.000 đồng/kg, cao nhất có nơi đạt 52.000 đồng/kg.
Miền Bắc giá lợn hơi đồng loạt dưới 50.000 đồng/kg, miền Nam vẫn cao nhất
Sau dịp tăng giá mạnh vào những tháng trước, trong tháng 10/2018, giá lợn hơi tại miền Bắc có xu hướng giảm, nhiều địa phương giảm 4.000 - 7.000 đồng/kg xuống còn khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá heo hơi (lợn hơi) hôm nay 13/11 cả nước ít biến động, giao dịch phổ biến từ 44.000 - 52.000 đồng/kg. Ảnh: H.Đ
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, giá lợn hơi trong tháng 10 tại một số tỉnh như Hải Dương hiện đang dao động từ 49.000 - 50.000 đ/kg, tại Hà Nam giá dao động từ 48.000 - 50.000 đ/kg, Vĩnh Phúc với mức giá phổ biến 49.000 đ/kg, Nam Định 50.000 đ/kg.
Các tỉnh khác như Tuyên Quang, Phú Thọ, giá lợn hơi cũng giảm 1.000 - 4.000 đ/kg xuống còn 48.000 - 51.000 đ/kg. Giá lợn hơi xuất chuồng tại Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang giảm 5.000 - 6.000 đ/kg xuống khoảng 48.000 - 49.000 đ/kg.
Như vậy, sau nhiều ngày giảm giá, giá lợn hơi tại nhiều tỉnh ở miền Bắc đã giảm xuống dưới 50.000 đ/kg, hiện đang dao động ở mức thấp nhất 44.000-45.000 đồng/kg, cao nhất 48.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi giảm 1.000 đ/kg. Cụ thể, Quảng Bình giá là 50.000 đ/kg. Các địa phương như Khánh Hòa, Ninh Thuận, giá khoảng 47.000 đ/kg.
Thanh Hóa, Hà Tĩnh giá vẫn đạt khoảng 50.000 đ/kg và 52.000 đ/kg; Quảng Nam, Thừa Thiên Huế đạt 49.000 đ/kg; còn các tỉnh, thành còn lại dao động ở mức 45.000 - 47.000 đ/kg.
Tại các tỉnh miền Nam như Kiên Giang, Long An, Bình Dương, giá heo hơi giảm 1.000 đ/kg xuống 51.000 - 53.000 đ/kg; Tiền Giang giá giảm 2.000 đ/kg xuống 52.000 đ/kg. Các địa phương khác giá lợn hơi chủ yếu dao động trong khoảng 53.000 - 54.000 đ/kg; Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp có giá thấp hơn một chút, đạt 51.000 - 52.000 đ/kg.
Nguy cơ xâm nhiễm dịch tả heo châu Phi ngày càng lớn
Tình hình dịch tả heo châu Phi vẫn đang có diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, thậm chí đã lây lan tới tỉnh Vân Nam - nơi gần với biên giới Việt Nam. Ảnh minh hoạ: I.T
Tại Trung Quốc, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang có chiều hướng lây lan đến các tỉnh phía Nam, gần với biên giới Việt Nam; các hoat đông thương mai, du lich cua nhân dân các nươc đã và đang có dịch bệnh, đăc biêt cư dân biên giơi vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín (như đa được phát hiện trên xúc xích đựng trong hành lý của hành khách người Trung Quốc tại sân bay của Hàn Quốc vào ngày 27/8/2018; trong xúc xích của một du khách từ Trung Quốc tại sân bay Hokkaido, Nhật Bản vào ngày 22/10/2018) cung co thê đưa vi rut bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vao Việt Nam.
Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Y thế thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 02/11/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có trên 58 ổ dịch xuất hiện tại 13 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Cát Lâm, Khu tự trị Nội Mông, Thiên Tân, Sơn Tây, Hồ Nam, Quý Châu.
Đáng chú ý, tỉnh Vân Nam cũng xuất hiện dịch tại Simao của thành phố Phổ Nhĩ, cách biên giới với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam chỉ khoảng 150km. Tổng cộng đã có hơn 210 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Do đó các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo: Nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiêm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và tại các địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, các vùng có dịch bệnh là rất cao.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 10 năm 2018 ước đạt 46 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 455 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Chín tháng đầu năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm gần 22,3 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2017; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 2,44 triệu USD và 31,99 triệu USD, giảm 57,5% và giảm 51,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Nguồn: Cục Chăn nuôi
Theo Danviet
Lâm Đồng: Hàng trăm lãnh đạo, quản lý thiếu tiêu chuẩn bổ nhiệm Theo kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ, có đến 110/321 công chức chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo. Trong đó, có 2 công chức có trình độ chuyên môn không phù hợp với chức danh đang giữ. Vừa qua, Thanh tra Bộ Nội vụ đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc quản lý biên...