Sai lầm trong cách ăn uống cần sửa ngay thôi
Những thói quen thường xuyên trong cách ăn uống đôi khi lại chẳng có lợi cho sức khỏe tẹo nào.
Thích ăn mặn
Một phần cũng là vì lý do dân gian: “Ăn mặn đẻ con trai”. Người Việt thường không ý thức được tác hại của muối, luôn muốn trong bữa ăn phải có món mặn, món nhạt. Muối không chỉ tồn tại trong các loại gia vị ta nêm nấu hàng ngày, mà còn có sẵn trong các loại thực phẩm như một chất bảo quản. Thực phẩm có hàm lượng muối cao nhất thường là các sản phẩm đông lạnh như xúc xích, phô mai, mì ống.
Ăn quá nhiều muối, ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, xuất huyết não và loãng xương. Tốt nhất nên ăn vừa phải và nên ăn những loại thực phẩm thiên nhiên chưa qua chế biến có hàm lượng muối thấp.
Không ăn sáng
Rất nhiều người có thói quen này. Chắc chắn bạn cũng không ngoại trừ quên ăn sáng một vài lần, thậm chí là bỏ bẵng. Sau cả đêm dài, bữa sáng là nguồn dinh dưỡng và năng lượng vô cùng ích lợi cho cơ thể và còn phòng thêm cả bệnh béo phì.
Nếu bỏ bữa sáng, bạn dễ gặp phải nguy cơ ăn quá no hoặc chọn những thực phẩm có nhiều chất đạm, đường, dầu mỡ trong các bữa khác.
Ăn cơm chan canh
Video đang HOT
Đa phần là thói quen chung của người Việt. Nếu bạn để ý cách ăn của người nước ngoài, họ sẽ ít khi ăn cơm chan canh. Họ ăn súp hoặc có bát canh ăn riêng.
Ăn cơm chan canh là cách ăn không có lợi cho sức khỏe. Vì khi đó, bạn gần như nuốt chửng cơm và thức ăn hoặc chỉ nhai qua loa rồi nuốt. Thức ăn chưa được nhai kỹ sẽ đi vào dạ dày và làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Nước canh còn có thể làm loãng hoặc dịch tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến các chức năng tiêu hóa của ruột, dễ gây nên chứng đau dạ dày.
Không thích ăn cá
Rất nhiều người Việt Nam không thích ăn cá hay hải sản, sợ ăn những đồ ăn đó bị dị ứng hoặc hóc xương. Nhưng chính thức ăn đó lại chứa nhiều hàm lượng axit béo Omega 3, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cholesterol và chất béo trung tính.
Chỉ cần ăn 2 bữa cá một tuần thôi là đủ chất dinh dưỡng cần thiết!
Dùng dầu rán đi rán lại
Thích dùng mỡ động vật khi nấu nướng, vì cho rằng mỡ động vật thơm ngon hơn dầu đậu nành. Hãy dùng dầu thực vật bởi loại dầu này chứa hàm lượng chất béo có lợi. Khi dùng dầu thực vật nên tránh nấu ở nhiệt độ cao, không sử dụng dầu đã rán nhiều lần để xào nấu. Vì lúc này dầu đã biến thành chất béo bão hòa hoặc bị phân giải, mất đi những lợi thế đáng quý của nó.
Không cung cấp canxi cho cơ thể
Với các con, bố mẹ không tiếc tiền mua các loại sữa công thức, sữa hộp, váng sữa, sữa chua… để con được cung cấp canxi đầy đủ và cao lớn. Trong khi đó, bố mẹ lại không chú trọng việc chăm sóc xương cốt cho bản thân mình. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng: “Lớn rồi, không cần bổ sung canxi”.
Thực tế, xương của chúng ta không lúc nào không cần bổ sung canxi. Người lớn cũng nên uống sữa hoặc ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều canxi.
Bảo Châu
(Tổng hợp)
Theo PLXH
Những loại dinh dưỡng khó hấp thụ
Mọi người phần lớn đều thiếu 7 loại dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người, đó là: canxi, kali, chất xơ, magiê, các vitamin A,C và E.
Cuốn "Hướng dẫn ăn uống của Mỹ" phát hành năm 2009 cho biết, mọi người phần lớn đều thiếu 7 loại dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người, đó là: canxi, kali, chất xơ, magiê, các vitamin A,C và E. Hay nói một cách khác, cho dù chúng ta đã ăn những thức ăn có chứa những chất đó, nhưng cơ thể vẫn không hấp thụ được nhiều. Tuy vậy chúng ta có thể thay đổi thói quen ăn uống để đạt được hiệu quả hấp thụ tốt hơn.
Canxi: Chúng ta biết rằng canxi có lợi cho việc tăng trưởng của xương và răng. Nhưng thật ra, canxi còn có những tác dụng khác, chẳng hạn như giúp việc duy trì nhịp đập của tim, bảo vệ chức năng của cơ bắp. Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ cho rằng, ở những độ tuổi khác nhau, nhu cầu về lượng canxi cũng không giống nhau. Ăn sữa hoặc các thực phẩm chế biến từ sữa như sữa nguyên chất, sữa chua nguyên chất, sữa tách bơ, phomat... là biện pháp cung cấp canxi đơn giản nhất. Ngoài ra, ngũ cốc, nước cam và sữa đậu nành, rau chân vịt... cũng là các nguồn cũng giàu canxi, có thể tiêu thụ hàng ngày.
Kali: Chất kali có thể duy trì sự ổn định của huyết áp và có tác dụng quan trọng trong việc duy trì các chức năng thần kinh và cơ bắp. Ngoài ăn chuối có thể bổ sung khá nhiều kali, Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ cho rằng, một số loại thức ăn khác cũng chứa nhiều kali, chẳng hạn như khoai lang nướng, tương cà chua, sữa chua nguyên chất tách bơ, cá nục...
(Ảnh minh họa)
- Chúng ta thường cho rằng chỉ khi nào lớn tuổi mới cần bổ sung chất xơ, nhưng thực tế chất xơ đối với người ở mọi lứa tuổi đều rất quan trọng. Chất xơ có tác dụng rất tốt cho đường tiêu hoá, giúp tăng nhu động ruột và có thể hạ thấp nguy cơ mắc các bệnh đường ruột. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học California, Mỹ cho rằng việc hấp thụ đủ chất xơ có thể giúp chúng ta phòng chống cả bệnh tim, bệnh đái tháo đường và một số loại bệnh ung thư khác.
Ở những độ tuổi và giới tính khác nhau thì nhu cầu đối với chất xơ cũng không giống nhau. Thông thường phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi mỗi ngày cần phải bổ sung khoảng 25 gam chất xơ, phụ nữ từ 51 tuổi trở lên thì ít hơn một chút, khoảng 21 gam một ngày. Còn đàn ông từ 19-50 tuổi mỗi ngày cần bổ sung 38 gam, từ 51 tuổi trở lên thì cần phải bổ sung khoảng 30 gam. Những thức ăn giàu chất xơ có rất nhiều, chẳng hạn như các loại rau, ngũ cốc, đậu đỏ luộc, khoai lang nướng, lê và các thức ăn làm từ lúa mạch...
Magie: Là chất mà cả quá trình hoạt động bình thường của các bộ phận trong cơ thể con người không thể thiếu được. Chất magiê không những giúp cho xương khoẻ mạnh, cứng cáp và tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, mà còn có tác dụng quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của tim, cơ bắp và thần kinh. Ở các độ tuổi và giới tính khác nhau thì nhu cầu của cơ thể đối với magiê cũng khác nhau, trong đó nên ăn nhiều hạnh nhân và cá hấp...
Vitamin A: Có tác dụng rất tốt cho mắt và cũng có tác dụng quan trọng trong việc tăng cao sức đề kháng của cơ thể và sự sinh trưởng của tế bào. Nên thường xuyên ăn những thức ăn giàu chất carotine như khoai lang nướng, cà rốt tươi, rau chân vịt...
Vitamin C: Không những có thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể vitamin C còn là chất chống oxy hoá rất mạnh, có thể bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi sự phá hoại của các gốc tự do. Đồng thời, vitamin C còn có thể giúp cho cơ thể tạo ra nhiều chất keo protit để tăng cường các chức năng của xương và sụn. Muốn có đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, chúng ta nên ăn nhiều khoai lang đỏ, cam, quýt, đu đủ, dâu tây, quả kiwi, súp lơ xanh, ớt ngọt...
Vitamin E: Cũng là một chất chống oxy hoá rất mạnh, có thể giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể. Những loại thức ăn nhiều chất béo thường giàu vitamin E. Những người theo đuổi cách ăn uống kiêng khem thường không ăn nhiều các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhưng họ không biết rằng có cả loại chất béo có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, bất kể loại chất béo nào đều có trọng lượng calo rất cao, nên nhất định phải ăn có mức độ. Những thức ăn khác giàu vitamin E thường là các loại hạt như hạt dưa, hạnh nhân, quả óc chó, lạc và tương cà chua...
Theo ANTĐ