Sai lầm thường gặp khi sử dụng BVS
Băng vệ sinh (BVS) không phải là vật xa lạ đối với phụ nữ nhưng không phải lúc nào cũng được sử dụng đúng cách.
Sử dụng BVS tùy tiện
Xương chậu, tử cung, cổ tử cung, âm đạo thông với môi trường bên ngoài nên các vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập vào cơ quan sinh sản của phụ nữ. Đặc biệt là trong kì kinh nguyệt, sức đề kháng của cơ quan sinh sản giảm thấp nên nếu sử dụng băng vệ sinh không đúng cách và không đủ tiêu chuẩn vệ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng chị em phụ nữ cần nhận thức rõ tầm quan trọng của BVS trong kì kinh nguyệt. Đây là điều cơ bản để bảo vệ sức khỏe. Hiện nay có rất nhiều loại BVS trên thị trường, bạn phải tìm hiểu kĩ để sử dụng loại BVS của nhà sản xuất uy tín, được cơ quan Y tế chứng nhận chất lượng.
Cách 2 giờ đồng hồ thay BVS một lần là tốt nhất
Video đang HOT
Không thay BVS thường xuyên
Một số phụ nữ thường nghĩ rằng BVS loại tốt, có độ thấm hút cao thì có thể sử dụng trong thời gian dài. Cũng có người “lười” thay băng khi thấy máu ra ít.
Máu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, trong kì kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên thay BVS nhiều lần trong ngày, cách 2 giờ đồng hồ thay BVS một lần là tốt nhất.
BVS làm âm hộ có mùi khó chịu
Nhiều phụ nữ cho BVS khiến máu chảy ra âm hộ có mùi khó chịu. Điều này không đúng vì trên thực tế khi máu chảy ra ngoài và tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra các phản ứng oxy hóa gây nên mùi khó chịu ở âm hộ.
Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ khuyên bạn trong thời gian có kinh nguyệt không nên ăn nhiều thực phẩm có lượng calorie cao mà nên thay thế bằng hoa quả, rau, đậu, thực phẩm chay.
Vệ sinh sạch sẽ trong những ngày nhạy cảm.
Vệ sinh không sạch sẽ
Âm đạo và âm hộ là môi trường nhạy cảm, không nên để quá khô hoặc quá ẩm. Vì vậy cách chăm sóc tốt nhất là bạn nên mặc quần lót may bằng chất liệu cotton mềm mại, thoáng khí. Bên cạnh đó phải vệ sinh sạch sẽ và thay quần lót mỗi ngày. Nếu thấy có dịch nhờn tiết ra quá nhiều hoặc có màu vàng và có mùi khó chịu thì rất có khả năng âm đạo đã bị viêm nhiễm. Gặp trường hợp này bạn phải đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời.
BVS và môi trường
Trung bình một người phụ nữ sử dụng khoảng 15.000 BVS trong cuộc đời của mình. Vì vậy, xử lí khối lượng BVS sau sử dụng của tất cả phụ nữ trên thế giới không phải là vấn đề nhỏ. BVS là loại rác thải không thể tái chế nên để bảo vệ môi trường sống cho chính bạn và những người xung quanh, các chuyên gia khuyến cáo: tuyệt đối không được vứt BVS sau khi sử dụng vào nguồn nước ở nơi bạn sinh sống như ao, hồ, sông, suối… mà phải bỏ vào thùng rác theo quy định.
Tú Uyên
Tổng hợp theo Xinhua
Dị ứng với băng vệ sinh
Một số người có cơ địa dị ứng dễ bị dị ứng với những thành phần cấu tạo của băng vệ sinh, các loại chất tạo mùi thơm nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới "vùng kín".
Dạng dị ứng do cơ địa như thế này thường sẽ được phát hiện ngay từ giai đoạn dậy thì (bắt đầu làm quen với băng vệ sinh), hoặc lúc mới chuyển sang sử dụng một loại băng vệ sinh và dị ứng với một thành phần của loại băng này.
Nguyên nhân dị ứng thứ hai có thể là do sử dụng băng vệ sinh không đúng cách, ví dụ: Thời gian thay băng không đúng, sử dụng quá 6 - 8 tiếng cho mỗi lần thay. Những trường hợp dị ứng vì nguyên nhân này, triệu chứng dị ứng có thể sẽ không xuất hiện ngay từ lần đầu tiên sử dụng băng vệ sinh mà một thời gian sau mới xuất hiện.
Ngoài ra, cũng có thể do bản thân người tiêu dùng sử dụng một số băng vệ sinh là hàng giả, kém chất lượng, không được vô trùng hoặc có chứa những chất gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hậu quả khi xử lý không đúng
Không ít người khi bị ngứa không chịu được đã dùng tay gãi làm trầy xước "khu vực tam giác", khiến vùng da này bị tổn thương, nhiễm trùng.
Tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi khi bị nổi ngứa, đỏ: Việc làm này sẽ khiến cho vùng bị dị ứng càng bị nặng hơn.
Dấu hiệu nhận biết:
- Biểu hiện đầu tiên thường thấy nhất khi bị dị ứng băng vệ sinh là sau khi trải qua kỳ kinh nguyệt, vùng âm đạo bị nổi mẩn ngứa, rát.
- Một số người còn có dấu hiệu bị sưng đỏ
- Có thể xuất hiện mụn nhỏ lấm tấm và độ ngứa cao.
- Nếu bị nặng hơn, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt, khó thở, tức ngực. Một số trường hợp hiếm gặp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong là do ngộ độ, sốc phản vệ.
Xử lý đúng
Trong trường hợp nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị dị ứng thì nên tìm đến bác sĩ để được khám và điều trị sớm.
Thông thường, dấu hiệu sưng đỏ và nổi mẩn là dấu hiệu có ở hai loại bệnh phụ khoa là nhiễm nấm và dị ứng, vì vậy cần phải qua xét nghiệm mới có thể xác định là có bị dị ứng hay không, và đã có không ít người vì nhầm lẫn mà tự ý mua thuốc sử dụng làm cho tình trạng càng nặng hơn.
Vì vậy, cần hạn chế tối đa việc tự ý dùng các loại thuốc bôi hay dung dịch rửa mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu đã từng bị dị ứng thì tốt nhất nên dùng các loại băng vệ sinh không có mùi thơm hoặc loại có chất liệu khác với chất liệu của loại đang sử dụng. Trường hợp đã thử sử dụng tất cả những loại băng vệ sinh này mà vẫn có dấu hiệu dị ứng thì nên nghĩ đến phương án sử dụng Mooncup (cốc nguyệt san dạng phễu) hay khăn vải thay thế băng vệ sinh - Cả 2 loại này đều không có hoá chất nên ít gây dị ứng.
Phòng tránh
Nên giữ vệ sinh vùng kín: Vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch, sau đó lau khô, tránh để ẩm ướt.
Trong trường hợp phải dùng băng vệ sinh thì nên thay băng sau 4 tiếng, kể cả loại dùng ngày thường. Một số phụ nữ nghĩ rằng loại hằng ngày không có máu kinh thì không sao nên có thể kéo dài thời gian sử dụng. Việc làm này sẽ khiến vùng kín bị ẩm ướt và sinh nhiệt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển.
Nên sử dụng các loại băng vệ sinh đã được công nhận an toàn, có tác dụng thấm nhanh, hút nhanh cũng như có chọn lọc để phù hợp với làn da của khu vực nhạy cảm.
Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng, cần thận trọng khi thay đổi loại băng vệ sinh thường dùng.
Nếu gia đình có trẻ mới dậy thì, mẹ nên để ý hướng dẫn cho bé sử dụng băng vệ sinh đúng cách. Trong trường hợp đã sử dụng một loại băng vệ sinh ổn định thì nên dùng loại đó để tránh xảy ra tình trạng dị ứng có thể xảy ra khi thay thế sản phẩm khác.
Sử dụng khăn vải thay băng vệ sinh
Trước khi có băng vệ sinh, phụ nữ Việt Nam vẫn sẻ dụng khăn vải, còn gọi là khăn vệ sinh. Khăn vệ sinh không tiện như băng vệ sinh vì phải giặt, phơi khô sau khi sử dụng tuy nhiên, khăn vệ sinh không có hoá chất nên trường hợp dị ứng xảy ra hầu như không có. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng khăn vệ sinh:
Khăn vệ sinh cũng cần thay giặt 2 - 3 lần/ngày.
Khăn vệ sinh có thể sử dụng nhiều lần vẫn tốt, chỉ cần lưu ý là phải giặt sạch, phơi nắng và giữ trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ.
Nên giặt trong chậu riêng.
Lựa chọn loại vải màn trắng, mềm, dễ hút nước, mau khô và dễ giặt sạch.
Khi sử dụng, gấp khăn thành kích cỡ vừa đủ, có thể dùng kim băng cố định ở hai đầu băng.
Theo Mẹ Yêu Bé
Sử dụng băng vệ sinh đúng cách Việc chọn lựa băng vệ sinh nên dựa theo tình trạng hành kinh (lượng máu ra nhiều hay ít, ra nhanh hay kéo dài), tình trạng hoạt động, dạng lao động... Băng vệ sinh (BVS) là sản phẩm rất cần thiết với người phụ nữ, dùng để thấm máu kinh trong những ngày hành kinh, nhằm giữ sạch trang phục, tạo thuận tiện...