Sai lầm phổ biến khi sử dụng bao cao su
Thay vì úp bao cao su lên đầu “cậu nhỏ” và tuột dần xuống tận gốc, một số người chọn cách duỗi hẳn bao cao su ra rồi mới mang vào. Đây là cách làm sai.
Theo Men’s Health, hiện nay với nhiều người, việc sử dụng bao cao su đã trở nên bình thường, như thể là thói quen hàng ngày. Tuy nhiên, thực sự có bao nhiêu người thực hành đúng chính xác và đạt được sự bảo vệ cao nhất từ bao cao su?
Các nghiên cứu viên từ Indiana University phân tích trên 50 nghiên cứu khác nhau về thực hành bao cao su và tổng hợp từ dữ liệu trong 16 năm vừa qua, phát hiện có một số sai lầm nhiều người có thể mắc. Dưới đây là danh sách 14 sai lầm có thể chính bạn cũng mắc.
1. Đeo bao cao su muộn
Theo thống kê, có đến 17-51,1% người tham gia khảo sát thừa nhận sử dụng bao cao su sau khi đã có quan hệ xâm nhập, tức là đã đưa dương vật vào âm đạo bạn tình, sau đó mới rút ra và mang bao cao su.
Trong khi về nguyên tắc, đúng ra phải đeo bao cao su trước khi có bất kỳ hành vi quan hệ xâm nhập nào.
Ảnh minh họa: Menshealth.
2. Tháo bao cao su quá sớm
Có 13,6% đến 44,7% người tham gia trả lời tháo bao su ở gần cuối cuộc vui, sau đó vẫn quan hệ và có tiếp xúc tình dục xâm nhập. Hãy nhớ rằng bao cao su phải được mang trong suốt thời gian quan hệ.
3. Duỗi bao cao su ra trước khi mang vào
Thay vì úp bao cao su lên đầu “cậu nhỏ” và tuột dần xuống tận gốc, một số người lại chọn cách vuốt hẳn bao ra rồi mới mang vào. Bằng cách này, vô tình làm giãn bao cao su và khiến nó không còn ôm sát vào thân “cậu nhỏ” nữa. Có đến 25,3% người tham gia lại thừa nhận áp dụng cách đeo bao cao su như vậy.
Cách làm đúng trong trường hợp này là: Úp bao lên đầu dương vật, sau đó vuốt xuống dần, bao cao su sẽ tuột dần đến gốc.
4. Không chừa trống ở phía đầu để chứa tinh dịch
Có đến 45,7% người tham gia thừa nhận từng thất bại trong việc không chừa đủ chỗ ở đầu bao cao su để chứa tinh dịch. Trong một số tình huống, túi chứa tinh ở đầu bao có thể quá nhỏ khiến tinh dịch trào ra ngoài khi xuất tinh.
Thông thường, ở đầu bao cao su có túi chứa tinh nhỏ. Khi đeo, không nên vuột quá mạnh xuống, khiến cho phần đầu bao (bao gồm túi chứa tinh và phần trống phía đầu) bị căng và giảm thể tích.
5. Không bóp xẹp đầu bao chứa tinh dịch
Khi được hỏi về lần quan hệ tình dục cuối, 48,1% nữ giới và 41,6% nam giới cho biết không bóp xẹp đầu bao cao su trước khi đeo. Việc còn lưu khí trong đầu chứa tinh có thể khiến bao bị vỡ hay rách khi đè nén trong quan hệ.
Lưu ý bạn cách dung bao cao su an toàn như sau:
- Kiêm tra thơi han sư dung.
- Dôn bao cao su vê môt phia, xe vo bao theo đương răng cưa co săn.
Video đang HOT
- Dung hai ngon tay (ngon cai va ngon tro) bop xẹp hoặc xoắn nhẹ đâu bao cao su cho không khi thoat hết ra ngoai. Sau đó up bao lên đâu dương vât (chu đặt y vong cuôn bao cao su ở phía bên ngoai) va tuốt bao xuông hêt chiêu dai. Bước nay nhiêu ngươi thường không tuân thủ cẩn thận nên dê làm rach bao khi quan hệ.
6. Lộn ngược bao cao su khi đeo
Từ 4 đến 30,4% cho biết họ từng đeo ngược bao cao su. Khi phát hiện, họ lộn ngược bao và tiếp tục đeo.
Cách làm đúng, nếu đeo ngược bao cao su (khi vuột bao xuống sẽ thấy có trở ngại), bạn nên thay bằng một chiếc bao khác.
7. Không tuột hết bao cao su khi đeo
Khi chia sẻ về lần quan hệ cuối, 11,2% nữ giới và 8,8% nam giới không tuột hết bao cao su trước khi bắt đầu quan hệ.
Cách làm đúng: Phải tuột hết bao cao su cho đến khi lộ ra vòng gân của bao. Nếu không, bao có thể bị tuột trong lúc quan hệ.
8. Mở bao cao su bằng vật nhọn
Có 2,1 đến 11,2% cho biết họ thường mở vỏ bao bằng vật sắc nhọn.
Cách làm đúng: Không dùng vật sắc nhọn để xé vỏ bao. Khi xé, có thể đẩy bao cao su sang bên rồi xé nhẹ ở một góc theo đường răng cưa trên vỏ.
9. Không kiểm tra bao
Khi sử dụng bao cao su, 82,7% nữ giới và 74,5% nam giới cho biết họ không kiểm tra bao trước khi sử dụng.
Cách làm đúng:
- Phải kiểm tra hạn sử dụng.
- Quan sát vỏ bao còn mới hay chưa bị rách. Nếu trong bóng tối, có thể bóp nhẹ lên vỏ bao, nếu có cảm giác còn có “không khí” chứng tỏ vỏ bao còn kín, nếu không tức là vỏ bao đã bị xì, không khí bên ngoài đã vào và có thể làm hư bao.
- Khi đeo vào nên cẩn thận quan sát xem bao có bị rách hay thủng không.
10. Không sử dụng chất bôi trơn
16 đến 25,8% cho biết không sử dụng kèm chất bôi trơn khi đeo bao cao su.
Cách làm đúng: Cần sử dụng chất bôi trơn, nhất là khi âm đạo không tiết đủ chất nhờn, hay khi quan hệ kéo dài. Nam đồng giới phải sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ qua ngả hậu môn.
11. Sử dụng chất bôi trơn gốc dầu
Vẫn có 3,2 đến 4,7% cho biết sử dụng chất bôi trơn gốc dầu, vốn không tương thích với bao cao su. Đúng ra phải sử dụng chất bôi trơn gốc nước.
12. Rút cậu nhỏ không kịp thời
Gần 31% nam giới và 27% nữ giới cho biết họ không rút “cậu nhỏ” ra kịp thời và đúng cách sau khi người nam đã xuất tinh.
Cách làm đúng: Sau khi xuất tinh, “cậu nhỏ” sẽ nhanh chóng xìu xuống. Vì vậy, nam giới cần chủ động rút ra khỏi “cô bé” để tránh bao cao su bị tuột hay tinh dịch tràn ra, làm giảm hiệu quả của công cụ bảo vệ.
13. Tái sử dụng bao cao su
Dù rất ít, vẫn có 1,4 đến 3,3% người cho biết họ sử dụng lại bao cao su.
Cách làm đúng: Bao cao su chỉ được sử dụng một lần, cho một người duy nhất.
14. Bảo quản sai cách
3,3 đến 19,1% người tham gia nghiên cứu cho biết họ đã bảo quản bao cao su ở những chỗ không phù hợp với khuyến cáo.
Cách làm đúng: Nơi trữ bao cao su cần tránh trực tiếp dưới nắng quá lâu, tránh nơi có nhiệt độ cao (cốp xe chẳng hạn), nơi có ma sát nhiều (trong ví tiền). Theo khuyến cáo, tình trạng tiếp xúc với nắng, nhiệt, ma sát sẽ làm giảm chất lượng bao.
Theo VNE
Tổng hợp tất cả sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng
Bạn rất chăm chỉ đánh răng hàng ngày. Tuy nhiên, khi đến gặp nha sĩ, bạn có thể sẽ bị sốc khi nha sĩ nói rằng bạn chăm sóc răng miệng không tốt.
Bạn hãy xem xét lại, mình có gặp những sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng như dưới đây không.
1. Đánh răng quá lâu và đánh răng quá nhiều
Tất cả chúng ta đều biết rằng đánh răng là việc cần thiết để giữ vệ sinh răng miệng. Nhưng điều đó không có nghĩa là sau mỗi lần ăn xong, bạn lại phải đánh răng. Đánh răng quá thường xuyên/quá lâu có thể làm xói mòn men răng của bạn. Lý tưởng nhất là đánh răng ba lần một ngày, hoặc ít nhất bạn cũng phải đánh răng hai lần một ngày - một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần đánh răng nên kéo dài 2- 3 phút để có thể làm sạch răng.
2. Đánh răng quá mạnh
Khi có một vết bẩn, chúng ta thường kì mạnh để làm hết vết bẩn đó. Điều này sẽ không đúng khi nói đến vết bẩn trên răng bạn. Đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến chân răng. Khi bạn đánh răng quá mạnh, bạn có thể làm xói mòn men răng và dễ làm cho răng dễ bị sâu.
Ảnh minh họa
3. Đánh răng ngay lập tức sau khi ăn
Đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống những đồ uống có chứa axit là một trong những sai lầm lớn của rất nhiều người. Điều này có thể tăng nguy cơ làm mòn răng của bạn. Ngay sau khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm có tính axit, các axit trong thực phẩm sẽ làm suy yếu men răng của bạn.
Do đó sau khi ăn xong 30 phút bạn mới nên đánh răng, đó là thời gian để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit.
4. Không đánh tất cả các bề mặt của răng
Bạn chỉ đánh răng ở phía bề mặt nhai thức ăn vì bạn nghĩ đó là vị trí thức ăn dễ bị bám vào nhất? Thực phẩm cũng có thể bị kẹt giữa các kẽ răng và dưới nướu răng. Hãy nhớ rằng mảng bám cần phải được loại bỏ khỏi tất cả các bề mặt - bên ngoài, bên trong và giữa các răng. Vì thế bạn nên chải tất cả các bề mặt của răng.
5. Bỏ qua lưỡi
Đánh răng không chỉ giới hạn ở răng. Bạn cũng cần vệ sinh lưỡi. Các rãnh và gờ trên lưỡi cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Làm sạch lưỡi cũng là làm giảm vi khuẩn trong miệng, nhờ đó giảm thiểu được các bệnh răng miệng hiệu quả.
6. Sử dụng bài chải đánh răng không đúng
Bạn đã làm chủ được tất cả các kỹ thuật đánh răng, nhưng bạn vẫn cảm thấy không được đẹp như mong muốn? Bạn hãy kiểm tra lại bàn chải đánh răng của mình. Có thể bạn đang sử dụng một loại bàn chải không đúng!
Nếu bàn chải đánh răng được làm từ những sợi quá cứng, thì nó có thể làm hỏng men răng và gây tổn hại tới nướu răng. Bạn cũng cần chọn bàn chải đánh răng có kích thước phù hợp với miệng bạn.
7. Không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng của bạn sau khi đánh răng
Hãy dành thời gian để rửa sạch bàn chải đánh răng thật kỹ. Vẩy cho sạch nước và dựng bàn chải lên, để nó nhanh khô. Nếu không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng, thì bạn đã tạo điều kiện để vi khuẩn "nằm ổ" trên bàn chải đánh răng của mình.
Ảnh minh họa
8. Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên
Lần cuối cùng bạn thay bàn chải đánh răng là bao giờ? Không nhớ? Nếu không thay bàn chải thì bạn có chăm sóc răng miệng tốt đến đâu, thì bạn cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
9. Không sử dụng chỉ nha khoa
Bàn chải đánh răng sẽ không thể tiếp cận được với thực phẩm và vi khuẩn ẩn giữa các răng và dưới nướu. Dùng chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng và dưới nướu. Bạn nên dùng chỉ nha khoa một lần hoặc hai lần một ngày sau bữa ăn tối. Tuy nhiên, nếu dùng chỉ nha khoa quá nhiều thì có thể sẽ gây kích thích và gây tổn hại nướu răng.
10. Không súc miệng
Hầu hết mọi người không bao giờ súc miệng sau khi ăn. Đây là một sai lầm. Bạn không nên đánh răng sau mỗi lần ăn xong, nhưng bạn nên súc miệng sau mỗi lần ăn. Súc miệng giúp đánh bật và loại bỏ thức ăn ra khỏi miệng. Nó cũng giúp làm giảm độ axit trong miệng.
11. Không kiểm tra răng định kỳ
Bạn đã chăm sóc răng miệng rất tốt, nhưng bạn vẫn phải đi khám nha khoa sáu tháng một lần. Các mảng bám còn lại trên răng lâu ngày sẽ két lại và bạn sẽ không thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ. Vì thế bạn cần đến các nha sĩ để họ lấy cao răng giúp bạn và xem xét những bất thường trong răng miệng của bạn.
Theo VNE
Bài thuốc giúp chị em bớt "bốc hỏa" "Bốc hỏa" là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh. Chị em thường có cảm giác nóng bừng lan khắp cơ thể, chủ yếu ở vùng đầu, cổ và ngực gây khó chịu, mệt mỏi, tim đập nhanh, mồ hôi vã ra nhiều và da đỏ...