Sai lầm phổ biến khi đắp mặt nạ khiến da thêm xuống cấp
Không dùng mặt nạ handmade khi chưa hiểu rõ các thành phần cũng như công năng.
Đắp mặt nạ đều đặn và khoa học giúp cải thiện tình trạng da
Đắp mặt nạ luôn được coi là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da của phái đẹp. Nhưng đắp sao cho khoa học và giúp da cải ngày một cải thiện là điều không phải ai cũng nắm rõ.
Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khi đắp mặt nạ khiến da thêm xuống cấp. Nếu vô tình mắc phải, hãy rút kinh nghiệm và sửa sai ngay nếu không muốn tốn tiền mà da vẫn không đẹp:
1. Đắp mặt nạ khi chưa làm sạch da
Bất cứ loại mặt nạ dưỡng da nào cũng chỉ phát huy tác dụng khi da ở trạng thái sạch sâu. Tuy nhiên, vì không nắm rõ kiến thức cơ bản này mà nhiều quý cô chỉ tẩy trang qua loa hoặc để nguyên lớp kem nền, mi giả, son môi khi dùng mặt nạ. Đây là sai lầm vô cùng tai hại, khiến các dưỡng chất trong mặt nạ chẳng những khó lòng thẩm thấu vào da, mà còn khiến da dễ bị kích ứng, nổi mụn do chất chồng quá nhiều bụi bẩn, mỹ phẩm trang điểm lẫn dưỡng chất từ mặt nạ.
2. Đắp mặt nạ quá lâu
Mỗi loại mặt nạ đều được nhà sản xuất ghi rõ thời gian, cách thức sử dụng song nhìn chung, thời gian đắp mặt nạ lý tưởng thường không quá 15-20 phút. Quá thời gian này, mặt nạ có thể hút ngược lại dinh dưỡng trên da, khiến da bị khô, thậm chí bị “cháy” da như tình trạng nữ diễn viên Kim Sung Ryung chia sẻ trên mạng xã hội mới đây.
3. Tự chế mặt nạ vô tội vạ
Trên mạng hiện nay có rất nhiều công thức mặt nạ tự chế được quảng cáo đa dạng về công năng. Tuy nhiên, phần lớn đây đều là những công thức chưa qua kiểm chứng, có thể hợp với người này nhưng chưa chắc đã hợp với người kia. Nếu không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc xài mặt nạ handmade, hãy đầu tư mặt nạ bán sẵn của các thương hiệu uy tín, phù hợp với tình trạng da hiện tại.
4. Vừa đắp mặt nạ vừa làm việc
Cũng như cơ thể, da cần một khoảng thời gian tách bạch giữa vận động và nghỉ ngơi để nuôi dưỡng, tái tạo. Giống như bạn không thể vừa chạy bộ vừa uống nước ép, vừa đắp mặt nạ vừa tranh thủ dọn dẹp nhà cửa hay làm việc trước máy tính cũng là điều không nên. Hãy dành cho mình khoảng thời gian yên tĩnh, thư giãn tuyệt đối trong lúc đắp mặt nạ, có như vậy da mới thực sự được chăm sóc theo cách mà bạn mong muốn.
Video đang HOT
5. Cử động cơ mặt liên tục khi đắp mặt nạ
Nhiều người có thói quen vừa đắp mặt nạ vừa trò chuyện, nhắn tin, rồi cười nói một cách vô tư, thoải mái. Tưởng chừng vô hại song thói quen này dễ khiến cho lớp mặt nạ bị xô lệch, đồng thời khiến cho các nếp nhăn trên mặt gia tăng một cách khó kiểm soát. Thư giãn, giữ da mặt ở nguyên một trạng thái với lớp mặt nạ bao phủ những khu vực cần thiết là những gì bạn nên làm thay vì vừa dùng mặt nạ vừa “tám” với ai đó.
Theo danviet.vn
Tẩy tế bào chết khiến da đẹp hơn nhưng bạn đã biết làm đúng cách?
Da cần được tẩy tế bào chết để giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, hấp thu dưỡng chất tốt hơn và thúc đẩy quá trình tái tạo.
Khi thực hiện tẩy tế bào chết, một phần tế bào chết trên bề mặt da sẽ bị loại bỏ để các tế bào sống bên dưới dễ được nhìn thấy, từ đó giúp da trông tươi sáng, hồng hào hơn. Do vậy, quá trình này có thể cải thiện kết cấu và tông màu da của mọi người.
Tuy nhiên, đây là bước chăm sóc da rất dễ tiến hành sai cách như lạm dụng quá nhiều, hoặc sử dụng không đúng phương pháp tẩy phù hợp với từng loại da.
Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết chuyên dụng hoặc tự làm mặt nạ tại nhà. Tuy nhiên, dù là cách thức nào cũng cần phù hợp với tình trạng da của mình.
Tại sao có khái niệm 'tẩy tế bào chết'?
Lớp ngoài cùng của biểu bì da là lớp sừng, nơi chứa đựng các tế bào sừng đã chết (hay còn gọi là vảy sừng). Các tế bào chết xếp chồng lên nhau tạo thành lớp màng bảo vệ phần da ở dưới khỏi môi trường bên ngoài, đồng thời ngăn chặn sự mất nước và thoát nhiệt.
Mỗi khi có tế bào chết ở lớp sừng thì sẽ có tế bào mới được sinh ra ở lớp đáy. Quá trình này diễn ra liên tục. Mỗi phút có khoảng 30 - 40 nghìn tế bào da chết đi và từng đấy tế bào được sinh mới.
Khi lớp sừng dày lên bởi các tế bào da chết nó sẽ khiến lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn và sinh ra mụn. Mặt khác, quá nhiều tế bào da chết sẽ khiến gương mặt nhìn trông sần sùi, thô ráp và kém mịn màng.
Do đó, tẩy tế bào chết là bước chăm sóc da cần thiết để ngăn ngừa mụn, giúp da sáng khỏe, làm lỗ chân lông thông thoáng, thúc đẩy tái tạo tế bào mới và kích thích sản sinh collagen.
Tẩy tế bào chết đều đặn để sở hữu làn da mịn màng và tươi tắn.
Các phương pháp thức tẩy tế bào chết
Có hai cách thức tẩy tế bào chết: Tẩy tế bào chết vật lý (cơ học) và tẩy tế bào chết hóa học.
Tẩy tế bào chết vật lý là sử dụng các dụng cụ chăm sóc da để làm sạch bề mặt da như bàn chải rửa mặt, bọt biển rửa mặt, găng tay tắm, bông tắm, xơ mướp...
Còn trong mỹ phẩm, nhà sản xuất cho vào thành phần các loại hạt để thông qua việc massage da mặt, những hạt này sẽ khiến lớp da chết bị bong ra.
Các loại hạt quen thuộc trong mỹ phẩm tẩy tế bào chết vật lý có thể kể đến: Đường, hạt jojoba, bột ngô, bột yến mạch...
Ngoài ra, còn có bột vỏ quả óc chó, bột hạt quả mơ. Tuy nhiên, chúng có kích thước không đồng đều và có cạnh sắc nên có thể gây tổn thương cho da.
Để thực hiện tẩy tế bào chết vật lý, bạn có thể dùng bàn chải rửa mặt hoặc miếng bọt biển mềm massage theo chuyển động vòng tròn.
Tẩy tế bào chết hóa học được tiến hành bởi các loại axit hữu cơ hoặc enzyme sinh học (trong đu đủ, dứa, lựu, việt quất).
Enzyme và axit hữu cơ sẽ phá vỡ, nới lỏng liên kết giữa các tế bào da chết để dễ dàng loại bỏ chúng. Một số axit còn có thể thâm nhập vào sâu trong lỗ chân lông để loại bỏ bã nhờn và vụn tế bào chết trú ngụ tại đây.
Những axit thường gặp trong mỹ phẩm tẩy tế bào chết hóa học là axit lactic, axit glycolic, axit salicylic...
AHA (axit lactic, axit glycolic) và BHA (axit salicylic) là hai nhóm axit thanh tẩy tế bào chết phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc da.
Cách nhận biết sản phẩm tẩy tế bào chết
Mỹ phẩm tẩy tế bào chết có hai dạng: Rửa trôi và bôi lưu. Trên bao bì của các sản phẩm này có một trong các từ sau: Exfoliate (làm bong tróc da chết), peel (lột) và scrub (chà xát).
Sản phẩm dạng scrub có chứa bên trong các hạt li ti. Những hạt này tẩy da chết theo cơ chế vật lý, bạn cần massage chúng trên da và sau đó rửa đi.
Sản phẩm dạng peel chứa axit lột bỏ lớp da chết theo cơ chế hóa học. Nồng độ axit của những sản phẩm này thường khá cao, tác động sâu và giúp tái tạo da từ bên dưới. Một số sản phẩm còn có thể lột bỏ mụn trên da.
Sản phẩm dạng exfoliate bao gồm các biện pháp tẩy da chết nói chung, có thể bôi lưu hoặc rửa trôi. Mỹ phẩm tẩy da chết bôi lưu có bao bì được ghi là: BHA exfoliant, BHA liquid treatment, AHA & BHA toner, AHA cream, BHA cream, retinol cream, tretinoin cream...
Hiện nay có rất nhiều mỹ phẩm tẩy tế bào chết trên thị trường, gồm cả tẩy tế bào chết vật lý, tẩy tế bào chết hóa học hoặc kết hợp cả hai.
Làm thế nào mới đúng cách?
Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, bạn cần xác định được hình thức tẩy tế bào chết phù hợp với tình trạng da của mình.
Tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt có thể gây ra những thương tổn mà mắt thường không nhìn thấy được, hoặc một số axit trong mỹ phẩm tẩy tế bào chết hóa học có thể khiến da bị kích ứng. Do vậy, nếu bạn có làn da nhạy cảm hay đang nổi mụn, hãy tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm trước khi mua.
Tẩy tế bào chết không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn lớp da chết trên gương mặt. Nếu trên mặt bạn là lớp da sống, nó sẽ hấp thụ các chất độc hại, khói bụi ô nhiễm từ môi trường. Do đó, nếu tẩy da chết quá thường xuyên (trên 2 lần/tuần), da sẽ rất dễ bị tổn thương.
Tẩy tế bào chết đúng cách với tần suất 2 lần/tuần bằng sản phẩm thân thiện và nhẹ dịu với da.
Khi tẩy tế bào chết, cần tránh vùng mắt vì vùng da này rất nhạy cảm. Đối với sản phẩm tẩy tế bào chết rửa trôi, thời gian chờ để sản phẩm phát huy tác dụng trên da cần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, không được để quá lâu.
Tẩy tế bào chết không nên tiến hành vào ban ngày vì làn da mỏng manh khi ấy rất dễ bị tổn thương bởi tia UV. Chú ý thoa kem chống nắng đầy đủ và tránh ánh nắng nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa AHA, BHA, retinol...
Theo news.zing.vn
5 mặt nạ chăm sóc tóc chẻ ngọn tốt nhất hiện nay Tóc chẻ ngọn thì làm sao để có những mẫu tóc đẹp đây? Nếu bạn muốn chăm sóc toàn diện mái tóc chẻ ngọn của mình, thì hãy cùng bổ sung ngay 5 loại mặt nạ chăm sóc tóc này vào bộ sưu tập các sản phẩm dưỡng tóc của mình bạn nhé! 1. TRESemmé Biotin Repair 7 Intensive Mask Không cần phải...