Sai lầm nhiều người Việt mắc khi bị ho: Bác sĩ chỉ cách làm đúng để không hại cơ thể
Mùa lạnh là thời điểm các bệnh lý hô hấp tăng lên, nhiều trường hợp thấy có hiện tượng ho đã uống thuốc ngay lập tức, thậm chí uống cả kháng sinh.
Mùa lạnh – khắc tinh của hệ hô hấp
TS BS Nguyễn Như Vinh – trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cho biết cứ đến dịp chuyển mùa, số bệnh nhân liên quan tới các bệnh lý hô hấp lại tăng lên.
Nhiều bệnh nhân than phiền với bác sĩ họ bị ho nhiều, ho tới 2, 3 tuần chưa dứt. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân đến với bác sĩ và nói rằng họ đã bị ho 3,4 ngày và đã uống đủ các loại thuốc uống nhưng không hết ho. Các thuốc họ sử dụng đều là thuốc ho, kháng sinh… Uống thuốc vô tội vạ là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của người bệnh, bác sĩ Vinh nói.
Theo bác sĩ Vinh, thời tiết lạnh là thời tiết cực kỳ nguy hiểm với nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt là các bệnh nhân có bệnh hô hấp trước đó như hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính.
Thậm chí cũng có những bệnh nhân dù trước đó không có bệnh lý nền hô hấp nhưng cứ đến mùa lạnh thì họ lại bị viêm hô hấp, sổ mũi. Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp khi trời chuyển mùa.
Đặc biệt là tình trạng ho về đêm, theo lý giải của bác sĩ Vinh, ban đêm ho nhiều hơn là vì nửa đêm về sáng là thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong ngày, đường thở dễ bị nhạy cảm. Lúc này, nếu có luồng không khí lạnh đi ngang qua, người đó hít vào có thể sẽ gây ra ho, khó thở. Những người hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì càng dễ bị ho vào ban đêm hơn so với ban ngày.
Ảnh TS Vinh khám cho bệnh nhân.
Làm gì khi bị ho?
Video đang HOT
BS Vinh cho biết khi bạn bị ho hoặc con nhỏ bị ho, các việc cần làm là:
Thứ nhất, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang, quàng thêm khăn cổ, bổ sung thêm nước ấm hoặc nước trái cây. Khi nạp nước vào, cơ thể sẽ dễ chịu hơn vì khi ho cũng làm mất nước.
Thứ hai, nghỉ ngơi để có thêm sức khoẻ, bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ để đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Thứ ba, nếu tình trạng trở nặng và kèm theo triệu chứng như nhức đầu, khó chịu có thể sử dụng các loại thuốc như paracetamol, giảm đau. Nếu bị ho có thể mua thêm thuốc ho.
Nhưng với trẻ nhỏ, nếu thấy trẻ khó thở, hổn hển, môi tím, ngực trẻ co kéo khi trẻ hít thở thì cần cho trẻ tới các cơ sở y tế.
Trong trường hợp ho nhẹ, ho do cảm cúm, cảm lạnh thì cũng không cần tới bệnh viện mà nên tự theo dõi ở nhà. Nếu qua 2, 3 tuần không đỡ thì có thể đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ.
Sai lầm khi tự ý dùng kháng sinh
Bác sĩ Vinh lưu ý các bệnh hô hấp theo mùa chủ yếu do virus nên không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người bệnh khi bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm hô hấp là đã vội vàng dùng kháng sinh. Thậm chí, chỉ cần thấy ho là họ sẽ sử dụng thuốc ho ngay lập tức.
Trong khi đó, ho là phản xạ tự nhiên bảo vệ cơ thể để tống xuất các chất tiết từ trong phổi ra ngoài, từ đó giúp phổi sạch hơn.
Một số người bị các bệnh như viêm phế quản cấp, hen phế quản, khí phế thũng, viêm phổi… cần ho để tống đờm ra ngoài. Khi đó, việc uống thuốc giảm ho sẽ gây ứ đọng các chất đờm dãi, dịch… ở đường hô hấp, gây cản trở sự hô hấp và gây ứ khí phế nang, làm giảm khả năng chống lại vi trùng, làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, ho do cảm lạnh và cảm cúm thường sẽ tự biến mất nên việc uống thuốc ho cũng không cần thiết.
Đối với trẻ em, do khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn nên nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi thường là do nhiễm những siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp lây lan trong không khí.
Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Vì vậy, việc uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm.
BS Vinh cho biết một số các quốc gia còn khuyến cáo chỉ khi ho trên 3 tuần mới nên sử dụng thuốc. Vì vậy, trường hợp bị ho 2, 3 ngày đã sử dụng thuốc ho, thuốc kháng sinh là không nên.
Đề phòng bệnh ung thư 6.300 người Việt phát hiện mỗi năm, tử vong đến 43%
Mỗi năm tại Việt Nam phát hiện khoảng 6.300 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, với tỷ lệ tử vong lên đến gần 43%.
Đáng chú ý, rất nhiều trường hợp nhận ra bệnh khi ở vào giai đoạn trễ.
Ngày 29/11, bác sĩ Phó Minh Tín, khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết, theo thống kê mới nhất của cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới, ung thư tuyến tiền liệt xếp hàng thứ hai trong tổng số các loại ung thư thường xảy ra ở nam giới, chỉ đứng sau ung thư phổi.
Căn bệnh 6.300 người Việt phát hiện mỗi năm
Tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện khoảng 6.300 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt với tỷ lệ tử vong khá cao, gần 43%. Riêng ở khoa Tiết niệu của BV ĐHYD, mỗi năm tiếp nhận gần 150 ca ung thư tuyến tiền liệt. Điều đáng lo ngại là trên 85% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn có triệu chứng rối loạn tiểu, nghĩa là ung thư ở giai đoạn trễ, thậm chí có thể đã di căn.
Như trường hợp của ông Nguyễn Văn N. (80 tuổi, ngụ TPHCM) đến BV khi đã có dấu hiệu nặng. Sau thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt di căn xương, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động. Ngoài ra, ông N. còn có tiền căn cao huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Sau khi tiến hành hội chẩn nhiều chuyên khoa liên quan, bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp nội tiết. Sau 2 tuần, sức khỏe ông N. có cải thiện rõ rệt, giảm đau, có thể ăn uống và đi lại.
Theo bác sĩ, Lâm Quốc Trung, Phó Trưởng khoa Hóa trị ung thư của BV, nam giới từ 50 trở lên hoặc trên 45 tuổi và có tiền căn gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt là những đối tượng nguy cơ cao. Đối tượng này cần chú ý sức khỏe và thực hiện thăm khám tổng quát để được lưu ý cũng như phát hiện sớm nếu có bệnh.
Ở giai đoạn sớm bệnh lý này hầu như không có triệu chứng điển hình. Khi ung thư tuyến tiền liệt phát triển đến giai đoạn muộn, khối u tuyến tiền liệt thường đa ổ, lan tỏa xâm lấn vỏ bao ra xung quanh và di căn xa tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Lúc này người bệnh xuất hiện các biểu hiện như đau nhức xương, yếu liệt hai chi dưới, đau tầng sinh môn, phù nề, xuất tinh ra máu, tiểu máu và các dấu hiệu toàn thân khác.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt (Ảnh: BVCC).
Đừng để có triệu chứng mới đi khám
Bác sĩ Phó Minh Tín cho biết, có nhiều phương tiện để chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt. Có thể kể đến như thăm khám tuyến tiền liệt bằng ngón tay, xét nghiệm máu PSA, siêu âm bụng, siêu âm qua ngã trực tràng để sinh thiết tuyến tiền liệt. Ngoài ra, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ đa thông số, xạ hình xương cũng là một số xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán ung thư đang ở giai đoạn nào. Từ đó, các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Tương tự như các loại ung thư khác, điều trị ung thư tuyến tiền liệt là điều trị phối hợp đa mô thức, bao gồm các biện pháp điều trị đặc hiệu tại chỗ như phẫu thuật, xạ trị kết hợp điều trị nội khoa như hóa trị, nội tiết và các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ. Để có được kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp người bệnh, các bác sĩ phải dựa vào kết quả lâm sàng, độ ác tính cũng như xét nghiệm PSA, sau đó xem xét đến thời gian kỳ vọng sống thêm và cuối cùng là phân nhóm nguy cơ.
Bác sĩ Trung chia sẻ, vẫn còn tồn tại một số quan niệm sai lầm như: không có triệu chứng rối loạn đi tiểu thì không bị ung thư tuyến tiền liệt, hoặc sau khi kiểm tra một vài lần mà không phát hiện ung thư thì tương lai sẽ không mắc bệnh và không cần đi khám kiểm tra tiếp...
Bác sĩ khuyên người dân nên tầm soát sớm để kịp thời phát hiện bệnh (Ảnh: BVCC).
Những suy nghĩ này sẽ làm kéo dài thời gian phát hiện ung thư (nếu có) và gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị. Ung thư tuyến tiền liệt có thể được điều trị và mang đến kết quả khả quan nếu người bệnh được chẩn đoán sớm, giữ tinh thần lạc quan cũng như tuân thủ các chỉ định từ Bác sĩ.
Các bác sĩ khuyến cáo, những đối tượng trong nhóm nguy cơ mắc bệnh nên đến trực tiếp chuyên khoa Tiết niệu để được tầm soát kịp thời, không để xuất hiện các triệu chứng rồi mới bắt đầu đi khám. Trong trường hợp chưa phát hiện ung thư vẫn phải duy trì lịch khám định kỳ trong tương lai theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Ở giai đoạn sớm, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị có thể điều trị hết bệnh, giúp người bệnh có một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Ngược lại, phát hiện càng trễ thì việc điều trị cho bệnh nhân sẽ càng trở nên phức tạp.
Sai lầm chết người khi sơ cứu đột quỵ Nằm nghỉ ngơi chờ cơ thể tự hồi phục hay uống thuốc hạ huyết áp, chích máu ngón tay... mà không đến viện ngay có thể khiến cái chết đến gần bệnh nhân đột quỵ hơn. Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý cấp cứu mà người bệnh buộc phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để...