Sai lầm nghiêm trọng mà phổ biến khi cho trẻ ngủ
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối đe dọa của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do tư thế ngủ không đúng.
Rung hoặc đưa võng cho con để ru ngủ
Sai lầm nghiêm trọng khi cho trẻ ngủ phổ biến của các mẹ.
Không thể phủ nhận rằng những hành động rung lắc như thế này khiến bé được thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ tuy nhiên điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé. Hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích được cha mẹ bế khi ngủ, điều này giúp bé có cảm giác an toàn khi ngủ. Thế nhưng, nó lại là điều kiện để trẻ sinh thói quen ỷ lại vào cha mẹ. Khi còn nhỏ,trẻ sẽ quấy khóc và không chịu ngủ khi cha mẹ cho trẻ nằm giường. Khi bé lớn hơn, cha mẹ khó lòng thay đổi &’sở thích’ được bế và đu đưa nhẹ nhàng trước khi ngủ của bé.
Ngủ sai cách
Nhiều bậc phụ huynh mẹ ủ bé sơ sinh trong lớp chăn dày, họ nghĩ rằng điều này sẽ khiến con đỡ bị giật mình nhưng họ đã sai vì điều này sẽ khiến thân nhiệt của bé bị tăng lên, khi thân nhiệt tăng lên, bé bị ra mồ hôi thì khả năng bị cảm lạnh là rất cao.
Bên cạnh đó, việc đặt bé nằm trong cũi xung quanh có nhiều chăn cũng có nguy cơ sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối đe dọa của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do tư thế ngủ không đúng.
Cha mẹ nên cho bé ngủ trên giường ở những tư thế an toàn, thu xếp gọn gàng chăn màn, giường chiếu để không khí xung quanh trẻ được thoáng đãng. Cha mẹ phải chú ý tới các tư thế ngủ có lợi cho bé. Tuy nhiên những tư thế ngủ (nằm ngủ, nằm sấp, nằm nghiêng) thường có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm.
Cho con ăn vào ban đêm
Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay con dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa rồi, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.
Bạn chỉ nên cho con bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại.
Để khắc phục thói quen này, bạn chỉ nên cho con bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm con ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.
Video đang HOT
Vỗ nhẹ vào người khi bé ngủ bị giật mình
Bạn nên biết rằng, với trẻ sẽ có 2 trạng thái ngủ là : ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, tỷ lệ giữa giấc ngủ sâu và ngủ nông là 50/50 và 2 trạng thái này thường đan xen nhau.
Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày, mỉm cười….
Vì thế, nếu bé có động đậy, hay chỉ giật mình nhẹ thì cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú.
Cho con vừa chơi, vừa ngủ
Đây là thói quen nhiều bố mẹ áp dụng, cho con chơi với đồ chơi trước khi đi ngủ, đặc biệt là ngậm bình sữa để ngủ dễ hơn. Các đồ chơi phát ra tiếng động đôi khi làm phân tán sự tập trung của trẻ khi ngủ, làm giấc ngủ khó đến hơn.
Còn với việc ngậm bình sữa, nếu duy trì thường xuyên thói quen này dễ khiến miệng của bé có mùi hôi do không được vệ sinh trước khi đi ngủ.
Để khắc phục thói quen này, bạn nên tập cho con đi ngủ vào đúng giờ cố định, và bé tự ngủ mà không cần sử dụng đến các dụng cụ hỗ trợ như đồ chơi, ngậm bình sữa… Ban đầu hơi khó khăn, bạn có thể cho bé ngậm ti giả rồi từ từ &’cai’ thói quen này cho bé.
Cho bé ngủ một giường lớn quá sớm
Trước 3 tuổi, con của bạn chưa đủ hiểu biết và tầm “kiểm soát” trong ranh giới tưởng tượng của một chiếc giường. Đừng di chuyển trẻ một cách đột ngột, từ cũi hoặc một chiếc giường nhỏ hơn sang một chiếc giường lớn hơn.
Thay vào đó, hãy cho trẻ làm quen dần, nếu sau một tuần trẻ không quen bạn nên cho trẻ về chiếc giường cũ của bé. Khi cảm thấy thoải mái với chỗ nằm ngủ của mình thì trẻ mới có thể có được một giấc ngủ ngon.
Để bé đi ngủ quá muộn
Cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định.
Bạn sẽ dành thời gian chơi đùa cùng con đến khi bé mệt mỏi thì cơn buồn ngủ sẽ tự đến và bạn sẽ không mất công dỗ bé ngủ nữa? Đây không phải là một ý tưởng hay, bởi khi quá mệt mỏi, trẻ tuy dễ ngủ nhưng rất khó để duy trì được giấc ngủ ngon và sâu, bé sẽ có xu hướng thức dậy sớm hơn bình thường và có thể sẽ quấy khóc.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. Đừng chờ đến khi bé ngáp và dụi mắt bạn mới dỗ bé ngủ.
Theo Khỏe & Đẹp
3 nhóm bệnh truyền nhiễm trẻ hay mắc khi thời tiết chuyển mùa
Vào thời điểm chuyển mùa, các bé có thể bị hơn 100 loại virus tấn công, trong đó nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm mắc các bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay, nhiều bà mẹ không hiểu rõ việc phòng ngừa bệnh tật cho trẻ, do đó trẻ dễ dàng nhiễm bệnh.
Khi thời tiết chuyển mùa, cha mẹ nào cũng lo con mắc rất nhiều loại bệnh.
Vì sao trẻ hay bị ốm khi chuyển mùa?
Có thể nói, các bệnh chủ yếu nhất hay gặp ở trẻ em khi chuyển mùa là: các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và bệnh sốt xuất huyết.
Vào thời điểm giao mùa, độ ẩm trong không khí tăng là một trong những điều kiện khiến cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Hơn nữa, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có sự chênh lệch... nên làm suy giảm khả năng đề kháng của trẻ trước sự tấn công của vi khuẩn. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang... từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi.
Những bệnh truyền nhiễm điển hình trẻ hay mắc khi chuyển mùa bố mẹ cần biết
Bệnh đường hô hấp:
Trong các siêu vi đường hô hấp, hay gặp hơn cả là siêu vi INFLUENZAE và APC. Trên thực tế, cả cảm cúm và viêm họng đều dẫn tới các biến chứng hô hấp, chủ yếu là viêm phế quản và viêm phổi, gọi chung là nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Triệu chứng của bệnh này là trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, ho, có đàm, thở khò khè, có trẻ thở rất khó. Nguyên nhân là do các siêu vi nói trên đã đột nhập vào mũi, họng của trẻ, rồi xuống phế quản, xuống phổi. Trong nhiều trường hợp, một số vi khuẩn khác cũng nhân cơ hội đó tấn công vào bộ máy hô hấp, làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí dẫn đến biến chứng và tử vong.
Giao mùa cũng là thời điểm phát triển của các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa.
Bệnh đường tiêu hóa: bao gồm tiêu chảy, kiết lỵ, sốt thương hàn:
Ngoài ra, trẻ cũng hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa khi chuyển mùa. Gây bệnh tiêu chảy chủ yếu là các vi khuẩn E.COLI, CAMPYLOBACTER và siêu vi ROTAVIRUS; gây kiết lỵ là các vi khuẩn SHIGELLA, ký sinh trùng AMIBE; các vi khuẩn SALMONELLA là thủ phạm gây ra bệnh sốt thương hàn, cũng là một vi khuẩn thuộc đường tiêu hóa. Các loại bệnh này (tiêu chảy, kiết lỵ, sốt thương hàn) được gọi chung là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Tiêu chảy là đi tiêu trên 4 lần trong ngày, phân ra nước. Tình trạng mất nước này làm cơ thể suy sụp rất nhanh nếu không được xử lý kịp thời.
Kiết lỵ là đi tiêu nhiều lần trong ngày nhưng phân ít, kèm theo đàm, máu. Người bệnh thường bị đau bụng, mót rặn luôn luôn, vật vã, suy kiệt nhanh.
Sốt thương hàn cũng là một bệnh rất nguy hiểm: bệnh gây sốt liên miên, kéo dài nhiều ngày, dần dần làm cho trẻ trở nên lừ đừ, vật vã, và tiến tới hôn mê hoàn toàn...
Bệnh sốt xuất huyết:
Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Trẻ đang ăn chơi bình thường, đột nhiên sốt rất cao, không có thuốc hạ nhiệt nào hay một loại kháng sinh nào có thể trị khỏi. Bệnh lại có thể gây xuất huyết ở nhiều nơi: nhẹ thì chảy máu cam, chảy máu răng, nặng thì nôn ói ra máu, tiêu tiểu ra máu, rồi xuất huyết dưới da...; nặng nữa thì bị một biến chứng gọi là sốc: trẻ trở nên lừ đừ, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu... Tất cả tiến triển của bệnh chỉ diễn ra trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, việc phòng bệnh lại hoàn toàn có thể thực hiện được nếu cha mẹ biết cách.
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong thời gian này, cha mẹ cần lưu ý những biện pháp sau đây:
- Giữ ấm cho trẻ.
- Vệ sinh môi trường thường xuyên, lau chùi các vật dụng, đồ chơi của trẻ. Ngoài ra, giữ nhà cửa gọn gàng sạch sẽ để tránh muỗi phát sinh và đốt trẻ.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên bằng cách tạo cho trẻ thói quen tắm, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Việc rửa tay với xà phòng diệt khuẩn cần được thực hiện đầy đủ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi đồ chơi hoặc tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị các bệnh nói trên...
Theo Màn ảnh sân khấu
Dạy con tự lập, bỏ quên là hỏng! Gấu nhà mình đặc biệt rất tự lập và không hề bám mẹ, nhờ vậy mà từ khi con mới 4 tháng tuổi, mình đã có thể quay trở lại đi làm. Gấu nhà mình năm nay đã chuẩn bị lên lớp hai, bé đặc biệt rất tự lập và không hề bám mẹ, nhờ vậy mà từ khi con mới 4 tháng...