Sai lầm nghiêm trọng khi ăn thịt gà cần loại bỏ ngay
Theo Đông y thịt gà vốn cam ôn mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải, hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau sẽ sinh hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ, tổn thương khí huyết.
Kiêng ăn với cơm nếp:
Dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít).
Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
Kiêng ăn với vừng (muối mè) và rau thơm:
Thịt gà thuộc về phong (mộc) nếu ăn lẫn muối mè, rau thơm tất động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt hoặc run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải sinh bệnh, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Không ăn với cá chép:
Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung.
Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Video đang HOT
Không ăn với tôm:
Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
Kiêng muối vừng và kinh giới:
Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.
Kiêng ăn thịt chó và gan chó:
Thịt chó và gan chó tính đại nhiệt khi kết hợp với thịt gà dễ “úng khí” sinh chứng kiết lỵ. Khi này dùng nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Kiêng tỏi, rau cải và hành sống:
Cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Theo Trí Thức Trẻ
Có nên đi công tác và du lịch trong thời gian xảy ra dịch Ebola?
Dịch sốt xuất huyết do virut Ebola đang trở thành nỗi sợ hãi của toàn thế giới. Nhiều người hoang mang về việc có nên di chuyển trong thời gian này không?
Sốt xuất huyết do virus Ebola đang xuất hiện trở lại và gây thành dịch, làm tử vong nhiều người ở Angola thuộc châu Phi. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, song cho đến nay, những hiểu biết về virus này vẫn còn nhiều hạn chế.
Dưới đây là những câu hỏi nhiều người quan tâm về con đường lây truyền của virut Ebola và cách phòng tránh.
1. Con đường lây truyền của virut Ebola sang người:
Nhiễm Ebola là một tình trạng cấp tính, do đó không có tình trạng người lành mang virus.
Vi rút Ebola lây truyền tư đông vât sang ngươi khi tiếp xúc gần với máu, chât tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rut lây truyên khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.
Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).
Cán bộ y tế rất có nguy cơ nhiễm vi rút Ebola khi chăm sóc bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh này nêu không áp dụng các biện pháp phòng hộ thich hơp. Cán bộ y tế cần được trang bị kiến thức cơ bản về điểm của bệnh, đường lây truyền và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.
2. Những người có nguy cơ nhiễm virut Ebola cao nhất:
Trong một vụ dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, các đối tượng sau có nguy cơ cao nhiễm vi rút gồm:
- Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh;
- Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola;
- Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm vi rút Ebola trong rừng;
- Cán bộ y tế.
3. Các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh do vi rút Ebola:
Người mắc bệnh do vi rút Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày.
Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
4. Trong thời gian xảy ra nạn dịch Ebola, có nên đi công tác và đi du lịch không?
Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, Tổ chức Y tế thế giới thường xuyên theo dõi và đánh giá tình hình sức khỏe cộng đồng. Đến nay (1/8/2014) chưa đưa ra các khuyến cáo về hạn chế đi lại và giao thương quốc tế.
Nguy cơ lây nhiễm cho người đi du lịch rất thấp, do bệnh lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể hay các chất bài tiết của người nhiễm bệnh.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguy cơ lây lan virut Ebola qua máy bay, taxi cao đến đâu? Đối với những nhà khoa học đang theo dõi dịch Ebola ở Tây Phi, sự lây lan của virút này thông qua máy bay hay taxi mới là chuyện đáng bàn. Hiện nay, giới chức các nước chưa có nhiều hành động trong việc giới hạn đi lại trong khu vực. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) tuần trước nói...