Sai lầm mẹ nào cũng mắc bảo sao nồi cơm điện vừa nhanh hỏng lại còn dễ gây bệnh ung thư
Đây đều là những thói quen dùng nồi cơm điện tưởng chừng “vô hại” nhưng lại khiến cho căn bệnh ung thư dễ gõ cửa và nồi hỏng phải thay liên tục.
Nồi cơm điện là vật dụng quá phổ biến và quen thuộc với tất cả bà nội trợ, mỗi gia đình. Vậy nhưng bạn có hay biết rằng việc sử dụng sai cách vật dụng này cũng có thể khiến cả nhà gặp rắc rối về tiền bạc và sức khỏe hay không, đặc biệt là căn bệnh ung thư gõ cửa đấy!
Nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thì nhất định phải loại bỏ ngay những sai lầm mà mẹ nào cũng mắc khi sử dụng nồi cơm điện này.
1. Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm
Để tăng tính tiện dụng, không ít người có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và tin rằng đây là hành động vô hại. Tuy nhiên, với lòng nồi có chống dính thì đây không phải là cách làm đúng.
Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến lớp chống dính dễ bị bong tróc. Các nhà khoa học Đan Mạch chỉ ra rằng, phần lớp chống dính này khi bị đun nóng trên 230C, xâm nhập vào máu có thể dẫn đến sự hình thành của tế bào ung thư.
Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.
2. Không lau khô bề mặt tiếp xúc với khoang nồi
Nhiều người thường có thói quen sau khi vo gạo xong cho luôn vào khoang và cắm điện. Điều này thực sự có hại nếu như lõi nồi có dính nước sẽ làm ướt mâm nhiệt gây nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện làm mất an toàn cho người sử dụng.
Do đó, nên lau khô mặt ngoài và đáy của lòng nồi cơm trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện.
3. Nhấn nút “Cook” nhiều lần
Khi muốn hâm nóng cơm liên tục, tạo cơm cháy hay khi làm bánh với nồi cơm điện – nhiều người nhấn nút “Cook” nhiều lần để nồi đạt mức nhiệt như ý.
Việc này dễ khiến rơle nhiệt nồi cơm gặp trục trặc – nhảy nút quá sớm (cơm sống) hay quá trễ (làm cơm khê).
Video đang HOT
4. Sử dụng dụng cụ lấy cơm bằng kim loại
Nồi cơm điện nào cũng có lớp bảo vệ hoặc lớp chống dính nên nếu bạn dùng các dụng cụ lấy cơm bằng kim loại sẽ làm trầy xước, bong tróc lớp bảo vệ/lớp chống dính của nồi cơm.
Nếu tiêu thụ phải các chất bảo vệ, chống dính bề mặt nồi cơm này sẽ khiến cơ thể bạn khóc thét. Do đó, để bảo vệ nồi cơm điện nhà mình, hãy chú ý dùng muỗng, đũa lấy cơm bằng gỗ hoặc nhựa.
5. Dùng một tay cho lõi vào vỏ nồi
Cách này có thể làm hỏng rơle chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rơle tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín.
Cách chuẩn nhất là bạn cần cầm lõi nồi bằng 2 tay và đặt vào vỏ nồi, sau đó nhẹ nhàng xoay nửa vòng phần lõi nồi để rơle tiếp xúc đều, cơm nấu ra sẽ không bị sượng.
6. Vệ sinh khi lòng nồi còn nóng
Đôi khi dùng hết cơm xong, lòng nồi còn nóng, nhiều người đã vô ý ngâm chúng vào nước.
Việc làm này sẽ gây tổn hại với những nồi có chống dính vì gây ra hiện tượng sốc nhiệt, dễ làm hư hại và bong tróc lớp chống dính bề mặt nồi. Khi đó nồi cơm điện nấu ăn sẽ không còn an toàn nữa.
Theo afamily
6 sai lầm nhà nào cũng mắc, bảo sao nồi cơm điện vừa mua đã hỏng, thay mới liên tục
Để tăng tính tiện dụng, nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và tin rằng đây là hành động vô hại nhưng thực tế lại khác.
1. Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi
Để tăng tính tiện dụng, nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và tin rằng đây là hành động vô hại.
Tuy nhiên, với lòng nồi có chống dính hay không thì nhà sản xuất đều có lớp bảo vệ cho bề mặt lòng nồi để chúng nấu ăn an toàn với người dùng.
Vì thế việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn gây mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính.
Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.
2. Không lau khô lòng nồi trước khi nấu
Hành động này gián tiếp gây tổn hại rờ le nhiệt của nồi cơm điện vì nước có thể gây cháy xém hay đen thành vỏ nồi và mâm nhiệt đáy dẫn đến giảm tính thẩm mỹ và nguy cơ chập cháy khi rò rỉ điện, giảm độ bền của nồi.
Người dùng nên ghi nhớ luôn lau khô mặt ngoài lòng nồi cơm điện trước khi nấu để bảo vệ nồi cơm nhà mình được an toàn và bền lâu.
3. Đặt lòng nồi vào nồi nấu bằng 1 tay
Với thiết kế thường hơi lõm của lòng nồi cơm điện, việc đặt chúng vào nồi nấu bằng một tay dễ khiến rờ le nhiệt tiếp xúc không đều dẫn đến cơm bên sống bên chín.
Ngoài ra hành động này còn dễ làm hỏng rờ le nhiệt do tiếp xúc, khiến nồi cơm điện hoạt động không còn ổn định.
Hãy nhẹ nhàng đặt lòng nồi vào nồi nấu bằng 2 tay, xoay nửa vòng trái/phải để rờ le tiếp xúc đều, cơm chín ngon.
4. Nhấn nút "Cook" nhiều lần
Khi muốn hâm nóng cơm liên tục, tạo cơm cháy hay khi ninh/hầm/làm bánh với nồi cơm điện cần nhấn nút "Cook" nhiều lần để nồi đạt mức nhiệt như ý...
Việc này dễ khiến lờn rờ le nhiệt nồi cơm, khiến nó bị nhảy nút quá sớm (cơm sống) hay quá trễ (làm cơm khê).
5. Sử dụng sai chức năng nồi cơm điện
Nếu không phải là nồi cơm điện tử đa chức năng nấu, các nồi cơm điện cơ thông thường chức năng chính chỉ để nấu và hâm nóng cơm, một số có thêm chức năng nấu cháo/hấp rau củ hay bánh.
Như vậy, việc nhiều người dùng tận dụng chiếc nồi cơm điện cơ nhà mình để ninh, hầm hay làm một số món bánh đòi hỏi mức nhiệt cao khiến phải nhấn nút "Cook" nồi cơm điện nhiều lần. Như đã nói hành động này lâu ngày sẽ khiến rờ le nhiệt bị lờn, là nguyên nhân khiến nồi nấu cơm bị sống hay bị khê.
6. Sử dụng các dụng cụ bới cơm bằng kim loại
Chúng sẽ làm trầy xước lớp chống dính nồi cơm điện. Bạn nên dùng muỗng, đũa bới cơm bằng gỗ hoặc nhựa để bảo vệ nồi cơm điện nhà mình.
7. Vệ sinh khi lòng nồi còn nóng
Có đôi khi người dùng vô ý ngâm luôn lòng nồi cơm điện vào nước khi nó vẫn còn đang nóng ngay sau khi vừa dùng hết cơm hay vừa dùng nồi để ninh, hầm cho tiện vệ sinh.
Việc làm này sẽ gây tổn hại với những nồi có chống dính vì gây ra hiện tượng sốc nhiệt, dễ làm hư hại và bong tróc lớp chống dính bề mặt nồi. Khi đó nồi cơm điện nấu ăn sẽ không còn an toàn.
Nên để nồi nguội hẳn sau đó mới vệ sinh. Nếu sợ khó làm sạch các vết thức ăn bám dính hay cơm cháy, có thể ngâm nồi với nước ấm và nước rửa chén cho mềm vết dơ rồi vệ sinh.
8. Không vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên và đúng cách
Vệ sinh nồi cơm điện không chỉ là vệ sinh lòng nồi mà còn là lau mặt ngoài nồi; vệ sinh nắp trong, van thoát hơi, khay hứng nước thừa (lâu ngày dễ bị mốc hay gây mùi hôi ám vào cơm).
Vệ sinh bên trong vỏ nồi để loại bỏ thức ăn hay dầu mỡ, cặn bẩn rơi vãi bên trong và vướng vào rờ le cũng như khe hở ở đế cảm biến nhiệt đáy nồi.
Nhiều người dùng không để ý và chỉ vệ sinh lòng nồi sau khi sử dụng. Nồi cơm điện lâu ngày không được làm sạch toàn diện không chỉ giảm độ mới mà còn có thể giảm chất lượng và mùi vị cơm nấu ra.
Ngoài ra khi vệ sinh nên dùng miếng cọ rửa mềm, không có thành phần kim loại kể cả khi rửa nồi không chống dính để bảo vệ lớp bề mặt nồi sáng bóng, không bị trầy xước và nấu ăn an toàn.
Theo Lê Lê (t/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Cứ ngỡ mình nấu cơm ngon nhưng bạn vẫn sẽ thảng thốt khi biết chùm "chữa cháy" chuẩn chỉnh này Do bất cẩn mà đôi khi mọi người nấu cơm nhão, hay bị khê... Đây là cách khắc phục chúng cực đơn giản nhé! Các mẹ có công nhận là, dù có đoảng vị đến mấy thì ai trong chúng ta cũng biết cách nấu cơm với nồi cơm điện, phải không? Vậy nhưng việc tưởng dễ như ăn kẹo này lại ẩn...