Sai lầm góp phần gây biến chủng nCoV mới ở Anh
Chuyên gia cho rằng việc Anh không theo đuổi chiến lược dập dịch tối đa đã tạo điều kiện cho virus lây lan qua nhiều vật chủ và dẫn đến biến chủng.
Ngày 14/12, Anh công bố phát hiện một chủng nCoV mới, có hơn 20 đột biến so với phiên bản gốc và có khả năng lây nhiễm cao hơn 70%. Các nhà khoa học phát hiện biến thể mang tên “VUI – 202012/01″ này lần đầu tiên vào tháng 9. Đến tháng 11, khoảng 1/4 số ca nhiễm mới ở London là do chủng mới và đến giữa tháng 12, con số này tăng lên gần 2/3.
Mặc dù đột biến virus là điều bình thường và các biến chủng nCoV đã được phát hiện ở một số quốc gia khác, VUI – 202012/01 khiến nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại và đã quyết định cấm du khách tới từ Anh như một biện pháp đề phòng.
Anthony Costello, giáo sư về y tế toàn cầu và phát triển bền vững tại Đại học London, cựu giám đốc mảng sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại WHO, nhận định cách xử lý dịch của chính phủ Anh là một trong những nguyên nhân đằng sau dẫn đến sự xuất hiện của chủng nCoV mới.
Biển thông báo Pháp đóng biên với Anh ngày 21/12, sau khi phát hiện chủng nCoV mới. Ảnh: AP .
Ông chỉ ra rằng trong làn sóng Covid-19 đầu tiên ở Anh, nhiều nhà khoa học đã khuyên chính phủ nên theo đuổi chiến lược “dập dịch tối đa” hoặc “xóa sổ Covid”, vì khi virus lây lan, sống trong các vật chủ khác nhau, nó sẽ tiến hóa và đột biến.
Tuy nhiên, chiến lược của chính phủ Anh trong suốt đại dịch là làm chậm sự lây lan của virus và giảm áp lực lên Dịch vụ Y tế Công, thay vì loại bỏ hoàn toàn nCoV. Ngày 13/3, Nhóm Cố vấn Khoa học cho Các trường hợp Khẩn cấp (Sage) ra biên bản nói rằng “các biện pháp tìm cách ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của nCoV sẽ dẫn đến đỉnh dịch thứ hai”.
Các cố vấn Anh c ảnh báo rằng những quốc gia như Trung Quốc, nơi đã thực hiện biện pháp mạnh để dập dịch, “sẽ trải qua đỉnh dịch thứ hai khi các biện pháp được nới lỏng”. Logic của họ là thay vì loại bỏ nCoV, nước Anh sẽ học cách sống chung với nó.
Tuy nhiên, 9 tháng sau, trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt ghi nhận 3 và 12 ca tử vong trên một triệu người, Anh ghi nhận 970 ca tử vong do Covid-19 trên một triệu người.
Các nhà khoa học cho rằng nCoV trải qua 1-2 đột biến mỗi tháng, nhưng với khoảng hơn hai triệu người nhiễm nCoV ở Anh – vùng dịch lớn thứ sáu thế giới – có rất nhiều cơ hội để virus đột biến. “Điều chắc chắn là số lượng người nhiễm càng lớn thì virus càng có nhiều cơ hội phát triển”, Costello viết.
“Không thể chỉ đổ lỗi sự gia tăng ca nhiễm nCoV gần đây cho chủng virus mới. Thực tế, sự quản lý yếu kém của chính phủ đã khiến thêm nhiều người nhiễm nCoV, tạo điều kiện cho biến chủng xảy ra”, Costello viết thêm.
Theo Nick Davies, cố vấn của Sage, nếu Anh phong tỏa sớm hơn một tuần vào mùa xuân, họ đã có thể giảm một nửa tỷ lệ tử vong. Costello cho rằng các bộ trưởng Anh đã lãng phí hàng tỷ USD vào việc thuê ngoài các công ty tư nhân phụ trách hệ thống xét nghiệm và truy vết tiếp xúc. Trong khi đó, họ không giám sát chặt chẽ những người tự cách ly và cung cấp hỗ trợ tài chính ít ỏi cho những người này. Gánh nặng tài chính có thể khiến các lao động không được hưởng lương nghỉ ốm vi phạm quy trình tự cách ly vì họ không có thu nhập nếu không làm việc.
Video đang HOT
“Sau đợt phong tỏa vào mùa xuân, tỷ lệ lây nhiễm ở Anh đã giảm, nhưng chính phủ lại không thực hiện kịp thời những biện pháp cần thiết để ngăn chặn virus”, Costello viết.
Để đối phó với chủng nCoV mới, Thủ tướng Anh ra lệnh siết chặt biện pháp phòng dịch. London và và nhiều vùng ở miền nam và miền đông nước Anh bước vào hạn chế Cấp 4, tương đương phong tỏa. Các hộ gia đình sẽ không được tiếp xúc với nhau vào dịp Giáng sinh. Tại những khu vực khác có rủi ro thấp hơn, bạn bè và người thân chỉ được phép quây quần vào một ngày Giáng sinh duy nhất. Ưu tiên của chính phủ Anh là mở rộng quy mô tiêm chủng càng nhanh càng tốt và cung cấp hỗ trợ thích hợp cho những người bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa và tự cách ly.
Thông báo của Anh làm dấy lên lo ngại nCoV có thể tiến hóa đến mức độ kháng được những vaccine vừa ra mắt. Họ phỏng đoán một số thay đổi trong mã di truyền của virus bảo vệ nó trước các kháng thể nhất định. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng phải mất nhiều năm, thay vì vài tháng, để virus đủ sức kháng lại vaccine. Dù vậy, một loạt nước và vùng lãnh thổ đã đóng biên với Anh, bao gồm Hà Lan, Bỉ, Canada, Đức, Ireland, Italy, Ấn Độ và Hong Kong.
“Anh đã bị cộng đồng quốc tế ‘cách ly’. Việc Thủ tướng liên tục thiếu quyết đoán, trì hoãn và dường như không có khả năng đưa ra các biện pháp mạnh vì chúng không được lòng dân đã khiến Anh là một trong những nước có tỷ lệ tử vong tồi tệ nhất trên thế giới”, Costello nói.
“Giờ chúng ta phải hủy các kế hoạch Giáng sinh và khiến cộng đồng quốc tế lo lắng. Chúng ta chỉ có thể hy vọng sẽ không còn lâm vào tình thế này vào Lễ Phục sinh”, ông nói thêm.
Châu Âu đau đầu vì sóng Covid-19 thứ hai
Sóng Covid-19 thứ hai vẫn tiếp tục tấn công châu Âu khi số ca nhiễm mới nCoV chưa có xu hướng giảm.
Toàn cầu ghi nhận 50.709.834 ca nhiễm và 1.261.630 ca tử vong do nCoV, trong khi 35.770.996 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Châu Âu đang là tâm Covid-19 của thế giới khi ghi nhận 12.145.825 ca nhiễm và 217.518 ca tử vong do nCoV. Hàng loạt quốc gia châu Âu đã áp phong tỏa cùng các biện pháp hạn chế quyết liệt hơn chống dịch, khiến nhiều người đổ xuống đường phản đối.
Một nhân viên y tế chuyên xử lý các ca nhiễm Covid-19 tại Bỉ. Ảnh: AFP.
Ph áp ghi nhận thêm 38.619 ca nhiễm và 270 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.787.324 và 40.439. Pháp cấm người dân tự ý rời khỏi nhà từ ngày 30/10. Các quán bar, nhà hàng cũng sẽ đóng cửa cho đến ít nhất tháng 12 và việc đi lại giữa các khu vực sẽ bị hạn chế.
Các nhà máy, trang trại và một số dịch vụ công sẽ tiếp tục hoạt động nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế. Học sinh từ cấp tiểu học đến trung học sẽ tiếp tục đến trường nhưng trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đeo khẩu trang. Các trường đại học, vốn là điểm nóng virus từ tháng 9, sẽ chỉ giảng dạy trực tuyến.
1/5 số người xét nghiệm cho kết quả dương tính, tăng từ mức 1/20 hồi đầu tháng 9. Số người xét nghiệm Covid-19 đã tăng theo cấp số nhân trong vài tuần qua.
T ây Ban Nha hiện vẫn ghi nhận 1.388.411 ca nhiễm và 38.833 ca tử vong.
Quốc hội Tây Ban Nha hôm 29/10 thông qua quyết định gia hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp, chính phủ Thủ tướng Pedro Sanchez trước đó chỉ ban bố tình trạng khẩn cấp đến này 9/11.
Việc gia hạn các biện pháp hạn chế đã khiến người dân khắp Tây Ban Nha đổ xuống đường biểu tình phản đối, trong đó nhiều cuộc biểu tình đã trở nên bạo lực. Thủ tướng Sanchez đã lên án các cuộc biểu tình và yêu cầu người dân "đoàn kết, trách nhiệm" để cùng ngăn Covid-19.
Đức báo cáo tổng cộng 672.507 ca nhiễm và 11.505 ca tử vong, tăng lần lượt 14.026 và 70 so với một ngày trước đó. Quốc gia này từng xử lý tốt làn sóng Covid-19 đầu tiên, song ca nhiễm bất ngờ tăng vọt trong những tuần gần đây, giống như các nước châu Âu khác.
Thủ tướng Angela Merkel ra lệnh áp các biện pháp hạn chế ở mức độ nhẹ từ ngày 2/11 đến 30/11. Người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch".
Các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Các giải đấu thể thao chuyên nghiệp được tiếp tục diễn ra nhưng không được đón khán giả. Tuy nhiên, trường học và cửa hàng được phép mở cửa.
Anh báo cáo thêm 20.572 ca nhiễm và 156 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.192.013 và 49.044.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 31/10 thông báo tái áp đặt phong tỏa toàn quốc trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV vượt một triệu và nguy cơ hệ thống y tế vỡ trận.
Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.
Các cửa hàng thiết yếu và trường học vẫn được mở cửa. Những giải đấu thể thao chuyên nghiệp như Ngoại hạng Anh vẫn diễn ra nhưng không có khán giả, trong khi các hoạt động thể thao nghiệp dư sẽ phải đình chỉ. Nhà hàng và quán bar không được tiếp khách và chỉ được bán đồ mang đi, công dân Anh được khuyến cáo hạn chế xuất cảnh trừ trường hợp vì công việc. Mọi cửa hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa.
Ca nhiễm tại M ỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, cũng tăng mạnh trở lại. Nước này ghi nhận 10.278.766 ca nhiễm và 243.731 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 93.346 và 474.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cho biết Covid-19 sẽ là mối quan tâm hàng đầu của ông. Biden ngày 9/11 dự định thông báo thành lập một đội đặc nhiệm chống Covid-19, theo hai nguồn tin am hiểu vấn đề.
Nhóm này sẽ được dẫn dắt bởi cựu tổng y sĩ Vivek Murthy, cựu ủy viên Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) David Kessler và tiến sĩ Marcella Nunez-Smith từ Đại học Yale.
Ấ n Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 46.661 ca nhiễm và 491 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.553.864 và 126.653.
Đại dịch đã lây lan rộng khắp đất nước 1,3 tỷ dân, từ các thành phố lớn như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai, đến những vùng nông thôn và địa phương khác. Nhiều quan chức cấp cao nước này cũng nhiễm virus, như Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương Shaktikanta Das.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 111 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 162.397. Số người nhiễm nCoV tăng 10.554 trong 24 giờ qua, lên 5.664.115.
Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi giữa năm. Dù vậy, quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc chữa thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.
Nga ghi nhận thêm 286 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 30.537, trong khi số ca nhiễm tăng 20.498, lên 1.774.334. Chính quyền Tổng thống Nga Putin hôm 27/10 đã yêu cầu người dân cả nước phải đeo khẩu trang tại những nơi công cộng trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV đang tăng cao.
Giới chức Nga cũng khuyến cáo chính quyền địa phương cấm các hoạt động giải trí, bao gồm cả nhà hàng và quán bar, từ 23h tới 6h sáng hôm sau, cũng như tăng cường giãn cách trên các phương tiện giao thông công cộng, taxi, hàng quán và các địa điểm vui chơi.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 737.278 ca nhiễm và 19.809 ca tử vong, tăng lần lượt 1.372 và 20 ca.
Nền kinh tế phát triển nhất châu Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 38.291 người chết, tăng 459, trong tổng số 682.486 ca nhiễm, tăng 9.236. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Chính phủ Iran hôm 31/10 cho biết sẽ ra lệnh hạn chế đi lại đến các thành phố bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ ngày 2/10 tới hết ngày 6/10.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 437.716 ca nhiễm, tăng 3.880 so với hôm trước, trong đó 14.614 người chết, tăng 74 ca.
Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ở thủ đô vài tuần sau tăng vọt. Chính quyền Jakarta cho biết sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế trên diện rộng nhằm kiềm chế virus cho tới ngày 8/11.
Philippines báo cáo 396.395 ca nhiễm và 7.539 ca tử vong, tăng lần lượt 2.442 và 54 ca.
Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 29/10 cho biết ông ủng hộ thỏa thuận mua vaccine Covid-19 giữa hai chính phủ nhằm đề phòng nguy cơ tham nhũng, nhấn mạnh Manila không cầu xin quyền tiếp cận vaccine từ quốc gia khác mà sẽ trả tiền. Ông nói thêm rằng bất cứ quốc gia nào đưa ra đề nghị tốt nhất đều có thể được chọn.
Quan hệ của Mỹ với thế giới thời Joe Biden Chiến thắng của Joe Biden có thể đánh dấu khởi đầu cho sự thay đổi mạnh mẽ trong thái độ của Mỹ đối với thế giới. Trong chiến dịch tranh cử, Joe Biden đã hứa sẽ chấm dứt cách tiếp cận theo chủ nghĩa biệt lập của Trump, hứa sẽ khôi phục vai trò lãnh đạo của Mỹ và sửa chữa quan hệ...