Sai lầm của mẹ đối với trẻ biếng ăn
Thấy con biếng ăn, các bà mẹ sốt sắng, lo lắng… thái quá cho con, nhưng cũng có thể là hại với con.
Ảnh minh họa: Internet
Tại các phòng khám nhi, phòng khám dinh dưỡng, số lượng trẻ đến khám vì biếng ăn ngày càng gia tăng, trong khi đời sống ngày càng nâng cao. Vì sao có nghịch lý này?
Theo số liệu thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì có khoảng 5% trẻ em ngay khi sinh ra đã lười bú, nhưng đến 2-3 tuổi, tỷ lệ trẻ biếng ăn lại tăng lên tới 30-40%. Những con số này phần nào cho thấy bé biếng ăn do môi trường nuôi dưỡng nhiều hơn do tự thân. Dưới đây là những sai lầm mà nhiều cha mẹ mắc phải:
Gắng thêm miếng nữa: Mẹ cười, con khổ
“Cố thêm miếng nữa nào” là câu khích lệ của bất cứ cha mẹ nào và thấy con cố thêm được là một niềm vui. Nhưng với những trẻ suy dinh dưỡng, kém hấp thu thì việc ăn no, ăn gắng càng gây ra tình trạng khó tiêu hóa, khó hấp thu.
Video đang HOT
Nhiều người khác lại “tiếc” thức ăn và công cho ăn nên cố kéo dài thời gian để con ăn thêm được một chút. Thế nên có những bữa ăn của trẻ kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ. Thực chất việc kéo dài bữa ăn quá 30 phút sẽ khiến những phần thức ăn sau đó không còn tác dụng. Thức ăn để lâu nên bị nguội, tanh càng khiến bé sợ. Bạn hãy can đảm để bé đói một, hai bữa vì trẻ con tự điều chỉnh được nhu cầu ăn uống.
Cuộc chiến ăn uống: Mẹ thắng là hại con
Nạt nộ, dọa dẫm để con ăn là “chiêu” của nhiều bà mẹ. Sự thực vì sợ hãi bé có thể há miệng cố nuốt. Nhưng khi trẻ vừa ăn vừa khóc hay sợ hãi thì các enzym tiêu hóa được tiết ra ít hơn khiến trẻ hấp thu kém hơn. Cũng vì “chiến sự” này nên lần sau, vừa tới bữa ăn, trẻ đã có phản ứng sợ nên không muốn ăn, lâu dần còn hình thành sự biếng ăn tâm lý. Vì thế trong trường hợp này bạn tránh dùng bài dọa dẫm mà khuyến khích con ăn bằng việc cho bé ăn theo mình, hoặc cho con ăn theo bạn.
Ngược lại, cho trẻ vừa ăn vừa nô nghịch, vừa xem ti vi… khiến bé không tập trung nên vị giác, xúc giác không làm việc, dạ dày không “tích cực” tiết enzym tiêu hóa. Vì vậy tốt nhất bạn nên tập cho ăn nghiêm túc từ nhỏ, khi ăn phải ngồi ở ghế hoặc bàn ăn, không đi chơi, không chơi trò.
Cơm sinh tố: Dễ nuốt nhưng không được nhiều
Trẻ ở từng độ tuổi có cách chế biến khác nhau để phù hợp với sự phát triển của hệ tiêu hóa. Đến 2 tuổi mà con bạn vẫn ăn toàn đồ xay nhuyễn thì sẽ hình thành phản xạ lười nhai và theo tự nhiên bé sẽ chán những đồ nuốt. Vị giác của bé cũng kém đi nếu phải ăn cháo quá lâu. Cách xay và nấu cháo tổng hợp sẽ khiến cháo có mùi nồng, khó ăn. Vì vậy bạn hãy cho bé tập nhai đúng độ tuổi, các loại thực phẩm nên nấu thành món riêng như cho người lớn. Bạn nên đặt trên bàn nhiều loại thức ăn cho trẻ chọn.
Bồi bổ nhiều, con càng chậm
Tâm lý thường tình của phụ huynh là con mình suy dinh dưỡng thì cố gắng cho bé ăn các loại thực phẩm cao năng lượng, giàu protein như thịt bò, thịt gà, tôm…
Nhưng ăn quá nhiều protein sẽ dẫn đến dư thừa. Protein không được tiêu hóa sẽ sinh ra nhiều chất trung gian gây độc hại cho ruột, đồng thời tạo gánh nặng lên gan thận khiến cho bé càng mệt mỏi. Vì vậy cần thay đổi thực đơn hàng ngày, cho bé ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng.
Theo tiền phong
Trẻ phát bệnh vì hoa quả
Đó là tình trạng tiêu chảy, vàng da, nôn mửa, mất nước, suy yếu...
Ảnh minh họa: Internet
Càng ăn càng suy dinh dưỡng
Bé Su Su (9 tháng tuổi ở Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) được mẹ đưa tới bệnh viện trong tình trạng bị tiêu chảy nhiều ngày, da vàng, người gày dộc vì mất nước.
Sau thăm khám, bác sỹ đã kết luận bé bị bệnh do ăn rau quả từ rất sớm, và ăn quá nhiều gây rối loạn tiêu hóa. Mẹ Su Su phân bua: Vì nghĩ hoa quả tươi rất tốt cho sức khỏe nên trung bình một ngày bé được mẹ cho uống 200ml nước ép hoa quả hoặc nghiền ra nấu chung với cháo.
Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện như Viện Nhi Trung ương, Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 (Tp.HCM)... cho thấy: Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ cho trẻ ăn rau quả từ rất sớm, nhưng không phải bà mẹ nào cũng am hiểu về y học để cho con ăn đúng, đủ.
Bác sỹ Bùi Quang Sáng, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 345, Hà Nội cho hay trẻ nhỏ ăn nhiều hoa quả hoặc ăn uống loại có nhiều acid cùng với sữa sẽ làm tăng hàm lượng acid trong dạ dày gây tình trạng trướng bụng, tiêu chảy. Đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng, nếu ăn uống hoa quả sẽ làm giảm bú, khó tiêu hóa dễ dẫn tới suy dinh dưỡng. Vì vậy từ 6 tháng tuổi trở nên, biết ăn dặm thì trẻ mới được dùng hoa quả.
Để con khỏe mạnh với hoa quả
Bác sĩ Bùi Quang Sáng khuyên, phụ huynh chỉ nên cho bé dùng trung bình 100-200ml nước ép rau quả/ ngày tùy theo trọng lượng cơ thể của từng bé. Tuy nhiên chỉ nên xem hoa quả là bữa phụ, không cho bé ăn no, và nên ăn sau bữa chính 30 phút. Đồng thời bạn không nên cho bé dùng hoa quả cách thời gian uống sữa khoảng 1 tiếng.
Với những loại hoa quả có tính giải nhiệt cao như dưa hấu, nước mía, nước rau má không nên cho trẻ uống liên tục mỗi ngày (nhất là trong mùa hè) vì có thể khiến cho trẻ bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, mất vi khoáng; chỉ cho trẻ uống khi trẻ bị sốt, nhiệt miệng, sưng miệng thì thích hợp và chỉ cho ăn chừng 100-150g/ngày.
Với các loại hoa quả có hàm lượng đường cao như; chuối, hồng đỏ, xoài, vải, nhãn... Nên cho trẻ ăn với hàm lượng nhỏ từ 50-100g/ngày. Vì ăn nhiều có thể làm cho trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón, ợ chua.... một số trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu những chất này không được đào thải ra khỏi cơ thể, nằm lại trong cơ quan tiêu hóa có thể gây ra những hòn sỏi nhỏ làm trẻ đau ngực, nôn mửa, mặt tái, mồ hôi ra nhiều...
Theo SKGD
Mẹo vặt giúp bé ăn ngon Cùng con ăn; gắn thực phẩm với một câu chuyện; biết khen trẻ đúng lúc... là những cách bạn có thể giúp bé chịu ăn và ăn ngoan. Một số quan niệm sai lệch về dinh dưỡng hay sơ suất trong kỹ năng như gây áp lực ép ăn có thể làm cho bé từ chỗ không biếng ăn lại trở thành biếng...