Sai lầm chết người khiến người bệnh ung thư nhanh tử vong nhưng nhiều người vẫn mắc
Sợ phẫu thuật, quyêt ăn kiêng vơi hi vong tê bao ung thư không con gi đê ăn va tư chêt… Thế nên, dù đã được khuyến cáo nhưng nhiều bệnh nhân vẫn làm theo khiến tử vong nhanh hơn.
Theo công bố mới nhất của WHO, số ca mắc mới ung thư của Việt Nam năm 2018 đã tăng lên 165.000 ca và đang có xu hướng tăng ở các năm tới. Tại hội thảo “Nghiên cứu và ứng dụng hoạt chất mới: Resveratrol trong hỗ trợ quá trình điều trị ung bướu” tổ chức tại Đại học Y Hà Nội chiều ngày 30/7, các chuyên gia đầu ngành về ung thư cùng các bác sĩ tại nhiều bệnh viện đã cùng thảo luận về các phương pháp điều trị cũng như vấn đề chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.
Ths.BS Thân Văn Thịnh – Bệnh viện ung bướu Hà Nội chia sẻ tại buổi hội thảo. Ảnh Phương Thuận.
Chia sẻ tại buổi hội thảo, Ths.Bs Thân Văn Thịnh – Bệnh viện ung bướu Hà Nội cho biết, điều trị ung thư phụ thuộc vào chính người bệnh. Điều đó là phụ thuộc vào việc người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Việc tầm soát ung thư là cực kì quan trọng. Nếu sớm, nhiều loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Song khi phát hiện bệnh, chính những quan niệm sai lầm của người bệnh lại kéo người bệnh không được điều trị đúng. Nhiều người cho rằng phẫu thuật với bệnh nhân ung thư là chết nhanh hơn. Điều này là rất sai lầm, chừng nào bệnh nhân bị mổ sai chỉ định mới chết nhanh hơn. Còn nếu mổ đúng lại là cơ hội sống còn với người bệnh. Khi có cơ hội phẫu thuật, mọi người đừng từ bỏ.
Hay quan niêm ăn kiêng, nhin ăn đê tê bao ung thư chêt la quan niêm hoan toan sai lâm đã khuyến cáo rất nhiều nhưng hang nghin bênh nhân ung thư vân măc phai khiên ngươi bênh tư vong nhanh hơn.
“Người bình thường ăn thế nào, người ung thư cũng ăn như vậy không phải kiêng khem. 70 – 80 % bệnh nhân suy kiêt sưc khoe trước khi chết vì ung thư. Co trương hơp bênh nhân không ăn đươc bac si phai sư dung ông xông da day đê đam bao chât dinh dương nuôi cơ thê, tranh suy kiêt cho bênh nhân” – BS Thịnh cho hay.
Việc điều trị cho bệnh nhân ung thư phụ thuộc nhiều vào bệnh nhân. Ảnh minh họa
Việc điều trị ung thư hiện nay vẫn sử dụng 3 phương pháp chính là hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Đây được xem là 3 hòn đá tảng trong điều trị ung bướu hiện nay bởi tác dụng diệt ung thư mạnh cũng như triệt để.
Video đang HOT
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất khiến nhiều bệnh nhân khó theo hết phác đồ điều trị là tác dụng phụ nặng nề do hóa xạ trị gây ra. Thậm chí có nhiều bệnh nhân tử vong do tác dụng phụ của hóa chất trước khi khối u phát tác. Việc giảm nhẹ độc tính hóa xạ trị, nâng cao thể trạng, hỗ trợ trong điều trị ung bướu đang là vấn đề trọng tâm được đặt ra bên cạnh các phương pháp điều trị chính.
Theo các chuyên gia chia sẻ tại buổi hội thảo, ứng dụng hoạt chất mới hỗ trợ quá trình điều trị ung bướu đang là hướng đi mới. Hoạt chất Resveratrol, một thành phần quý được chiết xuất nhiều từ vỏ nho tím đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh khả năng chống viêm, kích hoạt quá trình chết tự nhiên của tế bào ung bướu, ức chế tạo mạch máu mới nuôi khối u và cũng là chất chống oxy hóa mạnh.
Nhược điểm của Resveratrol là dễ dàng bị chuyển hóa trong cơ thể, làm mất đi tác dụng của hoạt chất. Đó là rào cản lớn nhất khiến việc sử dụng Resveratrol gặp nhiều khó khăn. Để làm tăng hấp thu resveratrol, một số tác giả đã đề xuất các phương pháp khác nhau. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc nhiều công trình nghiên cứu khoa học thiết thực được đưa vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ung bướu ở Việt Nam. Để chiến thắng bệnh, bênh nhân đang điêu tri ung thư va sông chung vơi bênh ung thư cần luôn giư môt tinh thần lạc quan, cơ thê khoe manh vi khi cơ thể khỏe, tế bào ung thư cũng sẽ hạn chế phát triển hơn.
Phương Thuận
Theo giadinh.net
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư
Xạ trị là phương pháp thường được chỉ định để điều trị bệnh ung thư, dựa trên tác động phá hủy và tiêu diệt của những tia sóng năng lượng cao đến các tế bào ung thư.
Những bệnh nhân xạ trị ung thư sẽ gặp phải những tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc, đau sau xạ trị... Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trị bệnh thì những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư là vô cùng cần thiết.
Tìm hiểu về phương pháp xạ trị ung thư
Phương pháp xạ trị hiện nay được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh ung thư, nó giống với phẫu thuật ở chỗ điều trị tại chỗ nên chỉ gây ảnh hưởng đến một vị trí nhất định trong cơ thể người bệnh. Khi tiến hành xạ trị, những tia sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton... sẽ tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư trên cơ thể người bệnh.
Không chỉ có khả năng chữa khỏi một số bệnh ung thư mà phương pháp xạ trị còn có thể giúp hỗ trợ trước và sau phẫu thuật điều trị bệnh ung thư, làm tăng hiệu quả của quá trình hóa trị và giảm nhanh các triệu chứng trên cơ thể người bệnh. Hiện nay, xạ trị có thể sử dụng độc lập hoặc cả xạ trị, hóa trị và phẫu thuật đều có thể được sử dụng cùng lúc trong điều trị nhiều căn bệnh ung thư.
Có thể tiến hành xạ trị ung thư bằng nhiều cách khác nhau như: Xạ trị áp sát, xạ trị chiếu ngoài, tiêm thuốc chứa đồng vị phóng xạ hoặc cho bệnh nhân uống thuốc, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.
Loét sau xạ trị, buồn nôn, mệt mỏi hay rụng tóc, đau sau xạ trị....đều là những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi tiến hành xạ trị ung thư.
Những nốt ruồi xuất hiện trên da có thể là do ung thư tế bào hắc tố (Melanoma) - một căn bệnh ung thư da phổ biến gây chết người.
Trong toàn bộ quá trình xạ trị ung thư, người bệnh sẽ được điều trị, chăm sóc bởi một nhóm các chuyên gia y tế, gồm:
Bác sĩ chuyên khoa về xạ trị: Là những người có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản để điều trị ung thư bằng bức xạ, bác sĩ chuyên khoa về xạ trị sẽ là người chịu trách nhiệm chính về kế hoạch và quá trình xạ trị của bệnh nhân.
Kỹ sư vật lý y học: Là những người sẽ đảm bảo chất lượng của các thiết bị xạ trị, điều khiển máy móc thiết bị xạ trị phát ra liều điều trị đúng như phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, đồng thời hỗ trợ bác sĩ xạ trị lập kế hoạch điều trị và chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị.
Kỹ thuật viên xạ trị: Là người vận hành các thiết bị xạ trị và giúp bệnh nhân xạ trị hàng ngày.
Điều dưỡng xạ trị: Giúp bệnh nhân nắm bắt các thông tin về xạ trị cũng như theo dõi tác dụng phụ như loét sau xạ trị, đau sau xạ trị hay buồn nôn, rụng tóc ở người bệnh.
Ngoài ra, quá trình chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị cũng được thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe hay kỹ thuật viên vật lý trị liệu khác.
Khi thực hiện xạ trị ung thư, bệnh nhân ung thư sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, đau sau xạ trị, chóng mặt hay rụng tóc do điều trị hóa chất... điều này là do nhiều tổn thương cục bộ gây nên. Do đó, chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư cần phải làm tốt cả quá trình trước, trong và sau khi tiến hành xạ trị.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trước khi xạ trị
Người bệnh trước khi tiến hành xạ trị cần được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi. Đặc biệt là cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực, cải thiện tình hình cục bộ, hạn chế tối đa viêm nhiễm cục bộ.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trong khi xạ trị: Trong quá trình xạ trị, nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện như kém ăn, xuất huyết, đau...thì cần phải được xử lý kịp thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ chú ý điều chỉnh phương pháp điều trị và liều lượng thuốc, bảo vệ những phần không cần phải chiếu xạ, đồng thời sẽ cho người bệnh sử dụng vitamin B, thuốc an thần. Tiếp theo, người chăm sóc bệnh nhân ung thư cần giúp cơ thể bệnh nhân hấp thụ đầy đủ nước để làm giảm các phản ứng trên cơ thể và tránh những tổn thương cục bộ do xạ trị.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị: Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý, tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.
Đối với những xạ trị cục bộ cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm. Xạ trị trực tràng thì cần tìm cách tránh đại tiện khô, tránh bị táo bón....
Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.
Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Khi nào cần liên hệ với bác sĩ khi xạ trị ung thư: Bệnh nhân xạ trị ung thư cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện như:
Đau sau xạ trị không giảm, đặc biệt là đau luôn ở 1 vị tríCơ thể xuất hiện khối u bất thườngNôn, buồn nôn sau xạ trị, tiêu chảy, ăn uống kémSốt cao liên tụcDa nổi ban hoặc chảy máu bất thường.
Theo Vimec
Bài cuối: Xét nghiệm máu không phải là phương thức chẩn đoán và sàng lọc ung thư Phát hiện sớm ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả bệnh. Tuy nhiên, do nhiều gói tầm soát ung thư hiện đang bị lạm dụng, đặc biệt xét nghiệm chỉ điểm khối u chỉ có giá trị trong tiên lượng và theo dõi điều trị, nhưng do không được khuyến cáo, giải thích đầy đủ gây hiểu...