Sai lầm ‘chết người’ khi nấu cơm cần loại bỏ
Nấu cơm nếu không đúng cách có thể làm giảm các chất dinh dưỡng và nó còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Sai lầm “chết người” khi nấu cơm cần loại bỏ.
Chà xát gạo quá kỹ
Nhiều người có thói quen chà xát gạo rất kỹ. Nhưng đây là cách làm sai lầm, thiếu khoa học và bạn cần biết rằng phần nước đục ấy sẽ chứa khá nhiều chất dinh dưỡng. Việc chà xát gạo đã vô tình lấy đi một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo.
Làm hạt gạo chỉ còn lại phần lõi là tinh bột mà thiếu đi glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6…Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn chỉ nên vo gạo bằng cách: cho gạo vào xoong, nồi rồi khoắng nhẹ và gạn nước để loại trừ trấu, sạn… mà thôi.
Nấu cơm bằng nước lạnh
Nhiều bạn sẽ có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh. Nhưng việc sử dụng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước sôi sẽ khiến lớp ngoài của hạt gạo bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ.
Do vậy bạn hãy từ bỏ thói quen nấu cơm bằng nước lạnh mà nên thay bằng nước sôi để giúp hạt gạo thơm dẻo cũng như giúp giữ lại các chất dinh dưỡng. Đây cũng là cách nấu cơm ngon mà bạn nên học.
Video đang HOT
Không rửa tay trước khi “vo gạo”
Bạn nên biết rằng có khoảng 1500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay của bạn. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu bạn sử dụng đôi bàn tay không được rửa sạch sẽ ấy để vo gạo thì sẽ rất mất vệ sinh. Tay sẽ khiến các vi khuẩn chui vào bên trong cơ thể và các hóa chất độc hại từ môi trường, các chất bẩn khác do tiếp xúc thông thường. Do đó, bạn hãy nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi vào bếp để loại bỏ các nguy cơ lây bệnh nhé.
Theo Ttvn
Sai lầm chết người khi bảo quản đồ trong tủ lạnh cần loại bỏ
Khi bảo quản đồ trong tủ lạnh nếu bạn không lưu ý sẽ làm hỏng thực phẩm và gây nguy hại cho sức khỏe.
Không phải tất cả các loại thức ăn đều được bảo quản ở cùng một nhiệt độ mà nó được phân chia theo một trật tự nhất định tùy theo các khu vực lưu trữ trong tủ lạnh.
Để sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn bạn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Do vậy người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng tủ lạnh và xem sản phẩm có còn hạn sử dụng hay không trước khi bỏ vào. Bên cạnh đó nên làm sạch tủ lạnh mỗi tháng một lần bằng các loại xà phòng để tủ luôn được đảm bảo vệ sinh.
Bảo quản rau quả
Bảo quản rau, củ, quả ở ngăn riêng biệt. Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn.
Mua về nên bỏ túi nilong ra khỏi rau củ cho không khí lưu thông. Rửa rau, quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.
Thịt, cá tươi phải cho vào túi hay hộp kín
Thịt sống, trứng dập, sữa (đã mở, không đậy kín) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu tùy tiện có gì cũng tống vào tủ lạnh, bạn có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh.
Thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt, đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín.
Thịt sống không nên để ngăn trên cùng
Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống.
Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
Sản phẩm từ sữa
Để phô mai, sữa chua, sữa uống và kem trong các vật chứa khi đưa vào tủ lạnh. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilong.
Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.
Đồ ăn thừa
Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong.
Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. (Một số bào tử vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể sinh sôi nếu thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu). Nên trữ lạnh thức ănthừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
Không nhồi nhét quá đầy tủ lạnh. Không khí lạnh cần được lưu thông để giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
Lưu ý:
Thông thường ngăn đá là phần cao nhất của tủ lạnh. Nơi đây nhiệt độ có thể ở mức -18C hay có thể đến -22C nên thích hợp cho việc trữ kem, làm đá, hay để các loại thịt, cá đông lại sau này mới dùng đến... Điều tối kỵ là không được để thực phẩm còn nóng trực tiếp vào đây mà phải chờ nó nguội hẳn và bọc kín bằng giấy chuyên dụng hay bỏ vào hộp có nắp đây.
Khu vực mát nhất từ 0-2C ưu tiên cho thịt gia cầm (gà, vịt..), cá sống, thịt sống (dùng để chế biến trong thời gian ngắn), các thức ăn đã được chế biến sẵn hoặc đồ ăn phải luôn để ở nhiệt độ tươi mát. Trong khu vực trung gian từ 4 và 8C. dành cho các sản phẩm cần bảo quản mát như sữa, món tráng miệng (sữa chua, chipmunks ...), các sản phẩm trong quá trình rã đông hoặc pho mát tiệt trùng.
Đặc biệt đối với sản phẩm sữa chua, cần thiết phải bảo quản đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 6-8C. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều dẫn đến tình trạng bị đông đá hoặc chảy lỏng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và không còn giữ trọn vẹn dưỡng chất, độ thơm ngon.
Theo Khoevadep
7 tác hại nghiêm trọng của điện thoại di động tới sức khỏe Sử dụng điện thoại di động có thể giảm khả năng tập trung, mắc các bệnh về tim và ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thai nhi. Khi trưởng thành hơn, việc sử dụng điện thoại trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại có thể gây ra những tác hại nghiêm...