Sai lầm ‘chết người’ khi cho trẻ uống nước hoa quả phổ biến
Trong thực tế, có rất nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe của con bạn nếu ăn uống không đúng cách.
Nhiều cha mẹ cứ nghĩ nước ép hoa quả rất tốt cho trẻ nên thường ép con uống quá nhiều. Trong thực tế, có rất nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe của con bạn nếu ăn uống không đúng cách. Ngay cả việc cho con uống quá nhiều nước ép trái cây hàng ngày cũng có thể là một vấn đề xấu với sức khỏe của con.
Có rất nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe của con bạn nếu ăn uống không đúng cách.
Theo Viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ uống quá nhiều nước trái cây có thể phải đối mặt với chứng béo phì, sâu răng, tiêu chảy, các vấn đề tiêu hóa khác như đầy hơi và đau bụng.
Cho con uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày
Uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa nói chung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng nếu uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, ngay cả đối với một em bé 5 tuổi, sẽ gây tác hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bé.
Uống nước hoa quả thay cho nước lọc
Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được khuyến khích uống nước trái cây. Trước 6 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa công thức đã cũng cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Video đang HOT
Hoa quả có loại chất có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn
Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả
Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.
Uống thuốc với nước hoa quả
Một số loại nước ép hoa quả có chứa thành phần hóa học đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc với cơ thể.
Vắt sẵn nước hoa quả cho con uống dần
Mẹ cần biết, ngay khi chế biến nước hoa quả trẻ cần phải được uống bởi nếu chúng ta để các loại nước uống này lâu quá 20 phút sẽ làm thay đổi hương vị và dễ nhiễm khuẩn , không có lợi cho sức khỏe của bé.
Cha mẹ khi cho con uống nước trái cây phải lưu ý những điều sau:
- Khi cho con uống nước trái cây, cha mẹ phải chắc chắn nước trái cây đó được tiệt trùng 100% và 100% tự nhiên, không pha chế.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước trái cây mặc dù có thể nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho con uống một lượng nước trái cây nhỏ nhằm để tránh táo bón cho con trong giai đoạn sơ sinh.
- Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng chỉ nên uống 1 chén nhỏ nước trái cây một ngày.
- Trẻ em từ 1-6 tuổi có thể uống 120-180ml nước trái cây một ngày.
- Trẻ em trên 7-18 tuổi có thể uống nhiều hơn nhưng cũng hạn chế tối đa uống 240-360ml nước trái cây một ngày.
- Thay vì uống nước trái cây, trẻ nên được cha mẹ khuyến khích ăn nhiều trái cây tươi lành mạnh hàng ngày.
Cha mẹ nên khuyến khích ăn nhiều trái cây tươi lành mạnh hàng ngày.
Theo Khỏe và đẹp
Món ăn cho người bệnh phổi
Ở phổi có nhiều loại bệnh như hen phế quản, tràn khí màng phổi, lao... Biết cách chế biến các món ăn - bài thuốc sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Cháo mỡ cáp thập mã.
Tràn khí màng phổi
Nhau thai cô thuốc: Nhau thai 1 cái, nhân sâm 15g, hoàng kỳ 250g, đường phèn 1kg. Nhau thai, nhân sâm, hoàng kỳ cho nước vào vừa phải ngâm nửa ngày, sau đó dùng lửa nhỏ đun 2 giờ liền rồi lọc lấy nước, còn bã lại đun tiếp 2 lần nữa đều lọc lấy nước, sau đó cho cả 3 nước vào chung. Tiếp theo lại cho lửa nhỏ cô đặc 3 nước này còn khoảng 500ml, cho đường phèn vào đun tiếp thành cao lỏng, mỗi lần uống 2 thìa canh (khoảng 20 - 25ml), ngày uống 3 lần chiêu với nước đun sôi nguội vào lúc đói. Cứ uống 1 tháng liền là 1 liệu trình.
Sơn dược sống (củ mài): Sơn dược sống 120g, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Kiên trì uống liền trong 3 tháng là ít nhất.
Lao phổi
Lao phổi là bệnh mạn tính, chế độ ăn rất cần thiết cho chứng bệnh này. Cụ thể, cần chú ý các thực phẩm giàu đạm, mỡ vừa phải, giàu vitamine và các muối vô cơ.
Cháo mỡ cáp thập mã ngân nhĩ: Mỡ cáp thập mã, ngân nhĩ, gạo tẻ mỗi loại 30g, đường phèn vừa đủ. Trước tiên ngâm mỡ cáp thập mã, ngân nhĩ vào nước lạnh nửa ngày, sau cho vào đun lửa nhỏ 2 giờ rồi cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, cho đường phèn vào đánh tan rồi ăn. Cần ăn thường xuyên. Cáp thập mã là vị thuốc được làm khô từ ống dẫn trứng của ếch cái, thuốc chứa nhiều protein, lipit, đường, các loại phospho và nhiều vitamine A, B, C cùng nhiều loại hormon... Mỡ cáp thập mã được xếp vào loại thuốc bổ hảo hạng, là một loại thuốc quý trong thực bổ. Có công năng mạnh về bổ phổi, ích thận nên là loại thuốc đặc biệt sử dụng cho những người phế thận âm hư, nhờ có sức bồi bổ mạnh.
Nước ngó sen bạch quả: Nước ngó sen tươi, nước bạch quả, nước mía, nước hoài sơn (nước củ mài hay sơn dược) mỗi loại đều 120g, hồng sấy khô, hạnh đào nhân tươi mỗi loại cũng 120g, giã nhuyễn để sẵn, mật ong 120g. Trước tiên hòa loãng mật ong rồi tiếp tục cho bột hạnh đào nhân và hồng khô vào nước sơn dược khuấy đều, rồi đun nóng cho tan thì tắt lửa, tiếp tục cho các nước còn lại vào quấy đều, đổ vào bình sứ cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần. Mỗi lần uống 1 - 2 thìa canh, uống bất cứ lúc nào, chiêu với nước đun sôi để nguội.
Tỏi sống: Tỏi sống bóc vỏ ngoài, mỗi ngày nhai 6 - 7 lần, mỗi lần nhai 4 - 5 nhánh con.
Sơn dược: Sơn dược sống 120g, thái lát đun sôi uống nhiều lần. Hoặc sơn dược sống, mễ nhân sống mỗi vị 60g, hồng khô 30g, nấu chín nhừ ăn vào bất cứ lúc nào.
Theo BS Hoàng Xuân Đại
Theo Kiến Thức
Những điều bạn chưa biết về thuốc tránh thai Là "vị cứu tinh" sau mỗi "cuộc yêu" của các cặp đôi, song thuốc tránh thai cũng tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm đổi với sức khỏe người phụ nữ. Không chỉ gây chóng mặt, buồn nôn, thuốc tránh thai cấp tốc còn gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, khiến các chị em khó lòng nắm bắt và kiểm...