Sài Gòn xưa và nay
Với những cư dân lâu năm của Sài Gòn, thành phố này ngoài ý nghĩa là nơi cư trú, đây còn là kỷ niệm và chiếc nôi văn hóa phương Nam.
Sài Gòn trong những tấm ảnh xưa và nay luôn gợi nhắc cho chúng ta nhớ lại một thời để hoài niệm, trân trọng và giữ lại cho mình sự bình lặng ở tâm hồn, giữa sự phát triển nhanh chóng và vòng xoay không ngừng của cuộc sống.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhưng đâu đó nhiều tuyến phố, công trình, con đường… vẫn lưu giữ những dấu vết cổ xưa. Đặc trưng của Sài Gòn là những con phố sầm uất, phồn thịnh và trầm mặc, một Sài Gòn nhộn nhịp ngựa xe, ồn ào phố thị với nhịp điệu cuống cuồng, hối hả… Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn xưa và nay là TP.HCM đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, lớn nhất nước.
Tuy nhiên, những ký ức về một Sài Gòn xưa yên ả, thơ mộng, thanh lịch mà không kém phần kiêu sa vẫn còn đọng lại ở những công trình kiến trúc cổ vẫn trường tồn đến ngày nay, mặc dù đô thị hóa đã phần nào làm thay đổi dáng dấp Sài Gòn xưa.
Những hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay.
Ngày 11/11/1860, “sở Dây thép” Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ngày nay, bưu điện thành phố vẫn giữ nguyên dáng dấp cổ kính như cách đây nhiều thập niên.
Nhà thờ ức Bà còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn, một công trình kiến trúc lớn ở quảng trường công xã Paris, trung tâm thành phố được xây dựng 1863-1865. Đây là một trong những hạng mục hiếm hoi hầu như không thay đổi theo năm tháng. Nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng.
Nhà hát Thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900, kiến trúc theo phong cách Pháp.
Chợ Bến Thành có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé. Bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành vì vậy có tên gọi là Bến Thành.
Video đang HOT
Dinh Thống đốc Nam kỳ được xây dựng 1870- 973. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ. Từ 1887 đến 1945, toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Vào thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975, nhân dân ta đã giành lại được dinh Độc Lập và nay đổi tên thành hội trường Thống Nhất.
Nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên trên thành phố năng động phát triển.
Mảng xanh của TP.HCM xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường.
Theo Zing
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng dọc miền đất nước
Chợ Đồng Xuân, chợ Đông Ba hay chợ Bến Thành đều là những ngôi chợ nổi tiếng lâu đời nằm dọc mảnh đất Việt Nam.
Chợ vừa là nơi trao đổi, giao lưu, mua bán vừa là nơi thể hiện văn hóa tinh tế đặc sắc của từng vùng miền. Vào chợ du khách không chỉ mua những món đồ mình yêu thích mà còn khám phá nét văn hóa độc đáo của nơi đó. Hãy cùng khám phá năm ngôi chợ nổi tiếng dọc miền đất nước ta.
1. Chợ Đồng Xuân - Hà Nội
Là một trong những ngôi chợ lớn và xưa nhất ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân nằm trong phố cổ ở phường Đồng Xuân, có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ gắn liền với sự thăng trầm của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, là điểm giao hòa và chứng kiến bao đổi thay của thành phố Hà Nội.
Đồng Xuân, ngôi chợ cổ và nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Ảnh: Dulichmienbac
Ngoài giá trị về mặt lịch sử, chợ Đồng Xuân là địa điểm mua bán sầm uất bậc nhất, tập trung đa dạng nhiều mặt hàng gia dụng, giày dép, vải vóc và quần áo. Không chỉ có hàng hóa, người ta còn biết đến Đồng Xuân như một khu ăn vặt nổi tiếng của Hà thành, là điểm đến quen thuộc của du khách yêu thích ẩm thực truyền thống. Bạn có thể thưởng thức các món ăn tinh túy bản sắc Hà Nội như bún riêu ốc, bún chả kẹp que tre, bún măng mọc tiết, chè...
2. Chợ Đông Ba - Huế
Chợ Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất ở Huế, được xây dựng từ năm 1899 dưới thời vua Thành Thái ở bên bờ sông Hương thơ mộng. Đây là một trong những địa điểm tham quan quen thuộc của nhiều du khách khi có dịp đặt chân đến thành phố Huế.
Chợ Đông Ba, biểu tượng của thành phố Huế thơ mộng. Ảnh: Panoramio
Với diện tích gần 5000 m2, chợ Đông Ba gồm ba lầu, được chia thành nhiều gian hàng phục vụ nhu cầu mua bán. Bên cạnh các nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày, chợ còn có những mặt hàng lưu niệm mang nét nghệ thuật tinh túy, độc đáo của Huế được bày bán như nón lá Phú Cam, thanh trà Lại Bằng, sen khô Hồ Tịnh, hoa giấy làng Sình... Đến chợ Đông Ba, bạn còn có dịp thưởng thức các món ăn truyền thống bình dân Huế như cơm hến, chả tôm, bánh khoái...
Chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền cùng với sông Hương là những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ mà du khách nên ghé khi có dịp đặt chân đến.
3. Chợ Đầm - Nha Trang
Du khách đến Nha Trang nên một lần bước vô ngôi chợ Đầm nổi tiếng. Chợ Đầm được điểm danh trong hầu hết các tour du lịch và được nhiều du khách yêu thích.Với kiến trúc độc đáo, lạ mắt và nằm ở trung tâm thành phố, chợ Đầm là lựa chọn phổ biến khi du khách có ý định mua những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa.
Chợ Đầm, trung tâm thương mại sầm uất của phố biển Nha Trang. Ảnh: Anywhere
Được xây dựng từ năm 1908 trên một khu đầm lầy rộng lớn nên cái tên chợ Đầm cũng theo đó ra đời. Chợ được thiết kế 2 tầng, kiến trúc theo hình tròn, mái xếp hình chữ V, tượng trưng cho hoa sen thuần khiết. Ngoài các sản phẩm thông dụng, chợ còn bày bán nhiều món hàng lưu niệm được làm từ vỏ sò, ốc với các hình dạng lạ lẫm đẹp mắt. Sản phẩm đặc biệt của chợ Đầm là mặt hàng hải sản tươi ngon hay đặc sản địa phương như nem, chả Nha Trang.
4. Chợ Bến Thành - Hồ Chí Minh
Ở Sài Gòn, không ai không biết đến chợ Bến Thành. Nó vừa là ngôi chợ lâu đời nhất vừa là biểu tượng của thành phố mang tên Bác.
Chợ Bến Thành từ lâu đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Hoạt động từ năm 1914 đến nay, ngôi chợ 100 tuổi này không chỉ là nơi mua bán sầm uất mà còn là chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố. Nơi đây tập trung nhiều mặt hàng, từ quần áo, giầy dép, vải vóc, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng thổ cẩm, trang sức đến các món ăn đặc sản.
Chợ Bến Thành, nơi ghé thăm của nhiều du khách ngoại quốc khi đến Sài Gòn. Ảnh:Văn Trãi
Với giá trị truyền thống là trung tâm thương mại lâu đời nên chợ thu hút rất đông du khách ngoại quốc đến tham quan và mua sắm. Đến đây bạn sẽ bắt gặp đủ mọi ngôn ngữ để trao đổi mua bán. Đêm về, xung quanh chợ Bến Thành tụ họp thành một chợ đêm sầm uất tạo nên một Sài Gòn sôi động đa sắc màu.
5. Chợ nổi Ngã Bảy - Hậu Giang
Với địa thế sông ngòi dày đặc và chằng chịt, miền Tây nổi tiếng bởi những khu chợ lênh đênh trên mặt nước, trong đó chợ nổi Ngã Bảy là khu chợ nổi tiếng lâu đời nhất vùng đất Cửu Long.
Chợ nổi Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.
Chợ nổi Ngã Bảy, nét duyên của cô gái miệt vườn sông nước. Ảnh: Saigonstartravel
Du khách tới đây sẽ nhìn thấy bạt ngàn màu sắc từ trái cây, rau củ cho đến các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu ruốc chín của măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng và hàng hóa đó sẽ được treo lơ lửng một cây sào cao gọi là cây bẹo.
Có dịp đến đây du khách hãy thử lênh đênh trên mặt nước thưởng thức ly cà phê sóng sánh, nghe những câu hò vọng cổ miên man với chiếc áo bà ba dập dìu theo sông nước đầy thi vị.
Theo VNE
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất Sài Gòn Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo như Nhà thờ đức bà hay Dinh Thống Nhất, Sài Gòn còn có những ngôi chợ lâu đời và cũng được xem như những biểu tượng của thành phố này. Ngoài các giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc những ngôi chợ dưới đây còn là nơi mua bán sầm uất của Sài Gòn,...