Sài Gòn thay đổi sau gần 100 năm qua ảnh triển lãm
40 bức ảnh so sánh kiến trúc, cảnh quan Sài Gòn xưa và nay được tổ chức tại đường sách, thu hút người dân du khách tham quan.
Từ ngày 17/7, tại đường sách TP HCM ( quận 1) triển lãm 40 ảnh so sánh các kiến trúc và cảnh quan Sài Gòn xưa và nay. Những bức ảnh thành phố Sài Gòn từ thời Pháp được các tác giả Phúc Tiến, Văn Phụng, Hiếu Minh và Soh Weng Yew sưu tầm, chụp lại sự thay đổi của nhiều công trình, cảnh quan sau khoảng một thế kỷ.
Được xây dựng từ năm 1912, sau hơn một thế kỷ tồn tại, chợ Bến Thành đã thành biểu tượng văn hóa, điểm du lịch không thể thiếu của du khách khi đến Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà qua ảnh chụp năm 1910 đến nay vẫn nguyên vẹn. Tuy nhiên, dinh Norodom như trong ảnh chụp năm 1920 thì đã không còn nữa do bị ném bom năm 1962. Do không thể phục hồi nên Tổng thống Ngô Đình Diệm cho xây dựng Dinh Thống Nhất (sau năm 1975 đổi tên thành Dinh Độc Lập), với thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Cổng vào nhà máy sửa chữa và đóng tàu Ba Son năm 1920 khác biệt so với hiện tại. Nhà máy được xây dựng năm năm 1860 bởi Hải quân Pháp trên cơ sở mở rộng, hiện đại hóa xưởng đóng thuyền chiến của chúa Nguyễn có từ thế kỷ 18.
Trong khi đó, chung cư Catinat năm 1930 năm ở góc đường Catinat – La Grandìere (nay là Đồng Khởi – Lý Tự Trong) vẫn còn nguyên vẹn. Tòa nhà này được xây dựng năm 1926, từng là Lãnh sự quán Mỹ những năm 1930. Chung cư này nằm ngay cạnh tòa nhà của CIA, nơi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời Việt Nam năm 1975.
“Tôi ngỡ ngàng khi thấy nhiều công trình kiến trúc Sài Gòn cách đây cả một thế kỷ đến nay không thay đổi. Có những tòa nhà tôi hay đi qua hàng ngày, giờ mới biết ngày xưa nó là một dinh thự hay nhà thờ, cửa hàng…”, bà Phụng (50 tuổi) thích thú nói.
Video đang HOT
Ảnh bên trái là Lãnh sự quán Pháp, được xây dựng năm 1972, từng là dinh của Tư lệnh Quân đội Pháp và trụ sở của Đại sứ quán Pháp trong thời Việt Nam Cộng Hòa.
Còn toàn bộ khuôn viên của Nhà văn hóa quận 1 ngày nay, trước kia là không gian của một nhà thờ Tin lành, xây dựng năm 1905.
Khuôn viên bệnh viện ĐH Y Dược cách đây một thế kỷ là Dinh Xã Tây Chợ Lớn (Tòa thị chính), được xây dựng năm 1889. Sau năm 1955, phần lớn khu đất ở Dinh Xã Tây cũ được sử dụng cho dự án Trung tâm giáo dục Y khoa Sài Gòn và Bệnh viện Thực hành.
Góc phố đường Catinat năm 1905 và năm 2016 có sự thay đổi rõ rệt, chỉ còn khách sẹn Continental vẫn nguyên vẹn kiến trúc.
Khách sạn Sheraton ngày nay được xây dựng trên nền của tòa nhà bách hóa Catinat, cao ba tầng. Đây là tiệm bách hóa đầu tiên của Sài Gòn, thành lập năm 1885. Sau năm 1995, bách hóa trở thành nhà trưng bày hàng xuất khẩu của Bộ kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, năm 1967 lại chuyển thành Thương xá Sài Gòn Departo. Đến năm 1998, tòa nhà bị phá bỏ để xây khách sạn.
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM ngày nay từng là trụ sở của phòng thương mại Sài Gòn vào thời Pháp thuộc. Tòa nhà được xây dựng xong vào năm 1930, trở thành hành dinh của quân đội Nhật, Pháp từ năm 1945 – 1955. Sau đó, công trình này được sử dụng làm Hội trường Diên Hồng rồi thành trụ sở của Thượng viện chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Góc đường Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn qua ảnh chụp năm 1920 với tòa nhà Catinat, từng là Đại sứ quán của Bồ Đào Nha, Áo, Tây Ban Nha. Sau năm 1975, tòa nhà là chung cư cho đến năm 2014 thì bị phá bỏ để làm phần mở rộng của UBND TP HCM.
“Em xem kỹ từng bức ảnh, nhìn thật lâu để so sánh sự thay đổi của thành phố. Nhờ triển lãm mà em có thêm nhiều kiến thức thú vị về Sài Gòn”, bạn Minh Nhật (20 tuổi) chia sẻ.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Tết của người Sài Gòn xưa
Người Sài Gòn xưa đến Tết thường đi chợ hoa Nguyễn Huệ, đốt pháo, múa lân... mừng năm mới.
Nhắc đến Tết, người Sài Gòn từ xưa đến nay điều đầu tiên luôn nhớ đến là chợ hoa đường Nguyễn Huệ - sau này phát triển thành đường hoa.
Không chỉ là nơi đến mua hoa chưng Tết, chợ còn thu hút người dân đến tham quan, chụp ảnh dịp Tết đến xuân về.
Những nhành đào mang từ Bắc vào trở thành "hàng hiếm" được bày bán ở chợ Tết xưa của Sài Gòn. Ngày nay đào được chở vào nhiều hơn, bán rộng rãi tại các công viên như Gia Định, 23/9...
Những quả dưa hấu tròn lẳn được lựa về chưng Tết - truyền thống lâu đời luôn được con cháu lưu giữ.
Chợ Tết ở Sài Gòn xưa.
Những hộp mứt vuông vức được bày bán phục vụ người dân.
50-60 năm trước, Tết của người Việt Nam không thể thiếu tiếng pháo. Trẻ con Sài Gòn những ngày này chỉ chực tụ tập, hò reo nghe tiếng pháo nổ mừng năm mới.
Xác pháo đầy đường.
Cũng có múa lân mừng năm mới như bây giờ.
Dịp đầu năm, người Sài Gòn lên chùa, miếu thắp nhang cầu nguyện an lành. Các địa điểm như Lăng ông bà Chiểu, chùa Vĩnh Nghiêm... luôn đông người đến viếng.
Dịp Tết, do lượng người mua sắm đông khiến khu vực quanh chợ Bến Thành (quận 1) đông nghịt người, tình trạng kẹt xe cũng xảy ra.
Sơn Hòa
Theo VNE
Ngập nước, kẹt xe ở Sài Gòn xưa 60 năm trước ôtô xếp hàng dài, nước cũng ngập nửa bánh xe trên các tuyến đường ở trung tâm thành phố. Ngập nước, kẹt xe đang là vấn đề nhức nhối của TP HCM do dân số tăng cao nhưng hạ tầng không đáp ứng kịp. Tuy nhiên, 50-60 năm trước Sài Gòn cũng thường xảy ra ùn tắc. Trong ảnh là...